Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chung khoan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chung khoan. Hiển thị tất cả bài đăng

Chứng khoán thế giới tăng giảm đan xen

0 nhận xét

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9 (vào rạng sáng nay, 2.9, giờ VN), sàn chứng khoán Phố Wall (Mỹ) và châu Á đã bất ngờ quay đầu giảm trong khi chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm.

Chốt phiên 1.9, chỉ số thị trường S&P 500 của Mỹ giảm 1,2%, chốt phiên ở mức 1.204,42 điểm. Trong 4 phiên vừa qua, chỉ số này đã phục hồi được 5,1%. Chỉ số Dow Jones Industrial để mất 119,96 điểm ngay trong phiên đầu tháng, tương đương giảm 1%, xuống chốt phiên ở mức 11.493,57 điểm.

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Phố Wall đi xuống trong phiên này là tác động của thông tin từ thị trường lao động. Các chuyên gia dự báo số việc làm được tạo mới trong tháng 8 vừa qua tại Mỹ (không kể ngành nông nghiệp) đã tăng khoảng 68.000 việc làm, trong khi đó, mức tăng đạt được của tháng 7 lên tới 117.000 việc làm mới.

Trong phiên này, toàn bộ 10 nhóm ngành đóng góp vào S&P 500 đều mất điểm. Nhóm cổ phiếu tài chính giảm mạnh nhất với 2,4%. Chỉ số KBW Bank với sự đóng góp của 24 mã cổ phiếu ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã giảm mạnh tới 3%.

* Tại châu Âu, chứng khoán ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp, chuỗi tăng điểm dài nhất trong vòng hơn 1 tháng qua sau báo cáo về tăng trưởng của khu vực sản xuất của Mỹ trong tháng 8.

Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực tăng 0,6%. Trong tháng 8, chỉ số này đã giảm tới 11%, là tháng giảm kỷ lục nhất kể từ tháng 10.2008.

Cổ phiếu của các ngân hàng trong khu vực cũng tăng khá mạnh trong phiên này. Đặc biệt, cổ phiếu của các ngân hàng Anh tăng đáng kể sau khi có thông tin chính phủ Anh sẽ hoãn việc cải tổ các ngân hàng cho tới kỳ bầu cử tiếp theo nhằm tránh những tác động tiêu cực tới nền kinh tế quốc gia. Cổ phiếu của Royal Bank of Scotland tăng 8,2%. Cổ phiếu của Barclays tăng 5,6%. Cổ phiếu của Lloyds Banking Group tăng 6,2%.

Tổng kết các thị trường chứng khoán cấp quốc gia trong khu vực: Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng nhẹ 0,45%, lên thành 5.418,65 điểm; CAC 40 của Pháp tăng 0,28%, chốt phiên ở mức 3.265,83 điểm; DAX của Đức giảm 0,94%, xuống còn 5.730,63 điểm.

Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha tăng 0,49%; FTSE MIB của Ý tăng 0,69%; ISEQ của Ireland tăng 0,98%.

* Tại châu Á, chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 0,4%, làm gián đoạn chuỗi 6 ngày tăng điểm liên tiếp.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,78%, xuống còn 8.990,13 điểm; HSI của Hồng Kông tăng nhẹ 0,25%, chốt phiên ở mức 20.585,3 điểm.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,43%; KOSPI (Hàn Quốc) tăng 0,04%; S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,81%.

Thu Hạnh


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Nhà đầu tư chứng khoán tăng giao dịch thỏa thuận

0 nhận xét

Vn-Index và HNX-Index diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch với lực cầu giảm dần về cuối. Tuy vậy, giao dịch thỏa thuận tiếp tục ghi dấu ấn với hơn 19 triệu chứng khoán được chuyển nhượng trên sàn TP HCM.

Trước những tín hiệu tích cực về thanh khoản được ghi nhận vào cuối phiên trước, nhà đầu tư phần nào đã hào hứng hơn khi bước vào giao dịch sáng nay. Số lệnh ATO được đưa vào hệ thống trong đợt một được cải thiện so với những phiên gần đây nhưng chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào các cổ phiếu blue-chip.

iao dịch thỏa thuận tiếp tục tăng mạnh trong phiên sáng nay.

iao dịch thỏa thuận tiếp tục tăng mạnh trong phiên sáng nay. Ảnh minh họa

Lực cầu tại các trụ cột như BVH, MSN, VNM, SSI… tăng khiến giá cổ phiếu cũng leo thanh nhanh chóng. BMC tuy không bật chỉ báo tím như những phiên trước nhưng cũng chỉ cách giá trần khoảng 200 đồng. Vn-Index nhờ đó tăng mạnh 4,92 điểm lên 422,17 điểm.

SSI trở thành mã được giao dịch mạnh nhất trên sàn vào thời điểm này với 225.000 cổ phiếu. STB, EIB, HQC, BMC… cũng được giao dịch mạnh. Toàn sàn ghi nhận được gần 850.000 cổ phiếu được sang tay trong đợt một, tương đương 15,4 tỷ đồng.

Bước sang khớp lệnh liên tục, đà tăng điểm của thị trường được duy trì với hơn 110 mã tăng điểm trên sàn TP HCM. Trong đó, SSI, STB nhanh chóng khớp được hơn 500.000 cổ phiếu. Các blue-chip khác như BVH, MSN, ITA… cũng tăng giá khoảng 2%.

Tuy nhiên, càng về cuối phiên, lực cầu lại có dấu hiệu đuối dần. Đến 10 giờ, số mã tăng giá chỉ còn khoảng 80, trong khi lượng cổ phiếu giảm cũng lên đến gần 70. Vn-Index chỉ còn tăng gần 0,7 điểm. Đáng chú ý vào thời điểm này là giao dịch thỏa thuận bùng phát với hơn 19 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng qua hình thức này.

Chứng chỉ quỹ VFMVF4 được chuyển nhượng mạnh nhất với hơn 10,7 triệu chứng khoán. Tuy nhiên, đây thực chất là việc chuyển đổi sở hữu của Công ty chứng khoán Sài Gòn sang cho công ty quản lý quỹ của chính SSI. Ngoài ra, cổ phiếu SSC, HVG, VSH cũng được giao dịch thỏa thuận mạnh.

Chốt phiên, Vn-Index đóng cửa ở 418,18 điểm, tăng 0,93 điểm. Khối lượng giao dịch tăng khoảng 8 triệu chứng khoán so với phiên trước, lên gần 40,4 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tương đương gần 560 tỷ đồng.

Trái với HOSE, HNX-Index của sàn Hà Nội lại quay đầu giảm nhẹ 0,33 điểm, xuống 71,95 điểm trong sáng nay. Khối lượng giao dịch đạt gần 19,6 triệu chứng khoán, tương đương 212,84 tỷ đồng.

Trên sàn chưa niêm yết, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,08 điểm trong buổi sáng, lên 32,64 điểm. Khối lượng giao dịch tăng khá mạnh lên 244.748 cổ phiếu, tương đương 2,63 tỷ đồng.

Nhật Minh


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Giao dịch chứng khoán có thêm phần khởi sắc

0 nhận xét

Lần đầu tiên trong 10 phiên qua, giao dịch 2 sàn gần 900 tỷ đồng, tương đương với 56,5 triệu chứng khoán chuyển nhượng.

Giao dịch sàn Hà Nội uể oải trong phần lớn phiên. Tới 10h40, thanh khoản vẫn chưa bằng mức thấp kỷ lục ở hôm qua. Song, những phút cuối chứng kiến sự tăng mua của nhà đầu tư, đẩy lượng chuyển nhượng thành công lên tổng cộng 24,33 triệu chứng khoán, ứng với 251,56 tỷ đồng.

Giao dịch chứng khoán khởi sắc

Ảnh minh họa

BVS, KLS, PVX, VND là những mã thanh khoản cao ở HNX.10h30, giao dịch những mã này mới đạt 0,5-1,7 triệu cổ phiếu thì khoảng thời gian ít ỏi còn lại đã kịp nâng lên 0,87-2,7 triệu. Các cổ phiếu này cũng nhanh chóng chuyển từ trạng thái đỏ sang xanh, ấn định mức tăng nhẹ 0,2-0,4 điểm vào lúc đóng cửa.

Diễn biến sôi động hơn ở cuối ngày đã hạn chế lượng cổ phiếu giảm và chỉ còn khoảng 110 mã dưới mức tham chiếu, chứ không phải trên 140 mã như thời gian giao dịch đầu. Động thái tăng mua còn giúp HNX-Index lội ngược dòng cuối phiên, tăng nhẹ 0,34 điểm vào chung cuộc, đóng cửa tại 72,28 điểm.

Trong khi đó, thanh khoản ở HOSE tiến triển rõ rệt và là mức cao nhất kể từ ngày 28/6 tới nay, với 32,18 triệu chứng khoán sang tay, tương ứng 644 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giao dịch thỏa thuận đã chiếm tới 14,1 triệu, 333,97 tỷ đồng. Cổ phiếu ngân hàng EIB thỏa thuận thành công tới 3 triệu (mức giá 14.000 đồng), thủy sản Bến Tre (ABT) đạt 2,25 triệu (thấp hơn giá khớp lệnh trên sàn 2.300 đồng). VIC chỉ giao dịch 500.000, nhưng với mức giá 130.000 đồng, trị giá thỏa thuận của mã này đã chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị giao dịch thỏa thuận tại HOSE.

3 mã có thanh khoản vượt một triệu ở HOSE là REE, SSI, STB. Song, không có mã nào tích lũy điểm, SSI cùng STB đứng giá, còn REE giảm 0,1 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn khác, ngoại trừ FPT, PVD lên nhẹ 0,2-0,7 điểm, còn phần lớn đều đứng giá và mất điểm.

Biên độ dao động của Vn-Index nới rộng hơn những ngày trước. Chỉ số sàn TP HCM bị trừ tới 7,84 điểm, lùi xuống 417,25 điểm.

Thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết kết thúc buổi sáng tại 32,43 điểm, vơi 0,03 điểm, ghi nhận 158.230 cổ phiếu chuyển nhượng, ứng với 1,16 tỷ đồng.

 

Bạch Hường


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Giao dịch chứng khoán tiếp tục xuống dốc

0 nhận xét

Khối lượng giao dịch cổ phiếu trên 2 sàn giảm tuần thứ 4 liên tiếp cho thấy sự chán nản của giới đầu tư vào thị trường chứng khoán. Trong khi đó, các chỉ số dù tăng nhẹ nhưng cũng không cho thấy tín hiệu lạc quan.

Khác với tuần trước, sau 5 phiên giao dịch 4-8/7, Vn-Index tăng 5,03 điểm và chốt tuần trên mốc 430 điểm. Tuy vậy, nhìn chung thị trường vẫn chủ yếu đi ngang với thanh khoản thấp. Lực đẩy tác động chủ yếu lên chỉ số đến từ một vài blue-chip. Tương tự HOSE, sàn Hà Nội cũng tăng điểm trở lại trong tuần qua. Tuy nhiên, mức tích lũy rất thấp, chỉ 0,08 điểm. HNX-Index chốt tuần ở 72,84 điểm.

Giao dịch chứng khoán tiếp tục giảm trong tuần thứ 4 liên tiếp. Ảnh minh họa

Giao dịch chứng khoán tiếp tục giảm trong tuần thứ 4 liên tiếp. Ảnh minh họa

Thanh khoản tiếp tục là bài toán khó với thị trường khi khối lượng giao dịch trên các sàn giảm tuần thứ 4 liên tiếp. Trên sàn TP HCM, trung bình có chưa đầy 23 triệu chứng khoán (tương đương 424 tỷ đồng) được chuyển nhượng mỗi phiên, giảm gần 5% so với tuần trước. Chi tiết đáng chú ý trên sàn là giao dịch thỏa thuận ở mã STB khi có đến hơn 13 triệu cổ phiếu (gần gấp đôi lượng giao dịch khớp lệnh) được sang tay dưới hình thức này sau những động thái giao dịch “khủng” của cổ đông nội bộ.

Trên sàn Hà Nội, khối lượng giao dịch trung bình phiên đạt 21,4 triệu chứng khoán, tương đương 242 tỷ đồng mỗi phiên. Lượng giao dịch này giảm gần 7 triệu cổ phiếu so với tuần trước.

Sau những phiên mua ròng rất mạnh từ tuần trước (chủ yếu là mua VNM sau khi mã này được nới room), khối ngoại đã chuyển hướng sang bán ròng trong tuần này tại HOSE. Việc bán ròng được thực hiện trọn trong cả 5 phiên với giá trị lên tới gần 60 tỷ đồng. Các mã bị bán mạnh nhất là PVT, STB, KBC, SSI… Tuy vậy khối này vẫn mua vào khá nhiều cổ phiếu REE, VFC, DPR, HPG, ITC…

Ngược lại, khối ngoại lại quay lại mua ròng trên sàn Hà Nội trong tuần qua. Tổng chênh lệch giữa mua vào và bán ra trên sàn này đạt khoảng 9 tỷ đồng sau 5 phiên. Trong tuần, VNF, WSS, PVO, DLR và BVS được nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt chú ý và tiến hành mua vào. Trong khi đó, khối này chủ yếu bán ra NTP, HDO, VND và VCG…

Hiện một số doanh nghiệp niêm yết đã bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quý II. Theo các công ty chứng khoán, đây sẽ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới thị trường tuần tới.

Nhật Minh


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by