Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng

Thung lũng Silicon: Cơ hội của các CEO trẻ tuổi

0 nhận xét
Các nhà đầu tư tư bản cho biết, chưa bao giờ lượng tiền đầu tư cho các giám đốc điều hành dưới 21 tuổi lên cao như hiện tại.

Ông Marc Andreessen và các nhà đầu tư mạo hiểm khác cũng cho biết những doanh nhân mà họ hiện đang đầu tư chỉ ở độ tuổi 18, 19, đang là học sinh cấp 3, vừa học lập trình máy tính, vừa có những dự án tự do đầy tham vọng và tự học trên Internet.

Các doanh nhân trẻ tuổi cũng là khách hàng mục tiêu của các nhà đầu tư do mô hình công ty của họ thường không đòi hỏi nhiều vốn. Ông Joe Kraus, nhà đầu tư mạo hiểm vào Goolge cho biết: Thông thường, một công ty muốn khởi nghiệp phải cần 10 triệu đến 20 triệu USD tiền vốn khởi nghiệp và các nhà đầu tư chắc chắn không muốn đổ số tiền lớn như vậy cho một doanh nhân trẻ, kể cả họ có là người tài năng nhất.

Kraus là người đỡ đầu cho Airy Labs, một công ty phát triển game giáo dục do Andrew Hsu, một CEO 20 tuổi đã kiếm thêm 1,5 triệu USD cho công ty.

Brian Wong, 20 tuổi, hiện đang điều hành công ty mạng Kiip, đã phát triển được số vốn đầu tư từ Hummer Winblad Venture Partners và các nhà đầu tư khác lên thêm 4 triệu USD.

Zuckerberg, rời Harvard sau hai năm đã làm cho thế giới phải nhìn nhận lại những người bỏ học. Peter Thiel, nhà đầu tư đầu tiên vào Facebook, đồng sáng lập PayPal cũng khuyến khích những người trẻ xin tài trợ từ các chương trình nghiên cứu hai năm, tạm thời nghỉ học để tới San Francisco theo đuổi đam mê kinh doanh.

Josh Buckley, Giám đốc Điều hành của một công ty game online mới thành lập đã bán một công ty khi còn học phổ thông với số tiền mà theo như Buckley là không dưới 6 con số, nâng số vốn đầu tư từ Andreessen Horowitz và các nhà đầu tư khác lên hơn 1 triệu USD.

Nhưng Buckley không phải là người trẻ nhất sáng lập và bán công ty. John Collison, 16 tuổi bắt đầu khởi nghiệp và cùng với người anh trai sắp 19 tuổi của mình lúc bấy giờ sáp nhập với một công ty khác tên là Automatic. Sau đó, họ quyết định bán lại công ty mới này cho một công ty của Canada với giá 5 triệu USD tiền mặt và cổ phiếu.

Hầu hết các doanh nhân trẻ tuổi cho biết họ có đam mê xây dựng hơn là bán công ty của mình.

Tuy nhiên, ông Marc Andreessen, một nhà đầu tư mạo hiểm cho biết: “Ở một mức độ nhất định, các CEO không nên trẻ hơn thế, nếu không thì chúng tôi sẽ rơi vào tình trạng như đang đầu tư vào vườn trẻ.”
Xem thêm →

Chứng khoán Bản Việt: Điều chỉnh là cơ hội mua vào

1 nhận xét
Ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng trong quý I/2012, chiến lược chính của VCSC là tập trung MUA.Ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn giữ xu hướng tăng trong trung hạn, các đợt điều chỉnh là cơ hội mua vào cho Nhà đầu tư.
Ông Raphael Wilhelm

Phiên giao dịch ngày 21/2 để lại nhiều lo lắng cho các Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu khi bên bán chốt lời rất mạnh khiến thị trường không giữ được đà tăng. Tuy nhiên, ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn giữ xu hướng tăng trong trung hạn, các đợt điều chỉnh là cơ hội mua vào cho Nhà đầu tư.

* Ông bình luận gì về xu hướng của thị trương qua các tín hiệu phân tích kỹ thuật?

Dựa trên các chỉ số phân tích xung lượng và xu hướng của chúng tôi, TTCK Việt Nam hiện đang trong chu kỳ tăng, cả ngắn hạn lẫn trung hạn. Ngưỡng kháng cự tiếp theo của VN-Index là 425 điểm. Một khi VN-Index vượt qua ngưỡng này thành công thì việc tăng lên đến 500 điểm là điều hoàn toàn có thể. Chúng ta có thể thấy nhiều cổ phiếu trụ cột trên cả 2 sàn đang cho dấu hiệu tạo đáy trong ngắn hạn và xu hướng tăng trung hạn hiện vẫn sẽ tiếp tục. Do đó, trong quý I/2012, chiến lược chính của chúng tôi là tập trung MUA.

* Ông cắt nghĩa thế nào về khối lượng giao dịch 140 triệu cổ phiếu trên hai sàn trong phiên 21/2 và “bulltrap” diễn ra trong phiên?

Khối lượng giao dịch tăng mạnh tại sàn Hà Nội cho thấy dòng tiền lớn và nhiều Nhà đầu tư chậm chân đã bắt đầu tham gia vào thị trường. Các chỉ số kỹ thuật đều cho thấy xu hướng tăng tiếp tục được khẳng định. Điều này khiến cho việc tăng điểm của thị trường có cơ sở vững chắc hơn.

* Theo ông, trong bối cảnh này, Nhà đầu tư nên làm gì?

Mua thêm mỗi khi thị trường điều chỉnh là lời khuyên của tôi.

* Vậy Nhà đầu tư nên mua nhóm cổ phiếu nào?

Chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành có hệ số beta cao và nhạy cảm với thông tin lãi suất như bất động sản, vật liệu cơ bản và tài chính.
Xem thêm →

CNTT thu hút nhà đầu tư nước ngoài

0 nhận xét
Nhiều công ty nước ngoài, nhà đầu tư và các quỹ đầu tư quan tâm việc đầu tư vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), phát triển phầm mềm của Việt Nam bởi thị trường còn lớn.

Ông David Đỗ (phải), Giám đốc điều hành Quỹ VIG (Vietnam Investments Group) và ông Ngô Đức Chí, CEO, Global Cybersoft Inc, đang trao đổi tại Super Investors Day.

Đây là nhân định của một số diễn giả là doanh nhân, công ty tư vấn đầu tư, nhà quản lý đầu tư ở Ngày hội các nhà đầu tư 2012 (Super Investors Day) diễn ra tại TPHCM ngày 16-2.

Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, hiện có nhiều công ty công nghệ thông tin và phát triển phần mềm nước ngoài có ý định mở rộng quy mô hoặc tìm kiếm đối tác đầu tư là các doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam.

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, ông Dũng cho biết một số nhà đầu tư đã đi theo con đường mua bán sáp nhập (M&A). Phần lớn các công ty công nghệ thông tin nước ngoài muốn vào Việt Nam hiện nay đã chọn giải pháp mua lại những công ty trong nước đang hoạt động. Do đó, ông Dũng cho rằng cơ hội M&A cho lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam là có thật, và phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm đến những công ty nhỏ.

Ông Dũng cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua các công ty ở Việt Nam chỉ chú ý đến thị trường trong nước và nguồn nhân lực có sẵn để triển khai nhanh. Họ sẵng sàng đổi thương hiệu công ty đã mua và đưa công nghệ vào để triển khai hoạt động nhanh hơn thay vì tự đầu tư.

Với hướng đi này, theo ông Dũng ghi nhận, quá trình thương thảo đi đến quyết định mua bán và sáp nhập của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này hiện nay nhanh hơn trước rất nhiều. Ông cho biết, trước đây các nhà đầu tư Nhật luôn rất thận trọng, khảo sát đến 2-3 năm mới tiến hành đầu tư. Hiện nay thì khác, chỉ trong khoảng sáu tháng là có thể làm xong. Hiện có vài công ty Nhật đang có ý định này, ông Dũng nói.

Dưới góc nhìn của nhà tư vấn đầu tư, ông Nguyễn Tất Thắng, Kinh tế trưởng Công ty HSC, cũng cho rằng lĩnh vực công nghệ thông tin đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là đối với các công ty Nhật. Theo ông Thắng, công nghệ thông tin Việt Nam phát triển chưa mạnh, trong đó đáng chú ý là việc phát triển cơ sở dữ liệu, hệ thống quản lý của một số ngành như ngân hàng, phân phối, y tế… Do đó một số nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, qua kênh mua bán sáp nhập, để khai thác thị trường này.

Còn ông David Đỗ (Dũng), Giám đốc điều hành Quỹ VIG (Vietnam Investments Group), cũng nhìn nhận cơ hội đầu tư lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam khá lớn. Theo ông, các nước phát triển như châu Âu hoặc Mỹ, tỷ lệ ngành này chiếm khoảng 7% GDP, trong khi ở Việt Nam hiện nay thì chưa đạt đến 2%.

Ông cho biết dịch vụ e-commerce (thương mại điện tử) cũng được xem là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư, vì hiện nay internet ở Việt Nam đang tăng trưởng nhanh. Lượng người dân sử dụng internet ngày càng nhiều là cơ hội để phát triển dịch vụ này.

Tuy nhiên vấn đề M&A lĩnh vực công nghệ thông tin, theo một số nhà đầu tư, thì còn khó tính toán về giá trị bởi tài sản của doanh nghiệp trong lĩnh vực này phần lớn là nguồn nhân lực.
Xem thêm →

Khi người Nhật đến và mua

0 nhận xét
Trước trào lưu các nhà đầu tư Nhật Bản đến và tìm mua lại các công ty Việt Nam, có ý kiến ví von nền kinh tế ảm đạm trong nước đang được chấm phá sắc hồng của màu hoa anh đào.
Lễ công bố hợp đồng mua cổ phiếu KDC giữa Công ty EZaki Glico và Công ty Kinh Đô vừa diễn ra hồi tháng 1-2012.


Đã đến, đã thấy, đã mua

Đầu năm 2012 này, Công ty Ezaki Glico - hãng sản xuất bánh kẹo và thực phẩm của Nhật đã mua 14 triệu cổ phiếu của Công ty Kinh Đô (tương đương 10% vốn cổ phần) nhằm chuẩn bị đưa các sản phẩm Glico thâm nhập thị trường Việt Nam. Cũng trong tháng 1 năm nay, thương vụ Ngân hàng Mizuho mua 15% cổ phần của Vietcombank dự kiến sẽ hoàn tất việc giải ngân số tiền hơn 567 triệu đô la Mỹ.

Các thương vụ mua cổ phần của các nhà đầu tư xứ hoa anh đào len lỏi vào nhiều lĩnh vực, từ tài chính, bất động sản, đến truyền thông, hàng tiêu dùng... Một loạt các công ty trong nước đã và đang “pha màu hồng” qua những con số, nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, như 25% cổ phần của Nutifood, 48% của Giấy Sài Gòn, 57% của Công ty cổ phần Thực phẩm quốc tế, 95% của Diana...

Giới thạo tin dự đoán danh sách sẽ còn tiếp tục dài thêm trong năm 2012, với những công ty sản xuất hàng tiêu dùng đang chật vật, những doanh nghiệp bất động sản đang ôm nợ, những công ty chứng khoán đang khốn khó, và không loại trừ cả những ngành hàng đang ăn nên làm ra như bán lẻ, logistics, chăm sóc sức khỏe... Nghĩa là các nhà đầu tư Nhật không chỉ nhìn vào những công ty khó khăn. Họ muốn thâm nhập cả những ngành hàng có tiềm năng khai thác ở thị trường gần 90 triệu dân này. Tình cảnh này có thể ví như câu nói của danh tướng Julius Caesar: “Tôi đã đến, tôi đã thấy, tôi đã chiến thắng”. Và dường như người Nhật đã đến và đang tràn đầy hy vọng chiến thắng!

Điều đáng chú ý là ở chỗ, khác với cách các quỹ đầu tư tài chính tìm mua cổ phần doanh nghiệp trước đây, các thương vụ diễn ra gần đây ít nhiều liên quan đến các công ty cùng ngành nghề, và giới đầu tư Nhật Bản có hiểu biết về xu hướng phát triển ngành, cũng như giàu năng lực chuyên môn. Vì thế, cách đặt vấn đề tìm hiểu để mua cổ phần doanh nghiệp của họ cho thấy họ không đơn thuần dừng lại ở việc muốn nắm cổ phần, mà còn quan tâm tới “độ sâu” trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam, như vấn đề quản trị chuyên môn, kỹ thuật, quản lý rủi ro các hoạt động đầu tư của công ty.

Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư Nhật đổ xô vào thị trường, mua lại các công ty Việt Nam do đây là thời điểm đầu tư thuận lợi: các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn; lãi suất ở Việt Nam cao hơn ở Nhật Bản đến hàng chục lần; giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đang ở mức quá rẻ...

Theo ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG, các quyết định đầu tư của nhà đầu tư Nhật thường dựa vào các thông số về thị trường đông dân, tốc độ phát triển kinh tế ổn định và thu nhập đầu người ngày càng cao. Họ thường nghiên cứu rất kỹ trước khi đầu tư, và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực thực sự có tiềm năng lâu dài, hướng tới tương lai, chứ không phải chỉ để giải quyết khó khăn hiện tại.

Khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp Nhật Bản là thị trường chính quốc đã bão hòa, cùng với đồng yen đang lên giá. Các nhà đầu tư người Nhật đang chuyển sang tìm kiếm thị trường mới. Chính vì thế, Tama Home - tập đoàn chuyên về xây dựng nhà ở có doanh thu 1,8 tỉ đô la Mỹ/năm, đã tìm đến Việt Nam, thông qua Công ty Chứng khoán Kim Eng để thực hiện thương vụ mua 20% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà đất Cotec hồi cuối năm 2011. Thương vụ này là ví dụ tiêu biểu của cách thức đầu tư của giới đầu tư Nhật tại Việt Nam: thay vì tự đầu tư xây dựng nhà máy, tự thiết lập thị trường, họ chọn cách bắt tay với các đối tác trong nước để vừa giảm chi phí và thời gian, vừa thâm nhập thị trường hiệu quả.

Có cần phòng thủ?

Thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến ưa thích của người Nhật. Chính vì thế, một số thương vụ được trả với mức giá rất cao. “Khi nhà đầu tư chiến lược muốn mua số lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp để được tham gia quản trị doanh nghiệp đó thì họ sẵn sàng trả giá cao nhất”, ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Kim Eng Việt Nam, cho biết.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại tỏ ra thận trọng trong các thương vụ mua bán. Họ đang chịu áp lực phải chọn lựa giữa cố thủ để tồn tại hay tìm vốn từ bên ngoài để phát triển. Cố thủ đồng nghĩa với tiếp tục chìm trong khó khăn. Còn đi tìm đối tác chiến lược, thì khi nhìn vào những vụ thâu tóm trên thị trường, họ cũng không khỏi lo sợ. Áp lực còn đè nặng hơn khi họ không đủ thông tin để đánh giá đối tác nước ngoài cả về kinh nghiệm lẫn mục đích đầu tư. Nhưng dù còn đó nỗi lo bị thâu tóm, bị thao túng, bị chệch hướng phát triển..., còn đó những hoang mang chưa có câu trả lời, thì việc chọn các đối tác Nhật Bản, trước mắt vẫn được xem là một giải pháp hợp lý.

Doanh nghiệp Việt Nam đang là đích nhắm của một số nhà đầu tư Nhật, và xu hướng này trong thời gian tới là không thể cưỡng lại được. Việc đi tìm đối tác chiến lược này, lắm lúc lại phát triển đến mức bán lại doanh nghiệp. Theo ông Tâm, có khi mục đích ban đầu của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ là đầu tư chiến lược nhằm có điều kiện hiểu biết và thâm nhập thị trường. Nhưng khi điều kiện cho phép, họ lại có thể tiến thêm một bước bằng cách mua thêm cổ phần để trở thành cổ đông đa số. Chính vì thế, khi đi tìm đối tác chiến lược, các doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá cụ thể tỷ lệ và mức độ tham gia của nhà đầu tư mới cùng các vấn đề quản trị trong doanh nghiệp. Thời điểm này là lúc các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về đối tác chiến lược. Và một khi có sự chuẩn bị tốt thì đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực kinh doanh quốc tế.

Theo TBKTSG
Xem thêm →

Nhà đầu tư đổ tiền vào trái phiếu các thị trường mới nổi

0 nhận xét
Trước đây, nhà đầu tư chủ yếu hướng đầu tư vào thị trường trái phiếu các nước phát triển hoặc tài sản khác. Thị trường trái phiếu các nước mới nổi không được quan tâm do tính thanh khoản thấp và không hấp dẫn bằng thị trường nhà đất.
Nhà đầu tư đổ tiền vào trái phiếu các thị trường mới nổi

Mức tăng trưởng thấp cùng với lợi suất không đáng kể từ trái phiếu các nước công nghiệp khiến các nhà quản lý quỹ chuyển hướng tới thị trường nợ các nước mới nổi. Nhu cầu đầu tư vào trái phiếu các nước mới nổi có hệ số tín nhiệm cao như Ấn Độ, Indonesia tăng.

Tuy nhiên các nước này thường hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường trái phiếu. Tại Ấn Độ mức trần đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trái phiếu chính phủ là 15 tỷ USD, trái phiếu doanh nghiệp là 20 tỷ USD và 25 tỷ USD với công cụ trái phiếu khác.

Các quỹ đầu tư trái phiếu của HSBC cho biết có kế hoạch tăng tỷ trọng đầu từ vào thị trường nợ và tiền tệ các nước mới nổi trong năm 2012. Năm 2011, các quỹ này đã huy động được hơn 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư tổ chức luôn tìm kiếm thêm lợi suất, sự ổn định, tránh giảm giá trị tài sản do khủng hoảng nợ khu vực đồng euro.

Tính đến tháng 6/2011, các nhà đầu tư trái phiếu nắm giữ khoảng 100 nghìn tỷ trái phiếu đang lưu hành trên toàn cầu, theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế.

Hơn 70% trái phiếu trên toàn cầu được phát hành bởi nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Pháp, Ý và Canada. Các nền kinh tế mới nổi chính như Trung Quốc, Ấn Độ hạn chế đầu tư nước ngoài đầu tư vào trái phiếu.
Nguồn DVT.vn/Marketwatch
Xem thêm →

Nhà đầu tư “đổ” tiền mua đất nền để đón đầu cơ hội

0 nhận xét

Sau hơn một tháng chững lại theo tình hình chung của thị trường, gần đây phân khúc thị trường đất nền giá “mềm” thuộc các dự án ở các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai đã có dấu hiệu bứt phá trở lại, lượng nhà đầu tư “đổ” tiền mua đất nhằm đón đầu cơ hội tăng lên đáng kể.

Phối cảnh dự án The IJC Commercial Town ở Mỹ Phước, Bình Dương.

Phối cảnh dự án The IJC Commercial Town ở Mỹ Phước, Bình Dương.

Sự kiện Công ty cổ phần An Cư Lạc Nghiệp cuối tuần qua mở bán sản phẩm dự án The IJC Commercial Town (Mỹ Phước, Bình Dương) đã gây sự bất ngờ đối với giới kinh doanh địa ốc, khi chỉ trong buổi sáng mở bán, hơn 85% sản phẩm đợt 1 (100 sản phẩm đất nền) đã được nhà đầu tư đặt cọc mua.

Ông Nguyễn Vĩnh Minh Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần An Cư Lạc Nghiệp cho rằng sở dĩ nhà đầu tư quan tâm và quyết định mua sản phẩm ngay trong buổi chào bán vì ngoài yếu tố dự án có vị trí tốt, mức giá chào bán khá “mềm”, từ 4-4,4 triệu đồng/m2, thì chủ đầu tư đã đưa ra nhiều chính sách khuyến mại hấp dẫn.

Theo chính sách khuyến mại, nếu khách hàng mua sản phẩm ngay trong buổi sáng sẽ được giảm giá 400.000 đồng/m2, được trao sổ đỏ ngay khi giao dịch thành công và giảm đến 20% cho những khách hàng thanh toán tiền đúng tiến độ.

Tại dự án City Garden (Khu đô thị Mỹ Phước 4, Bình Dương) do Công ty cổ phần địa ốc Kim Oanh và Công ty TDC (thuộc Tập đoàn Becamex) hợp tác đầu tư, sau một tuần mở bán, ông Lê Tiến Vũ, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Kim Oanh cho biết, đã có 90/160 sản phẩm đất nền đợt 1 của dự án được nhà đầu tư đặt mua.

“Với mức giá từ 1,7-2,7 triệu đồng/m2, so với chi phí đầu tư hạ tầng, tiền sử dụng đất… thì đây là mức giá khá mềm,” ông Vũ nói.

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by