Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Viet Capital Bank. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viet Capital Bank. Hiển thị tất cả bài đăng

Nguyễn Thanh Phượng - Tuổi trẻ tài cao

1 nhận xét

Được xem là doanh nhân trẻ thành đạt ở Việt Nam, ở Nguyễn Thanh Phượng toát lên sức trẻ từ khuôn mặt tới nụ cười. Người phụ nữ vừa qua tuổi 30 này đã tích lũy vào hồ sơ của mình thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc khá ấn tượng.

Bà Nguyễn Thanh Phượng
Bà Nguyễn Thanh Phượng

Bà Nguyễn Thanh Phượng sinh năm 1980, tại tỉnh Kiên Giang, tốt nghiệp cử nhân Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và nhận bằng MBA tại Đại học Geneva (Thụy Sĩ). Ngoài ra bà Nguyễn Thanh Phượng còn tham gia nhiều khóa đào tạo về quản trị doanh mục đầu tư, quản trị tài sản tại Thụy Sĩ, Mỹ.

Trước đó, bà Nguyễn Thanh Phượng từng là phó giám đốc tài chính của Holcim Việt Nam, sau đó là giám đốc đầu tư của Việtnam Holding Asset Management – Công ty đang quản lý quỹ Việt Nam Holing của các nhà đầu tư Thụy Sĩ với qui mô 112,5 triệu USD.

Tháng 2/2012, bà Nguyễn Thanh Phượng trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Việt Capital Bank). Đến tháng 6/2012, Bà Nguyễn Thanh Phượng đã thôi vai trò đại diện pháp luật cho ngân hàng này. Bên cạnh đó bà Nguyễn Thanh Phượng còn làm lãnh đạo của ba công ty kinh doanh vốn, chứng khoán và bất động sản là Công ty Quản lý quỹ đầu tư Bản Việt, Công ty Chứng khoản Bản Việt và Công ty bất động sản Bản Việt.

Bà Nguyễn Thanh Phượng được biết đến như một nhà lãnh đạo trẻ tận tâm, yêu nghề và thực sự dành tình cảm chân thành cho nhân viên. Có lẽ nhờ những năm tháng làm “lãnh đạo” trong suốt thời trung học bà Nguyễn Thanh Phượng liên tục làm chi đội trưởng đội thiếu niên tiền phong và bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản… đã giúp bà Nguyễn Thanh Phượng rất nhiều trong việc thu phục người khác khi trở thành người đứng đầu. Người ta hay nói, làm lãnh đạo là chấp nhận cô đơn nhưng bà Nguyễn Thanh Phượng không chấp nhận quy luật đó. Minh chứng rõ nhất là bên bà Nguyễn Thanh Phượng luôn có những cộng sự trẻ tuổi, tài năng và đầy nhiệt huyết. Họ đang sẵn sàng cùng bà Nguyễn Thanh Phượng sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách để công ty Bản Việt trở thành một trong những công ty quản lý quỹ hàng đầu, góp phần cho sự phồn vinh của đất nước.

Tùng Dương / Theo blog Tin quân sự - Nguyễn Tấn Dũng
Xem thêm →

Bà Nguyễn Thanh Phượng: Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2012

1 nhận xét

(Websiste Nguyễn Thanh Phượng) - Ngày 14/07/2012, Ngân hàng TMCP Bản Việt – Viet Capital Bank tổ chức hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác 06 tháng cuối năm 2012. 

Nguyễn Thanh Phượng đã đến tham dự và phát biểu tại hội nghị.

Sáu tháng đầu năm 2012 đã đi qua với không ít khó khăn chung của nền kinh tế, và tác động không nhỏ đến ngành ngân hàng, tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và sự nỗ lực, cống hiến hết mình của tập thể CBNV, Ngân hàng Bản Việt đã từng bước vượt qua khó khăn và thực hiện có kết quả các mục tiêu kế hoạch đề ra, thiết lập được những nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững: triển khai sâu rộng Dự án Chiến lược phát triển trên tất cả các lĩnh vực; tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý đảm bảo cho nhu cầu phát triển; triển khai thành công hàng loạt các dự án về công nghệ, rủi ro, phát triển mạng lưới, quản lý vốn tập trung, phân bổ thu nhập, chi phí, v.v…

Bà Nguyễn Thanh Phượng tham dự hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2012
Bà Nguyễn Thanh Phượng tham dự hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2012

Tại hội nghị, Ông Phạm Anh Tú – Phó Tổng Giám Đốc đã báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2012, đồng thời cũng ghi nhận kết quả một số công tác trọng tâm khác: cơ bản hoàn thành việc tái cấu trúc bộ máy họat động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa theo chuẩn mực ngân hàng tiên tiến, hoàn thành giai đoạn 1 việc chuẩn hóa bộ mặt công sở, triển khai áp dụng hệ thống lương thưởng mới; đặt trọng tâm cho công tác quản lý rủi ro; giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; đưa vào triển khai hoạt động hệ thống thẻ ATM mới; triển khai dịch vụ Mobile banking và Internet banking cho khách hàng cá nhân, v.v…

Cũng trong dịp này, HĐQT và Ban Điều hành cùng các trưởng đơn vị phòng ban trực thuộc trên toàn hệ thống đã có buổi tọa đàm lắng nghe chia sẻ và đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện thành công kế hoạch năm 2012, hướng tới mục tiêu đưa Ngân hàng Bản Việt đứng trong nhóm các Ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.

Ngoài ra, để ghi nhận những đóng góp tích cực của các CBNV cho sự phát triển của Ngân hàng trong thời gian qua, tại Hội nghị lần này, Ban lãnh đạo đã tuyên dương, khen thưởng cho các tập thể và cá nhân xuất sắc nhất trên toàn hệ thống.

Hội nghị đã khép lại với sự quyết tâm cao của HĐQT, Ban Điều Hành và Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBNV trong nỗ lực đưa Ngân hàng Bản Việt ngày càng phát triển và mang đến những giải pháp tài chính ưu việt, đáp ứng tối ưu nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Xem thêm →

Viet Capital Bank thông báo về việc khai trương Chi nhánh Phan Thiết

0 nhận xét
Căn cứ công văn số: 54/NHNN-TTGSNH ngày 05/01/2012 của NHNN Việt Nam về việc chấp thuận mở Chi nhánh Phan Thiết của Ngân hàng TMCP Bản Việt; Căn cứ Quyết định số: 196/12/QĐ-HĐQT ngày 02/05/2012 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt về việc thành lập Chi nhánh Phan Thiết.

Ngân hàng TMCP Bản Việt trân trọng thông báo về việc khai trương Chi nhánh Phan Thiết như sau:

1. Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Bản Việt - Chi nhánh Phan Thiết.
2. Tên giao dịch: Viet Capital Bank - Phan Thiết.
3. Địa chỉ: 148 Tôn Đức Thắng, P. Phú Thủy, Tp. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
4. Điện thoại: 062 3939139 Fax: 062 3831338.
5. Nội dung hoạt động: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và kinh doanh theo pháp luật hiện hành. Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Dịch vụ cầm đồ, hoạt động bao thanh toán.
6. Người đại diện: Ông Đoàn Dũng - Giám đốc Chi nhánh.
7. Ngày khai trương: 28/06/2012.

Nhân dịp khai trương, Viet Capital Bank sẽ tặng nhiều phần quà hấp dẫn cho khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh Phan Thiết.


Trân trọng thông báo.


Viet Capital Bank
Xem thêm →

TMCP Bản Việt: Tổ chức Hội nghị Đoàn viên nhiệm kỳ 2011 - 2014

0 nhận xét

Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt đã tổ chức Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt vào ngày 05/05/2012.

Thực hiện sự chỉ đạo của BTV Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh về việc tiến hành Đại hội, Hội nghị cấp cơ sở tiến tới Đại hội Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh lần V (nhiệm kỳ 2012 - 2017), Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt tổ chức Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt - VCCB vào ngày 05/05/2012 với sự tham dự của 40 đại biểu được triệu tập từ 05 Chi đoàn trực thuộc.

Tham dự Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở VCCB, còn có sự tham dự của đồng chí Trần Hồng Nhân – Phó Bí thư Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc kiêm Bí thư Chi bộ cơ sở VCCB và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn VCCB.

TMCP Bản Việt: Tổ chức Hội nghị Đoàn viên nhiệm kỳ 2011 - 2014
TMCP Bản Việt: Tổ chức Hội nghị Đoàn viên nhiệm kỳ 2011 - 2014

Hội nghị đã diễn ra trong không khí nghiêm túc, khẩn trương và đã thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị, bao gồm các nội dung: Thông qua báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết Nhiệm kỳ I (từ đầu nhiệm kỳ cho đến thời điểm hiện nay), phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo, thông qua việc kéo dài thời gian Nhiệm kỳ I của Đoàn Cơ sở VCCB từ 2011 – 2013 thành 2011 – 2014, bầu cử đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh lần V (nhiệm kỳ 2012 - 2017) với 03 đại biểu được trúng cử với tỷ lệ tín nhiệm cao.

Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở VCCB đã giới thiệu đến các đại biểu tham dự Đề án Nâng cao tổ chức và hoạt động Đoàn cơ sở trong thời gian tới, đồng thời ra mắt Ban Chấp hành Đoàn cơ sở Nhiệm kỳ I  được Ban Chấp hành Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh chuẩn y.
Xem thêm →

Giải Bóng đá (Futsal) - Cúp Viet Capital Bank 2012 chính thức được khởi động

0 nhận xét

Sáng ngày 28/5, Báo Công an TPHCM phối hợp cùng Báo Thể thao Việt Nam với sự tài trợ chính Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank), tổ chức họp báo giới thiệu “Giải Bóng đá (Futsal) trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mở rộng lần thứ 13 Cup Viet Capital Bank 2012”.
Giải sẽ diễn ra từ ngày 01-06/6/2012 tại nhà thi đấu Quân khu 7, số 202 Hoàng Văn Thụ, P.9, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Với tư cách là nhà tài trợ chính cho Giải bóng đá (Futsal) “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” lần thứ 13 – Cúp Viet Capital Bank, Ngân hàng Bản Việt đánh giá đây là một giải đấu mang tính xã hội rất cao. Giải đấu này tạo ra một sân chơi lành mạnh để các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt điều kiện thi đấu, thể hiện bản thân cũng như rèn luyện thể chất, kỹ năng và tinh thần.
Giải Bóng đá (Futsal) trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mở rộng lần thứ 13 Cúp Viet Capital Bank 2012 có sự tham gia của 8 đội trong nước gồm; Hà Nội, Đà Nẵng, Gia Lai, Trường Giáo Dưỡng 4, 5, Tp Hồ Chí Minh 1, 2 và đội lần đầu tiên tham dự đó là An Giang.
Giải Futsal 2012, các đội sẽ nhận được số tiền thưởng như:
Giải thưởng đồng đội:
Đội vô địch: 30.000.000 đồng cùng Cúp, Huy chương vàng, cờ và hoa.
Đội xếp thứ nhì: 25.000.000 đồng cùng Huy chương bạc, cờ và hoa.
Đội xếp thứ ba: 20.000.000 đồng cùng Huy chương đồng, cờ và hoa
Đội xếp hạn tư: 10.000.000 đồng cùng cờ và hoa
Giải phong cách: 10.000.000 đồng, cờ và hoa
Giải khuyến khích: 7.000.000 đồng cùng cờ và hoa
Tổ trọng tài điều hành trận chung kết: 7.000.000 đồng
Đội hình tiêu biểu (10VĐV x 700.000 đồng): 7.000.000 đồng
Giải thưởng cá nhân:
Vua phá lưới: Cờ và 2.000.000 đồng
Cầu thủ xuất sắc nhất: Cờ và 2.000.000 đồng
Thủ môn suất sắc nhất: Cờ và 2.000.000 đồng
01 huấn luyện viên tiêu biểu: Cờ và 2.000.000 đồng
Xem thêm →

Ngân hàng Bản Việt: "Lễ lớn tri ân - Muôn phần quà tặng"

0 nhận xét

Xác định việc mang đến cho khách hàng những tiện ích, dịch vụ tối ưu là một chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng. Cùng với các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại, Ngân hàng Bản Việt đã không ngừng xây dựng triển khai liên tiếp thêm nhiều chương trình ưu đãi đến với mọi khách hàng thông qua các tiện ích đi kèm, giúp khách hàng nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2012) và kỷ niệm 126 năm ngày quốc tế lao động 01/05, Ngân hàng Bản Việt triển khai chương trình “Lễ lớn tri ân - Muôn phần quà tặng”dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm bằng VND, USD. Đây là chương trình đặc biệt thay lời tri ân gửi đến quý khách hàng đã không ngừng ủng hộ Ngân hàng Bản Việt trong suốt gần 20 năm qua trên toàn hệ thống.

Chương trình được khởi động từ ngày 25/04 đến hết 25/05/2012 với 5.000 quà tặng đặc biệt gồm: bộ tách sứ Minh Long sang trọng, bộ ly thủy tinh cao cấp, đồng hồ treo tường cùng hàng nghìn quà tặng giá trị khách dành cho khách hàng gửi tiết kiệm từ 25 triệu đồng hoặc 1.500 USD trở lên, kỳ hạn 1 tháng.

Niềm vui khách hàng khi nhận quà tặng tri ân
Niềm vui khách hàng khi nhận quà tặng tri ân

Bên cạnh quà tặng hấp dẫn, khách hàng tham gia còn được hưởng nhiều ưu đãi cộng thêm khác. Đồng thời, khách hàng sẽ được bảo hiểm tiền gửi, xác nhận số dư để chứng minh năng lực tài chính cho các mục đích cá nhân (du học chữa bệnh, du lịch…) hoặc cầm cố, ủy quyền và chuyển nhượng số tiền tiết kiệm khi có nhu cầu.
Với tiêu chí chất lượng sản phẩm, dịch vụ tài chính toàn diện kiến tạo giá trị ngân hàng, trong những năm qua Ngân hàng Bản Việt đã cho ra mắt nhiều sản phẩm tiết kiệm, như tiết kiệm 01 ngày, tiết kiệm lãi suất Phi Mã, tiền gửi thanh toán tài khoản Vạn Lợi, tiết kiệm bậc thang linh hoạt hay các khoản đầu tư dài hạn cho con đi du học, mua nhà, mua ô tô… với mức lãi suất tốt, kỳ hạn linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau. Qua đó, Ngân hàng Bản Việt không ngừng gia tăng uy tín của mình trên thị trường và tạo được tiếng vang với các chương trình ưu đãi mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng, như "Gửi ngay – Quà liền tay – Quay trúng thưởng", cùng nhiều chương trình khách và hiện tại là chương trình "Lễ lớn tri ân – Muôn phần quà tặng".

Qua gần một tháng triển khai, chương trình đã thu hút được hàng nghìn khách hàng tham gia, trong đó đã có gần 5.000 khách hàng nhận quà tri ân. Là khách hàng đầu tiên nhận quà tri ân, anh Trần Thanh Tùng (Tân Bình, TP Hồ Chí Minh – bộ tách sứ Minh Long cao cấp) cho biết: "Tôi rất vui vì sự trưởng thành và không ngừng phát triển của Ngân hàng Bản Việt, là khách hàng từ những ngày đầu thành lập của Ngân hàng, tôi rất hài lòng về thái độ phục vụ tận tình của đội ngũ nhân viên và hơn hết chính là các chế độ hậu mãi, chất lượng dịch vụ, chương trình tiết kiệm mang lại nhiều phần quà tặng giá trị thiết thực ý nghĩa đến khách hàng. Chia sẻ thêm về niềm vui nhận quà tri ân đó, cô Nguyễn Ngọc Dung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không giấu được sự phấn khởi đã tâm sự: “Nhận phần quà là một bộ ly thủy tinh cao cấp, tôi rất lấy làm vui vì sự quan tâm hỗ trợ, tư vấn việc xoay vòng nguồn tiền tiết kiệm thông qua các sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng đã giúp tôi có đủ điều kiện lo cho con đang du học tốt hơn, bởi bên cạnh hoạt động kinh doanh không ngừng tăng cao, Ngân hàng Bản Việt luôn hướng đến việc xây dựng các chương trình khuyến mãi luôn mang đến lợi ích cho khách hàng, đặc biệt là các chương trình đóng góp chia sẻ đến với những bà con có hoàn cảnh khó khăn. Gửi tiết kiệm ở đây, tôi có thể hoàn toàn yên tâm không chỉ bởi sự an toàn mà còn bởi khả năng sinh lời tốt, chưa kể đến những may mắn bất ngờ từ các chương trình khuyến mãi hấp dẫn”.
Không ngừng gia tăng các tiện ích cho khách hàng gửi tiết kiệm qua các chương trình khuyến mãi, ưu đãi khách hàng, thu chi ngoài quầy.v.v. Ngân hàng Bản Việt đã và đang nỗ lực mang đến cho khách hàng một địa chỉ tin cậy để gửi gắm nguồn vốn của mình một cách hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất.
Xem thêm →

Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank): Khai trương Chi nhánh tại Nha Trang

0 nhận xét

Ngày 10-5, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Chi nhánh Nha Trang tại 42A Lê Thành Phương. Đây là điểm giao dịch đầu tiên của Ngân hàng Bản Việt tại Nha Trang và là điểm giao dịch thứ 36 trên toàn quốc. Đến dự lễ có các ông: Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; Trần Sơn Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa.

Các vị lãnh đạo thực hiện nghi thức cắt băng khai trương Chi nhánh Ngân hàng Bản Việt tại Nha Trang.
Các vị lãnh đạo thực hiện nghi thức cắt băng khai trương Chi nhánh Ngân hàng Bản Việt tại Nha Trang.

Ngân hàng TMCP Bản Việt là một thương hiệu mới được xây dựng và kế thừa từ Ngân hàng TMCP Gia Định - đã thành lập và hoạt động gần 20 năm. Trên nền tảng kế thừa đó, Ngân hàng Bản Việt đã hoạt động và phát triển ổn định. Năm 2011, kết quả lợi nhuận của Bản Việt tăng 380% so với năm trước, huy động vốn tăng 120%, vốn điều lệ tăng lên 3.000 tỷ đồng… Các chỉ tiêu khác đều đảm bảo đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sự kiện Ngân hàng Bản Việt chính thức đưa vào hoạt động Chi nhánh Nha Trang được xem là một mốc đánh dấu bước tiến vững chắc của ngân hàng trong chiến lược mở rộng phát triển mạng lưới và gia tăng thị phần tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

Trong tháng khai trương, Chi nhánh Ngân hàng bản Việt Nha Trang sẽ dành tặng nhiều phần quà có giá trị cho 200 khách hàng đầu tiên đến giao dịch.
Xem thêm →

Ngân hàng Bản Việt mục tiêu 550 tỷ đồng lợi nhuận 2012

0 nhận xét

Năm 2012, ngân hàng sẽ đầu tư 13,6 nghìn tỷ đồng kinh doanh chứng khoán, chiếm gần 50% tài sản có sinh lời. Cổ tức tỷ lệ 12%.

Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (VietCapitalBank) vừa công bố chương trình họp Đại hội cổ đông thường niên.

Ngân hàng Bản Việt - Viet Capital Bank
Ngân hàng Bản Việt mục tiêu 550 tỷ đồng lợi nhuận 2012

Năm 2012, ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng, gấp rưỡi năm 2011.

Trong đó, dự kiến thu nhập lãi thuần (chênh lệch thu chi các khoản có lãi suất) ước đạt 824 tỷ đồng, gồm:

- Thu lãi cho vay đạt 944 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2011.

- Thu lãi tiền gửi đạt 902 tỷ đồng, tăng 230%.

- Thu lãi từ đầu tư chứng khoán 1.416 tỷ đồng, tăng 216%%

- Chi lãi huy động là 2.438 tỷ đồng, tăng 136%.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 25 tỷ đồng, từ hoạt động ngoại hối 20 tỷ đồng, hoạt động khác 13 tỷ đồng...

Vốn điều lệ năm 2012 sẽ không thay đổi so với 2011, ở mức 3.000 tỷ đông. Cổ tức tỷ lệ 12%.

Tổng vốn huy động dự kiến tăng 78% lên 23,6 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động 16,6 nghìn tỷ đồng từ tổ chức kinh tế, dân tư và huy động 7 nghìn tỷ đồng từ thị trường liên ngân hàng và vay Ngân hàng Nhà nước.

Tổng tài sản năm 2012 dự kiến tăng 65% lên 28 nghìn tỷ đồng, trong đó tài sản có sinh lời chiếm 95,5%, bao gồm 8 nghìn tỷ đồng gửi vốn có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác (chiếm 28,6%), 13,6 nghìn tỷ đồng đầu tư kinh doanh chứng khoán (48,6%) và 5,1 nghìn tỷ đồng cấp tín dụng (17%).

Đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, giá trị tổng tài sản đạt 17 nghìn tỷ đồng, đạt 113% so với kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy động đạt 13,3 nghìn tỷ đồng, tăng 119% so với năm 2010, đạt 116% kế hoạch năm 2011.

Dư nợ tín dụng đạt 4.380 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2010. Nợ xấu chiếm 2,7% tổng dư nợ.

Về hoạt động đầu tư, tổng số đầu tư kinh doanh chứng khoán là 5.859 tỷ đồng, đạt 154% kế hoạch, tăng 301% so với năm trước.

Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 360 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch , tăng 379% so với năm 2010.
Xem thêm →

Ngân hàng Bản Việt: Nợ xấu đến cuối 2011 chỉ còn 2,69%

0 nhận xét

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sau khi chuyển đổi từ ngân hàng Gia Định thành ngân hàng Bản Việt đã giảm mạnh từ mức 4% cuối năm 2010 xuống còn 2,69%. Thấp hơn mức trung bình 2011 toàn ngành ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Bản Việt - Vietcapitalbank vừa thông báo kết quả báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 sau khi chuyển đổi từ NHTMCP Gia Định. 

Ngan hang Ban Viet - Viet Capital Bank
Ngân hàng Bản Việt: Nợ xấu đến cuối 2011 chỉ còn 2,69%

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, Vietcapital bank đạt lợi nhuận xấp xỉ 270 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với KQKD năm 2010. 

Thu nhập từ lãi thuần vẫn là chủ yếu đạt 422 tỷ đồng trong 578 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động. So với năm 2010, thu nhập tăng gần gấp 3 lần. Năm 2010, tổng thu nhập chỉ đạt 202 tỷ đồng

Tăng trưởng thu nhập cũng đi kèm với mức tăng chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng gấp 2 lần từ 108 tỷ đồng của năm tài chính 2010 lên 208 tỷ đồng trong năm 2011.

Đạt được thu nhập cao như vậy trong năm 2011 do ngân hàng mở rộng cho vay và lãi suất cho vay tăng mạnh. 

Dư nợ tính đến 31/12/2011 tăng trưởng 19.6% đạt 4.380 tỷ. Lãi suất cho vay thương mại bằng VND là 24%/năm và ngoại tệ là 7,5%. Trong khi năm 2010, lãi suất dao động từ 12-20%/năm với vay tín dụng cho vay VND và 6,8-8,5%/năm với tín dụng ngoại tệ. 

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng cải thiện đáng kể. Năm 2010, nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ có khả năng mất vốn chiếm 4% dư nợ cho vay. Đến cuối 2011, tỷ lệ này chỉ còn 2,69% mặc dù dư nợ tăng xấp xỉ 20%. 

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cũng có sự thay đổi, tăng tỷ lệ ở dư nợ ngắn hạn và giảm với kỳ hạn còn lại. Nếu như năm 2010, dư nợ ngắn hạn chiếm 66,9% tổng dư nợ thì đến 2011 tỷ lệ này là 73,7%. Với dư nợ dài hạn thì giảm từ 18% xuống còn 14,4%.

Đối tượng cho vay cũng chuyển dịch từ khách hàng cá nhân sang đối tượng là công ty cổ phẩn và công ty TNHH. Năm 2010, dư nợ cá nhân chiếm 43,84% thì năm 2011 chỉ còn 31,86%. Dư nợ dành cho công ty cổ phần và TNHH tăng từ 26,52% và 26,62% lên lần lượt 35,37% và 30,28%. 

Đến cuối năm 2011, ngân hàng có 5.773 tỷ đồng là kỳ phiếu hoặc trái phiếu do TCKT hay TCTD khác phát hành. Trong đó có 4 khoản TPDN phát hành có lãi suất từ 18-21%/năm nhưng không có tài sản đảm bảo với tổng khối lượng khoảng 1.000 tỷ. Còn lại là các kỳ phiếu do các TCTD khác phát hành, lãi suất 14-15,85%/năm.
Xem thêm →

Hệ lụy sở hữu chéo cổ phần ngân hàng

0 nhận xét
Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Tuy nhiên tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Nếu không được kiểm soát đúng mức, nguy cơ rủi ro hệ thống không phải là không có.

Khách hàng giao dịch tại Vietcombank. Ngân hàng này hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác
Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác. Sau khi thoái vốn khỏi Ngân hàng TMCP Gia Định (tên mới là Bản Việt - Viet Capital Bank), Vietcombank đang còn là cổ đông của SaigonBank, Eximbank, Quân đội, Phương Đông... với tỷ lệ nắm giữ tại mỗi nơi khác nhau.

Việc tham gia của Vietcombank vào những tổ chức tín dụng đó là dấu ấn của quá khứ. Nhiều năm trước, khi việc thành lập hệ thống ngân hàng cổ phần được thực thi, Nhà nước chủ trương phải có đại diện của mình trong mỗi ngân hàng và Vietcombank đã góp vốn với tư cách cổ đông nhà nước.

Sự hiện diện của Vietcombank nhằm mục đích giúp Nhà nước hạn chế những hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có từ phía các ngân hàng cổ phần. Trong bối cảnh bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Ngoài ra xét từ góc độ nghiệp vụ, Vietcombank đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với tất cả các ngân hàng họ góp vốn, thậm chí chia sẻ cả nhân lực. Trong đội ngũ lãnh đạo của không ít ngân hàng hiện tại, một số người gốc gác là từ Vietcombank.

Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng, như vậy, không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Những năm 2006-2007, một số ngân hàng cổ phần góp vốn vào việc khai sinh những ngân hàng mới ở vai trò cổ đông lớn. Theo Luật các tổ chức tín dụng, họ chỉ được sở hữu tối đa 11% vốn của một ngân hàng. Để lách quy định trên, có ngân hàng lập các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các công ty này cũng trở thành cổ đông của ngân hàng mới. Kết quả là những nhóm cổ đông có mối quan hệ ràng buộc đã khống chế hoạt động của ngân hàng nơi họ sở hữu cổ phần chi phối.  

Cơ chế “xóa sổ” sẽ hình thành?

Sở hữu chéo cổ phần về bản chất không đơn giản chỉ là giữa các ngân hàng. Nó liên quan đến các doanh nghiệp, nhất là một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước - những đơn vị đang bắt buộc thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Trong đợt xếp loại các tổ chức tín dụng vừa qua, thành phần của nhóm 4 (nhóm yếu kém, không được tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng đầu năm) bao gồm chủ yếu các ngân hàng mới ra đời và cá biệt có ngân hàng lâu năm nhưng vướng vào các khoản nợ xấu lớn.

“Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.
Việc rút vốn của doanh nghiệp sẽ để lại khoảng trống về năng lực tài chính của những ngân hàng nhóm 4. Tuy nhiên vấn đề không dừng lại ở đấy. Tháo gỡ sở hữu chéo đòi hỏi trước hết phải xử lý nợ xấu. Khi nợ xấu đã giải quyết xong, những ngân hàng này cũng không thể tự đứng trên đôi chân của mình do năng lực quản trị và sức cạnh tranh yếu. Họ phải sáp nhập vào những ngân hàng khác và sự biến mất của một số cái tên là điều không tránh khỏi.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần kể: “Chúng tôi được gợi ý xem xét ngân hàng X. Công bằng mà nói ngân hàng này có bộ máy nhân sự và mạng lưới không đến nỗi nào, nhưng nợ xấu lớn quá. Giải quyết xong là coi như hết vốn điều lệ, chúng tôi đành từ chối”.

Hầu hết ngân hàng cổ phần lành mạnh không muốn “dính líu” đến ngân hàng nhóm 4. Bây giờ Ngân hàng Nhà nước chỉ còn trông cậy vào Vietinbank, BIDV, Vietcombank để thực hiện tiến trình tái cơ cấu. Sở hữu chéo sẽ được giải quyết dứt điểm. Không còn cơ chế, thí dụ Vietcombank, nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần ngân hàng X nói trên, mà là Vietcombank mua ngân hàng đó theo giá trị còn lại được kiểm toán xác định, sau đó có thể gộp lại, ghi nhận tăng vốn điều lệ cho Vietcombank, còn ngân hàng kia bị xóa sổ. Nếu đó là ngân hàng niêm yết, khả năng sẽ bị hủy niêm yết trước khi bị mua là điều có thể xảy ra.

Không giống như giữa các doanh nghiệp, công ty bị mua trở thành công ty con của đơn vị đi mua, ngân hàng bị mua có thể bị cơ cấu lại, trở thành chi nhánh của ngân hàng đi mua. Tại sao ư? Tại vì không thể tồn tại một ngân hàng con trong khuôn khổ một ngân hàng lớn kiểu ngân hàng mẹ - ngân hàng con được. Một ngân hàng thương mại là một khối thống nhất, nó có thể có các công ty hoạt động chuyên về nghiệp vụ riêng như công ty mua bán nợ, khai thác tài sản; công ty cho thuê tài chính; công ty chứng khoán...nhưng không thể có ngân hàng X trực thuộc Vietcombank chẳng hạn.

Sở hữu chéo và nhóm lợi ích

Vào cuối năm ngoái Việt Nam có 37 ngân hàng TMCP. Sau khi SCB, Tín Nghĩa, Đệ Nhất hợp nhất, còn lại 35 ngân hàng. Trong số này, như tuyên bố của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến, có mươi ngân hàng không lành mạnh, cần tiếp tục tái cơ cấu. Khoảng 20-25 ngân hàng cổ phần là số lượng mà cơ quan quản lý cho rằng thích hợp và hướng tới.

Tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Một mặt những ngân hàng liên kết có thể tạo dựng sức cạnh tranh mạnh hơn trong việc hợp vốn cho vay dự án tầm cỡ, hỗ trợ thanh khoản lẫn nhau, chia sẻ thông tin về khách hàng... Mặt khác, nếu không được kiểm soát đúng mức, nó cũng tạo điều kiện cho việc cho vay tập trung vào những đối tượng có quan hệ với cổ đông lớn, dồn tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán. “Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.

Từ liên minh đến hình thành những nhóm lợi ích trong lĩnh vực ngân hàng là khoảng cách ngắn. Trong khi các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành có xu hướng tiếp thị chính sách để việc ban hành chúng gần hơn với thực tế cuộc sống, thì các nhóm lợi ích tỏ ra không kém sắc sảo trong vận động hành lang nhằm làm cho cơ chế, chính sách nghiêng về phía bảo vệ quyền lợi của họ.

Nếu cơ chế càng không minh bạch, công khai, nhóm lợi ích càng dễ hiện hữu. Thí dụ gần nhất là phân loại ngân hàng. Có tổ chức tín dụng đang là con nợ của những khoản vay lớn liên ngân hàng, vừa được tái cấp vốn nhưng vẫn được tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. Có ngân hàng nợ xấu thấp, chấp hành nghiêm chỉnh quy định, không bao giờ vi phạm trần lãi suất hay tỷ lệ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích...song vẫn chỉ được tăng trưởng tín dụng 8%. Và trên hết, dư luận vẫn chưa thể biết một cách chính xác nhóm bốn cụ thể có tên những ngân hàng nào. Một ngân hàng khi được hỏi về hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay đã trả lời thế này: “Chỉ tiêu tăng trưởng của chúng tôi dưới 15%”. Lập lờ như thế khiến dư luận có thể hiểu ngân hàng đó thuộc nhóm 2, 3 hay 4 cũng đều được cả.
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by