Blogger Widgets

IBM trở thành doanh nghiệp công nghệ niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ nhì thế giới

0 nhận xét

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, giá trị vốn hóa thị trường của IBM đã tăng lên mức 214 tỷ USD khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/9. Trong khi đó, giá trị vốn hóa của Microsoft giảm xuống còn 213,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên IBM vượt Microsoft về giá trị vốn hóa tính trên giá cổ phiếu khi đóng cửa kể từ năm 1996.

Với thành tích này, IBM đã trở thành doanh nghiệp lớn thứ tư thế giới về giá trị vốn hóa. Trong các hãng công nghệ, IBM hiện còn chỉ thua Apple. “Quả táo” hiện là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, đạt 362,1 tỷ USD tính đến phiên giao dịch hôm qua.

IBM vừa trở thành doanh nghiệp công nghệ niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ nhì thế giới.

IBM vừa trở thành doanh nghiệp công nghệ niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ nhì thế giới.

Cách đây 6 năm, Giám đốc điều hành (CEO) Sam Palmisano của IBM đã bán lại bộ phận máy tính cá nhân cho Lenovo để tập trung vào mảng phần mềm và dịch vụ doanh nghiệp và chính phủ. Trong khi đó, mặc dù đã lấn sang các lĩnh vực quảng cáo và trò chơi trực tuyến, Microsoft vẫn tìm kiếm phần lớn lợi nhuận và doanh thu từ phần mềm hệ điều hành Windows và bộ văn phòng Office vốn được sử dụng chủ yếu trên máy tính cá nhân.

“IMB đã đi trước cả công nghệ. Họ sớm nhận thức được rằng, công nghệ điện toán sẽ vượt khỏi những chiếc máy tính cá nhân để bàn”, nhà phân tích Ted Schadler thuộc hãng nghiên cứu Forrester Research nhận xét.

Giá cổ phiếu của IBM kể từ đầu năm tới nay đã tăng 22%, trong khi giá cổ phiếu của Microsoft giảm 8,8%. Apple – đối thủ lâu năm của IBM và Microsoft trong lĩnh vực máy tính cá nhân – đã vượt Microsoft về giá trị vốn hóa trong năm nay. Như vậy, trong năm 2011 này, Microsoft đã bị cả Apple và “qua mặt” về giá trị vốn hóa.

Từ khi bán lại mảng máy tính cá nhân vào năm 2005 tới nay, dưới sự lãnh đạo của CEO Palmisano, IBM đã chi hơn 25 tỷ USD để đầu tư vào các mảng phần mềm, dịch vụ máy tính và tư vấn. Nhờ đó, lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu mà IBM mang đến cho các nhà đầu tư đã tăng 30 quý liên tục.

Doanh thu của IMB đã tăng 20% trong thời gian từ 2001-2010, trong khi chi phí của công ty 426.000 nhân viên hầu như không thay đổi. Năm ngoái, doanh thu của IBM đạt 99,9 tỷ USD, trong đó một nửa đến từ mảng dịch vụ.

IBM hiện là nhà cung cấp dịch vụ máy tính lớn nhất thế giới, và tin chắc có thể gia tăng doanh thu thêm 25 tỷ USD nữa trong thời gian từ nay đến năm 2015. Hãng đang tiếp tục mở rộng hoạt động ở các thị trường mới nổi cũng như các mảng phân tích, điện toán đám mây và sáng kiến Smarter Planet nhằm kết nối các hệ thống đường bộ, điện lưới và các cơ sở hạ tầng khác tển thế giới với Internet.

“Công nghệ điện toán giờ được sử dụng ở những thứ mà không ai nghĩ là máy tính. Công nghệ đó không chỉ được sử dụng ở máy chủ, máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy nghe nhạc MP3, máy tính bảng… mà còn được áp dụng ngày càng phổ biến ở các thiết bị gia dụng, ôtô, điện lưới, đường bộ, đường sắt, đường thủy…”, CEO Palmisano phát biểu trong một sự kiện hồi tháng 2.

Hồi năm 2000, Microsoft có giá trị vốn hóa lớn gấp 3 lần IBM. Vào tháng 7/2000, Microsoft đạt giá trị vốn hóa trên 430 tỷ USD. Đến tháng 3/2009, giá trị vốn hóa của hãng này lao dốc còn 135 tỷ USD cùng với suy thoái kinh tế trước khi hồi phục trở lại. Hiện Microsoft vẫn là hãng phần mềm lớn nhất thế giới.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6/2011, Microsoft đạt doanh thu 69,9 tỷ USD, trong đó khoảng 60% đến từ Windows và Office. Theo nhà phân tích Schadler, Microsoft đang rơi vào thế bí vì họ đã quá thành công trong mảng máy tính cá nhân đến mức khó gặt hái thành công ở những lĩnh vực mới như tìm kiếm trực tuyến, quảng cáo, phần mềm điều hành di động…

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Bộ Tài chính – Công Thương tranh cãi về giá xăng

0 nhận xét

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng Bộ Tài chính điều hành giá xăng càng lúc càng rối, khiến doanh nghiệp lỗ nặng. Đáp lại, Bộ trưởng Tài chính khẳng định chịu trách nhiệm trước dân, nếu doanh nghiệp lỗ không kinh doanh được thì rút.

Buổi hội thảo về “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” tổ chức sáng nay biến thành cuộc tranh cãi song phương gay gắt giữa đại diện 2 bộ Tài chính và Công Thương, dù đây là cuộc họp mở rộng có sự góp mặt của hơn 20 chuyên gia đầu ngành và báo chí.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (ảnh trái), Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú (ảnh phải) chưa thống nhất được quan điểm.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (ảnh trái), Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú (ảnh phải) chưa thống nhất được quan điểm.

Bộ trưởng Tài chính – Vương Đình Huệ, người từng công tác 10 năm trong ngành kiểm toán, cho biết mục đích của cuộc hội thảo là để lắng nghe các ý kiến trái chiều liên quan đến mặt hàng nhạy cảm – xăng dầu. Trên cơ sở các số liệu công khai về lỗ lãi doanh nghiệp, biến động thị trường, các ý kiến đề xuất, Bộ Tài chính sẽ có các giải pháp điều hành hiệu quả trong thời gian tới.

Đại diện cho phía Bộ Công Thương có Thứ trưởng Bộ Nguyễn Cẩm Tú. Dù không có tên trong danh sách phát biểu, ông Tú xin có ý kiến vì cho rằng bức xúc của ông đã ở ngưỡng không thể tiếp tục kìm nén.

Ông Tú cho rằng cách điều hành giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam thời gian qua mang tính nửa vời và chẳng giống ai, không hẳn là bao cấp cũng chẳng thị trường. Theo ông, mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ Bộ Tài chính không xác định rõ mục tiêu là đảm bảo an ninh năng lượng hay bao cấp cho dân.

“Chúng ta đang điều hành giá xăng theo kiểu ‘sống chết mặc bay’, dùng tay chân thay cho cái đầu vì vậy mà lãnh đạo cấp cao chửi, báo chí chửi, làm đúng cũng bị chửi và dân thì coi như tội đồ… Dân chửi cố mà nghe, vợ tôi chửi, anh em họ hàng nhà tôi chửi, tôi cũng phải chịu. Đây là cách tốt nhất có thể làm lúc này”, ông Tú bức xúc.

Theo ông, chủ trương của Chính phủ là đảm bảo nguồn cung ở mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm, đảm bảo an ninh năng lượng phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng thời gian qua, Bộ Tài chính điều hành giá xăng theo kiểu dư luận tới đâu, điều hành tới đó. Các mục tiêu cân đối cung cầu, hệ thống ra sao, doanh nghiệp lỗ lãi thế nào, xuất lậu ra sao đều bị bỏ qua.

“Bộ Tài chính hứa bù lỗ cho doanh nghiệp bao lần nhưng hứa nhiều lại thất hứa. Tôi thật xấu hổ khi hứa quá nhiều với doanh nghiệp nhưng lại bất lực không làm được gì giúp họ cả trong khi vẫn yêu cầu đảm bảo nguồn cung”, ông Tú nói.

Theo ông, chính cách điều hành kể trên đã dẫn đến hậu quả là cơ quan quản lý bất lực trước doanh nghiệp. Nếu giá không theo thị trường, không giải quyết các khoản lỗ cho doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến các nguy cơ vỡ hệ thống, đứt nguồn cung… Vì vậy, việc tăng giá từng bước cần phải thực hiện.

Bổ sung cho ý kiến của Thứ trưởng Tú, Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo dẫn chứng một loạt con số lỗ lãi mà doanh nghiệp này phải chịu trước áp lực giá thế giới và cách điều hành quá rối rắm của Bộ Tài chính.

Ông Bảo cho biết suốt thời gian qua, giá bán lẻ của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp luôn trong trạng thái lỗ trường kỳ. Tính tới tháng 8, Petrolimex lỗ 1.800 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 9 khoản lỗ của công ty ước khoảng 200 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ trong 9 tháng đầu năm lên 2.000 tỷ đồng. “Bộ Tài chính nên xem xét xử lý các khoản lỗ cho doanh nghiệp”, ông Bảo nói.

Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu VN (PV Oil) – Lê Xuân Trình tiếp lời: “Các khoản lỗ này không phải do doanh nghiệp tạo ra mà do cơ chế”. Ông Trình đề xuất nên “thả” giá xăng, dầu theo thị trường giống như một số mặt hàng khác trong đó có gas. Vì khi giá theo thị trường có lên, có xuống người tiêu dùng sẽ cảm thấy sòng phẳng, doanh nghiệp cũng dễ thở hơn…

Tại hội thảo, đại diện của Bộ Công Thương và một số doanh nghiệp cũng lớn tiếng phê phán Bộ Tài chính về quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu 500 đồng hồi cuối tháng 8 vừa qua. Lý do là, quyết định này quá bất ngờ và nó không phản ánh đúng thực tế của thị trường. Tại thời điểm tháng 7/2011 khi giá thế giới giảm mạnh, doanh nghiệp lãi, Bộ Tài chính “lờ” chuyện giảm giá. Khi giá thế giới tăng trở lại (tháng 8/2011), doanh nghiệp lỗ, quyết định giảm giá lại được đưa ra.

Trước luồng ý kiến chỉ trích gay gắt từ Bộ Công Thương và doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói rằng quyết định giảm giá bán lẻ được ông căn cứ vào đúng quy định của Luật, diễn biến thực tế của thị trường. Và nếu chịu sức ép dư luận, lẽ ra ông phải quyết định giảm giá ngay thời điểm đảm nhận vị trí Bộ trưởng Tài chính – giai đoạn mà dư luận bức xúc nhất về giá xăng dầu, chứ không phải đợi đến 20 ngày sau mới ra quyết định.

Ông Huệ tiết lộ, tại thời điểm giảm giá xăng dầu, ông đã mời Chủ tịch Petrolimex lên để hỏi: “Có giảm giá được hay không?”. Lúc ấy, Petrolimex đã lãi tới 780 đồng mỗi lít xăng, sau khi đã tính đủ các chi phí và cả 300 đồng lợi nhuận định mức mà Chính phủ cho phép. Khoản lãi của Petrolimex cũng được ông Huệ cập nhật từ chính số liệu của hải quan.

“Tôi ra quyết định giảm giá và tôi chịu trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi không quan liêu mà sau mỗi quyết định là cả tập thể lãnh đạo”, ông Huệ nói.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng với kinh nghiệm 10 năm kiểm toán ông thuộc các số liệu lỗ lãi của doanh nghiệp như lòng bàn tay. Điều này có nghĩa, ông thừa hiểu các nhà nhập khẩu xăng dầu lỗ hay lãi và sức chịu đựng của họ đến đâu. “Không ai muốn tăng giá xăng cả vì tác động đến lạm phát ảnh hưởng tới 80 triệu dân. Việc giảm giá cũng vậy, không ai lại bỏ qua khi có cơ hội giảm”, ông Huệ chia sẻ.

Theo ông, sở dĩ giá xăng dầu chưa thể “thả” theo thị trường ngay được vì vẫn còn tồn tại độc quyền. Ba doanh nghiệp đang chiếm trên 90% thị phần trong đó có Petrolimex (trên 60%) và PV Oil. Nếu 3 doanh nghiệp này “đi đêm” với nhau thì doanh nghiệp khác chết, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.

“Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước”, ông Huệ tỏ thái độ.

Năm 2008, Nhà nước đã trích trên 4.600 tỷ đồng để bù lỗ cho doanh nghiệp. Theo bộ trưởng Huệ, sự hy sinh của Nhà nước chẳng ai đề cập tới, trong khi doanh nghiệp chỉ biết kêu lỗ mà không biết chia sẻ với người tiêu dùng.

Ông Huệ cảnh báo tới đây, Bộ Tài chính sẽ liên tục có “trát” yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo lỗ lãi, các hoạt động kinh doanh ở bất cứ thời điểm nào

Liên quan đến ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, ông Huệ cũng thẳng thắn: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn, hoạt động kinh doanh… trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương. Việc vỡ hay không vỡ hệ thống không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng đã vận hành 100% công suất là nguồn dự trữ cho thị trường nội địa.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ chốt lại: Từ nay đến cuối năm sẽ không có chuyện tăng giá và cũng không nên tăng giá bán lẻ xăng dầu mà sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước sẽ bù lỗ.

Hồng Anh (Theo Vnexpress)


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Ra mắt tập đoàn MJ và công bố đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam

0 nhận xét

Sáng nay 7-9, Tập đoàn MJ đã chính thức ra mắt và công bố thỏa thuận đầu tư trị giá 60 triệu USD của IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-Net Global với MJ.

Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Ông Lê Thái Hỷ, GĐ Sở Thông tin và Truyền thông (giữa), cùng với đại diện tập đoàn MJ, IDG Ventures Việt Nam, Rebate Networks và ru-net Global sau lễ ký kết

Tập đoàn MJ là sự hợp nhất của nhà cung cấp dịch vụ bản đồ và địa điểm (Diadiem.com), công ty thương mại trực tuyến (nhommua.com), công ty cung ứng di động (Two.vn) và công ty dịch vụ kỹ thuật số (Two Media). Với sự hợp nhất này, MJ trở thành công ty thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến lớn nhất Việt Nam với gần 500 nhân viên làm việc tại TPHCM và Hà Nội.

Ông Tom Tran, Tổng Giám đốc của MJ, cho rằng với thỏa thuận 60 triệu USD với các nhà đầu tư, MJ trở thành công ty thương mại điện tử hàng đầu khu vực và trong 12 tháng tới sẽ tuyển thêm ít nhất 1.000 nhân viên ở các vị trí quản lý, kỹ thuật, hỗ trợ khách hàng và hành chính.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) Lê Thái Hỷ đánh giá cao sự sáp nhập của các công ty để trở thành kết nối thành công giữa công nghệ và thương mại. Ông Hỷ mong muốn trong thời gian tới MJ cần quan tâm phát triển và đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng phát triển nguồn nhân lực của TP. Sở TTTT sẽ hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho MJ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung về hạ tầng công nghệ thông tin cũng như các tiện ích để doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Hà Trang


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Nhà đầu tư “đổ” tiền mua đất nền để đón đầu cơ hội

0 nhận xét

Sau hơn một tháng chững lại theo tình hình chung của thị trường, gần đây phân khúc thị trường đất nền giá “mềm” thuộc các dự án ở các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai đã có dấu hiệu bứt phá trở lại, lượng nhà đầu tư “đổ” tiền mua đất nhằm đón đầu cơ hội tăng lên đáng kể.

Phối cảnh dự án The IJC Commercial Town ở Mỹ Phước, Bình Dương.

Phối cảnh dự án The IJC Commercial Town ở Mỹ Phước, Bình Dương.

Sự kiện Công ty cổ phần An Cư Lạc Nghiệp cuối tuần qua mở bán sản phẩm dự án The IJC Commercial Town (Mỹ Phước, Bình Dương) đã gây sự bất ngờ đối với giới kinh doanh địa ốc, khi chỉ trong buổi sáng mở bán, hơn 85% sản phẩm đợt 1 (100 sản phẩm đất nền) đã được nhà đầu tư đặt cọc mua.

Ông Nguyễn Vĩnh Minh Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần An Cư Lạc Nghiệp cho rằng sở dĩ nhà đầu tư quan tâm và quyết định mua sản phẩm ngay trong buổi chào bán vì ngoài yếu tố dự án có vị trí tốt, mức giá chào bán khá “mềm”, từ 4-4,4 triệu đồng/m2, thì chủ đầu tư đã đưa ra nhiều chính sách khuyến mại hấp dẫn.

Theo chính sách khuyến mại, nếu khách hàng mua sản phẩm ngay trong buổi sáng sẽ được giảm giá 400.000 đồng/m2, được trao sổ đỏ ngay khi giao dịch thành công và giảm đến 20% cho những khách hàng thanh toán tiền đúng tiến độ.

Tại dự án City Garden (Khu đô thị Mỹ Phước 4, Bình Dương) do Công ty cổ phần địa ốc Kim Oanh và Công ty TDC (thuộc Tập đoàn Becamex) hợp tác đầu tư, sau một tuần mở bán, ông Lê Tiến Vũ, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Kim Oanh cho biết, đã có 90/160 sản phẩm đất nền đợt 1 của dự án được nhà đầu tư đặt mua.

“Với mức giá từ 1,7-2,7 triệu đồng/m2, so với chi phí đầu tư hạ tầng, tiền sử dụng đất… thì đây là mức giá khá mềm,” ông Vũ nói.

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Doanh nhân Việt làm Lãnh sự danh dự Bồ Đào Nha

0 nhận xét

Một người Việt Nam vừa được đại diện của Bồ Đào Nha trao “quyết định lãnh sự danh dự” của nước này ở Hà Nội hôm nay.

Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn C.T Group (trái) được Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng (phải) trao “Quyết định Lãnh sự Danh dự” của Bồ Đào Nha ở Hà Nội ngày 5/9.

Ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn C.T Group (trái) được Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng (phải) trao “Quyết định Lãnh sự Danh dự” của Bồ Đào Nha ở Hà Nội ngày 5/9.

Ông Trần Kim Chung, chủ tịch tập đoàn CT Group, cũng là công dân đầu tiên của Việt Nam được nhận “Quyết định lãnh sự danh dự” của Bồ Đào Nha tại Hà Nội. Cùng ngày, ông Chung đã cùng đoàn Đại sứ Bồ Đào Nha có buổi làm việc với Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành liên quan, UBND TP Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp.

Theo phái đoàn ngoại giao Bồ Đào Nha, sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt trong việc tăng cường quan hệ giao thương giữa hai nước. Hiện Bồ Đào Nha chưa có sứ quán tại Việt Nam nên ông Chung sẽ là đầu mối để thực hiện các chương trình xúc tiến hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai nước, quảng bá hình ảnh đất nước Bồ Đào Nha đến với người dân Việt Nam và ngược lại.

Ông Chung có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, bán lẻ, xây dựng, đầu tư tài chính, ẩm thực giải trí, dịch vụ sức khỏe giáo dục, đồn điền, khai thác khoáng sản và du lịch sinh thái.

Hơn 30 năm kinh doanh, ông Chung đã tham gia nhiều hoạt động cộng đồng. Ông là Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam 2011; Doanh nhân tiêu biểu Sài Gòn 2009 và 2010; Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam – Maylaysia; Chi hội trưởng chi hội hữu nghị Việt – Trung; Chi hội trưởng chi hội hữu nghị Việt – Mỹ.

Hà Thanh


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Doanh nhân Lâm Thiếu Quân: “Thành công không có đường tắt”

0 nhận xét

Nho nhã, thư sinh, ông Lâm Thiếu Quân có dáng dấp của một nhà khoa học, nhà giáo hơn là tổng giám đốc một công ty mẹ có 12 công ty con chuyên về công nghệ với nhiều dự án lớn, ứng dụng những công nghệ mới…

Với quyền ưu tiên được chọn nhiệm sở, ông đã chọn công trình xây dựng Cảng Bến Nghé, một công trình trọng điểm của TP.HCM lúc bấy giờ, điều hành bởi một đơn vị năng động, vận dụng nhiều mô hình quản lý mới trong thời kỳ đầu đất nước mở cửa, làm nơi bắt đầu sự nghiệp của mình.

Được làm việc đúng với chuyên môn, môi trường làm việc lý tưởng, thế nhưng, sau 6 năm, ông quyết định rời cơ quan, tự mình khai phá con đường riêng. Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ thời điểm ấy.

Ông Lâm Thiếu Quân, Tổng GĐ Công ty CP Công nghệ Tiên Phong

Ông Lâm Thiếu Quân, Tổng GĐ Công ty CP Công nghệ Tiên Phong

Được biết, vào những năm đầu của thập niên 1990, thu nhập của cán bộ làm việc tại Cảng Bến Nghé không thấp, công việc lại phù hợp với chuyên môn, điều kiện thăng tiến cũng không thiếu, vậy sao ông lại ra đi?

Tôi được tham gia Ban quản lý công trình xây dựng Cảng Bến Nghé ngay từ những ngày đầu (san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng…) và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu về thi công, quản lý công trình xây dựng.

Với mong muốn trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về quản trị doanh nghiệp, tôi đã đăng ký học đại học văn bằng 2 ngành ngoại thương tại Đại học Kinh tế TP.HCM. Đây là khóa học đầu tiên Trường mở ra cho những người đã tốt nghiệp đại học về kỹ thuật, chương trình được xây dựng rất tiên tiến, sát với nhu cầu thực tiễn. Tôi gần như áp dụng được ngay những kiến thức vừa học vào công việc hằng ngày.

Những năm đó đất nước vừa mở cửa, rất ít người có kinh nghiệm về giao thương quốc tế, về quản trị doanh nghiệp theo mô hình chuẩn của thế giới. Tại Cảng Bến Nghé, tôi có điều kiện tiếp xúc và làm việc với nhiều đối tác nước ngoài, trong đó có nhiều công ty mang tầm quốc tế. Tôi rất ấn tượng về phong cách làm việc chuyên nghiệp của họ.

Giống như người thuyền trưởng luôn muốn tìm tới những bờ bến lạ, tôi cũng muốn được thử sức ở môi trường mới để có thể học hỏi được nhiều hơn, đặc biệt là sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hằng ngày…

Năm 1992, tôi quyết định xin thôi việc tại Cảng Bến Nghé, về làm nhân viên Công ty TNHH INTRACO, một công ty thương mại của Chính phủ Singapore.

Cũng cần nói thêm về cách thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Singapore lúc ấy. Họ thường đưa những công ty, tập đoàn nhà nước có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong việc khai phá thị trường mới vào Việt Nam thăm dò và đặt nền móng giao thương thật vững chắc và ổn định, sau đó lần lượt các doanh nghiệp ở từng lĩnh vực sẽ vào sau, tận dụng những ưu thế đã được thiết lập từ ban đầu. INTRACO cũng giữ vai trò “mở đường” như vậy.

Làm việc trong môi trường quốc tế, ông học hỏi được những gì?

Đó là phong cách làm việc chuyên nghiệp, đề cao trách nhiệm cá nhân trong từng việc cụ thể, sự đánh giá công bằng dựa trên khả năng và hiệu quả công việc, cách tổ chức và điều hành bộ máy quản lý một doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực…

Về làm việc với INTRACO, tôi được sang Singapore nhiều lần. Tới nước bạn lần đầu, điều làm tôi “choáng ngợp” không phải là rất nhiều nhà cao tầng, xa lộ thẳng tắp, siêu thị rộng mênh mông đầy ắp hàng hóa…, mà chính là cách thức quản lý đô thị thật thông minh và hợp lý, từ quy hoạch xây dựng cho đến điều tiết giao thông, điện, nước, công viên…, tất cả đều tạo nên sự thoải mái cho người dân.

Hệ thống quản lý thông minh tác động tích cực đến hành vi của từng người, hình thành trong họ ý thức tự giác vì cộng đồng, bảo vệ và xây dựng môi trường sống ngày càng tốt hơn, trong lành hơn.

Từ ngày đó, trong tôi đã manh nha hình thành ý tưởng đem những công nghệ tiên tiến này về ứng dụng trong quản lý đô thị tại Việt Nam, giúp đất nước ta nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lạc hậu và đuổi kịp các nước trong khu vực trong thời gian ngắn. Tôi từng nghĩ, đây chỉ đơn giản là giải bài toán về kỹ thuật, chắc cũng không khó lắm, nhưng thực tế lại không phải vậy.

Đang có việc làm ổn định với thu nhập cao, môi trường làm việc tốt, sao ông lại “rẽ ngang” để một lần nữa phải làm lại từ đầu?

Trong vai trò một người làm thuê, tôi không thể triển khai những ý tưởng riêng của mình. Vì vậy, khi nhận được lời mời về làm việc tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ tin học và điều khiển CATIC của nhóm các giảng viên Đại học Bách khoa TP.HCM, với mục tiêu ứng dụng khoa học và công nghệ vào đời sống, tôi đồng ý ngay, dù thu nhập rất khiêm tốn và tương lai thì mờ mịt.

Ông làm thế nào để bù đắp được khoản thu nhập thiếu hụt khi ấy? Có phương án dự phòng nếu thất bại hay không?

Lúc đó tôi kêu gọi sự chia sẻ của “hậu phương lớn” là vợ tôi. Tôi cậy nhờ vợ chèo chống lo kinh tế gia đình trong hai năm để tôi thử sức, nếu thất bại thì tôi lại tiếp tục đi làm thuê cho các công ty nước ngoài. Với kiến thức, kinh nghiệm và quan hệ bấy lâu nay, tôi tin chắc không khó tìm việc. Rất may là vợ tôi đã hết lòng ủng hộ nên tôi mới có được ngày hôm nay.

CATIC hoạt động ở những lĩnh vực nào, thưa ông?

Chúng tôi không đi theo hướng phát minh lại những thứ thế giới đã có, mà tìm cách ứng dụng các phát minh ấy vào Việt Nam một cách hiệu quả nhất. làm được như thế đã là thành công.

Theo hướng ấy, CATIC đã thành công dù khá vất vả. Doanh thu năm đầu tiên của chúng tôi (1996) là 600 triệu đồng với số vốn chỉ khoảng trên dưới 100 triệu đồng.

Năm 1996, tôi cùng CATIC thành lập và điều hành Công ty Kỹ thuật điện Toàn Cầu chuyên kinh doanh các thiết bị chống sét trực tiếp, chống sét lan truyền và nối đất; thiết bị lưu điện; hệ thống điều hòa không khí chính xác…

Từ năm 2004, Toàn Cầu sản xuất các thiết bị chống sét trên đường nguồn, đường tín hiệu, đường viễn thông, mạng máy tính với chất lượng tương đương các thiết bị ngoại nhập và giá thành hợp lý. Năm 2009, Toàn Cầu đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội.

Rồi lần lượt một loạt công ty hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau ra đời, như: Công ty Thạch Anh kinh doanh các thiết bị cơ điện; Công ty Tân Tiến phân phối thiết bị điện tự động, bảng tủ điện, đo lường và phân tích; Công ty Siêu Tính cung cấp các giải pháp tin học tổng thể, bao gồm phần cứng, phần mềm; Công ty Tín Thông về viễn thông; Công ty Phần mềm Tiên Phong; Công ty Thiên Vận; Công ty Định vị Tiên Phong…

Các công ty này đều kinh doanh ổn định, tăng trưởng nhanh. Sau đó, do những yêu cầu bức thiết về quản trị, điều hành chung của các công ty, năm 1999, Công ty cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) được thành lập với tư cách là công ty mẹ của 12 công ty con, do tôi làm tổng giám đốc từ đó đến nay.

Ông đã áp dụng mô hình kinh tế tập đoàn gồm công ty mẹ và các công ty con từ rất sớm, một mô hình mà hiện nay nhiều công ty nhà nước và tư nhân đang hướng tới, dù vẫn còn nhiều vấp váp khi triển khai, thậm chí là phạm sai lầm nghiêm trọng trong quản lý. Theo ông, đâu là mấu chốt khiến mô hình kinh doanh này có hiệu quả, chứ không đơn thuần là làm một phép tính cộng nhiều công ty lại?

Điều quan trọng nhất là phải xác định được đâu là lĩnh vực cốt lõi, là thế mạnh của hệ thống. Đối với Tiên Phong vẫn là ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhất vào mọi lĩnh vực của đời sống.

Cũng có lúc cổ đông thắc mắc tại sao Tiên Phong không “lấn sân” vào những lĩnh vực hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao như địa ốc hay chứng khoán…, nhưng chúng tôi vẫn kiên trì với mục tiêu ban đầu và thực tế đã chứng minh đó là lựa chọn đúng đắn.

Về tổ chức vận hành bộ máy, công ty mẹ quản lý về vốn, về chính sách tài chính, chế độ chung cho người lao động, tổ chức bộ máy quản trị chung, giữ vai trò định hướng chiến lược hoạt động của các công ty con trong một chỉnh thể thống nhất.

Các công ty con hoạt động độc lập, tự chủ trong kinh doanh. Công ty mẹ vẫn tham gia các dự án lớn, chuyên nghiên cứu, cung cấp các giải pháp tích hợp và dịch vụ quản lý, triển khai dự án ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.

Nguồn nhân lực cho lĩnh vực kỹ thuật công nghệ ở Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu, Công ty Tiên Phong làm thế nào để giữ được sự ổn định về nhân sự và tuyển dụng được người tài?

Nguồn cung của chúng tôi vẫn là sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin… của các trường đại học trong nước.

Sinh viên của ta hiện nay trình độ ngoại ngữ đã được cải thiện khá hơn trước nhiều, có tư duy sáng tạo, cái thiếu là những kỹ năng mềm, như: khả năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, toàn tâm, toàn ý, tận tụy với công việc. Vì vậy, chúng tôi phải thường xuyên mở những lớp đào tạo kỹ năng mềm cho họ.

Để quyền lợi của nhân viên gắn bó lâu dài với quyền lợi của công ty, chúng tôi nhượng lại cổ phần cho nhân viên. Tiên Phong tiến hành cổ phần hóa khá sớm, vào năm 2006, và từ đó đến nay, người lao động ngày càng gắn kết chặt chẽ với Công ty.

Sau gần 20 năm lăn lộn trên thương trường, cùng bạn bè thân thiết tạo nên một cơ đồ lớn với điểm xuất phát gần như chỉ là kiến thức, ông tâm đắc nhất điều gì và phương châm sống của ông là gì?

Tôi nghĩ những việc tôi làm ai cũng có thể làm được nếu cố gắng hết mình và biết đặt ra những mục tiêu để theo đuổi đến cùng. Tất nhiên là những mục tiêu ấy đừng quá cao siêu, không thể thực hiện được trong giới hạn của một đời người.

Có một điều tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ là không hề có đường tắt cho sự thành công, không thể nóng vội, đốt cháy giai đoạn để tiến nhanh đến đích, vì khi ấy cái giá phải trả là không nhỏ, chưa kể, có thể không còn thời gian để làm lại từ đầu.

Phương châm sống của tôi là cố gắng trở thành một người thành công, mang lại hạnh phúc cho gia đình, tạo cơ hội cho đồng nghiệp, đem lại niềm vui cho bạn bè và một ước ao lớn lao hơn là làm được điều gì đó cho sự tiến bộ của xã hội.

Có phải vì phương châm đó mà ông đã mạnh dạn tự mình ra ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa VIII?

Trong suốt chừng ấy năm nỗ lực hết mình để ứng dụng những phát minh khoa học, công nghệ tiên tiến nhất vào đời sống, góp phần cùng với các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết những bài toán khó, như: hệ thống mã vạch hai chiều trong khai báo thuế; trạm thu phí giao thông một dừng trên toàn quốc; cải tiến việc ghi số điện, nước từ thủ công sang dùng công cụ điện tử, vừa chính xác, vừa tiết kiệm được nhân lực…

Cái khó chúng tôi luôn gặp phải không phải là các bài toán kỹ thuật, mà là những nút thắt từ những quy định về pháp lý còn lạc hậu, không theo kịp sự phát triển rất nhanh của khoa học – công nghệ.

Tôi muốn được có mặt trong các cơ quan dân cử để cùng với các cơ quan nhà nước tìm biện pháp tháo gỡ những nút thắt đó. Ai cũng hiểu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp tăng năng suất, hiệu quả lao động, và đó chính là cơ sở cho việc tăng thu nhập cho người lao động.

Ở phương diện quản lý nhà nước, ứng dụng công nghệ góp phần giảm thiểu những thủ tục rườm rà, tạo sự thoải mái cho người dân, tinh giảm được bộ máy, thu nhập của công chức từ đó cũng được cải thiện và những hiện tượng tiêu cực, như quan liêu, cửa quyền, hách dịch và tham nhũng sẽ dần được loại bỏ.

Tôi sẽ lắng nghe nguyện vọng của người dân để phản ánh với chính quyền, cùng chính quyền tìm kiếm những giải pháp đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người dân thông qua việc ứng dụng sáng tạo những công nghệ kỹ thuật mới vào quản lý nhà nước

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Doanh nhân Võ Thị Thanh: ‘Uy tín – đạo đức sẽ tạo ra tiền bạc

0 nhận xét

Là một trong những nữ doanh nhân tiêu biểu – mạnh mẽ, quyết đoán và đã có nhiều trải nghiệm trong kinh doanh – Võ Thị Thanh – Tổng Giám đốc Cty Thuận Thảo (Phú Yên) cho rằng bí quyết thành công của chị là “biết cách dùng người”, đặt mỗi cộng sự của mình vào đúng vị trí. Chị luôn tâm niệm “Uy tín – đạo đức sẽ tạo ra tiền bạc”.

Trong suốt cuộc trò chuyện với chúng tôi, chị Thanh luôn nhấn mạnh đến sự bền vững của DN. Chị bảo – Đi lên từ một DN nhỏ nên tôi biết trân trọng từng thành quả nhỏ nhất và biết tập hợp sức người sức của cho những mục tiêu mà mình tin là đúng. Bản năng trong kinh doanh giúp tôi phán đoán chính xác…

Với người phụ nữ thành đạt này, đôi khi tôi không biết điều gì đã giúp chị thành công – sự tưởng tượng lãng mạn và tầm nhìn xa của một sinh viên văn khoa ngày nào hay chính sự chắc chắn, rành rẽ và khúc chiết của người tốt nghiệp đại học luật?

Sau này trở nên thân thiết với chị – mới hiểu rõ hơn. Tính quyết đoán, nhạy bén, say mê công việc và mong muốn được cống hiến cho xã hội, cộng đồng đã khiến chị trở thành một Võ Thị Thanh của Thuận Thảo nổi tiếng. Dù có trong tay một DN lớn, một chuỗi kinh doanh độc đáo, nhưng chị lại là người cẩn trọng và để tâm đến cả những việc nhỏ trong Cty.

Chị cho rằng – Phát triển nhanh phải đi đôi với sự bền vững, phải bước đi một cách chắc chắn với tầm nhìn xa và luôn biết rút kinh nghiệm để tự hoàn thiện mình. Tôi đã được tận mắt tham khảo chương trình huấn luyện đội ngũ nhân viên của chị với những chi tiết cụ thể như: Khách hàng muốn gì? Nhân viên phải làm gì? Phong cách giao tiếp ra sao?… Và hiểu điều chị nói: “Chính con người quyết định sự thành công trong kinh doanh”.

- Thưa chị, mạo hiểm và sáng tạo – đó có phải là hai tố chất cơ bản của doanh nhân? Và với chị thì sao?

Tôi nghĩ điều đó hoàn toàn đúng. Sự dấn thân đến cùng đòi hỏi con người phải mạo hiểm và sáng tạo. Phải dám mạo hiểm mới đủ sức vươn lên trong cuộc sống, cạnh tranh gay gắt trên thương trường.

Có một chuyên gia kinh tế đã nói: “Dám mạo hiểm mới thắng được rủi ro và biết mạo hiểm mới giành được thắng lợi. Đồng thời phải dám sáng tạo và vì dám mạo hiểm thì mới dám sáng tạo”. Doanh nhân luôn tìm con đường đi riêng cho mình – khi chưa có ai đi trên con đường ấy.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm Công ty Thuận Thảo

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm Công ty Thuận Thảo

Tôi cho rằng điều đó quan trọng hơn cả vốn liếng, thiết bị máy móc. Bởi sự tự ý thức về mình, ý thức về sự đổi mới, sự dấn thân, dám chịu trách nhiệm về những sáng tạo mới của mình – là những điều cơ bản tối cần thiết đối với mỗi doanh nhân. Từ bản thân mình – tôi nghiệm thấy, việc lựa chọn và quyết định khi bước vào nghiệp kinh doanh đã chứa đựng đủ hai yếu tố đó – vừa mạo hiểm vừa sáng tạo. Rất may là những điều ấy đã giúp tôi kinh doanh thành công.

- Chị được biết như là một nữ doanh nhân luôn đi tiên phong ở khu vực miền Trung. Chị nói gì về điều này?

Đúng là có nhiều nhận xét về tôi như thế. Khi người ta mới lo mở cửa hàng bán lẻ thì tôi đã làm siêu thị. Tôi cũng là người lập bến xe tư nhân đầu tiên ở VN. Có một đội xe khách chất lượng cao được mệnh danh là “hàng không mặt đất”.

Tôi xây dựng khu du lịch sinh thái 25 ha – đem rừng về giữa thành phố và đem cả văn hoá ẩm thực của cả ba miền về đây. Cùng với khu du lịch liên hoàn đó là một khách sạn năm sao, một khu Resort cao cấp dọc bờ biển.

Tôi mong muốn kéo được khách du lịch về với Phú Yên quê tôi và đã làm được điều này. Lượng khách ngày thường khoảng 3-4 ngàn người và vào những ngày Chủ nhật, ngày lễ có tới 7-8 ngàn người. Điều đáng mừng là khu du lịch của tôi là nơi đến không chỉ của bà con trong tỉnh và khu vực. Nhiều khách ở Hà Nội rẽ qua cứ tâm đắc “giá ở Hà Nội có được khu vui chơi như thế này…”.

- Phải chăng điều đó bắt nguồn từ sự nhạy cảm trong kinh doanh – điều mà bất cứ doanh nhân nào cũng phải có nếu muốn thành công?

Tôi cho rằng sự nhạy cảm trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Trong kinh doanh lại càng phải nhạy cảm hơn. Lao động của doanh nhân là loại lao động phức tạp – vừa phải có tri thức, năng lực, vừa phải có kinh nghiệm, đồng thời phải có quyết sách đúng lúc mới mang lại hiệu quả cao.

Trong công việc, tôi là người quyết đoán – biết nắm bắt cơ hội và định làm gì là quyết tâm làm cho kỳ được. Trong thời điểm hiện nay với công trình khách sạn 17 tầng năm sao mà chúng tôi đang xây dựng (khoảng 20 triệu USD) thì quả là khó khăn vì lãi suất ngân hàng cao, giá nhân công, nguyên vật liệu tăng…

Nhưng mặt khác đó cũng lại là cơ hội vì nhu cầu phòng ở cao cấp cho khách là có thực ở Phú Yên. Vì vậy tôi vẫn quyết tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng để có thể khánh thành khách sạn vào dịp 30/4/2009. Và khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng đang được triển khai tích cực.

Một kiến trúc sư người Pháp giúp tôi thiết kế sao cho ấn tượng nhưng phải hài hoà với thiên nhiên. Tôi hi vọng sự kinh doanh phát đạt của mình cũng sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho tỉnh và cho cả cộng đồng.

- Chị vừa nhắc đến lợi ích cộng đồng – Chúng ta luôn nhấn mạnh đến sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích của DN, lợi ích của riêng doanh nhân trong tổng thể lợi ích của toàn xã hội và sự phát triển bền vững của nền kinh tế?

Tôi luôn luôn đặt lợi ích của mình, của DN Thuận Thảo trong lợi ích của kinh tế chung trong tỉnh. Với hơn 2.000 nhân viên và phía sau là hơn 2.000 gia đình – Thuận Thảo luôn có ý thức trong việc bảo đảm đời sống của cán bộ công nhân viên, đồng thời cố gắng phát triển kinh doanh, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Một nét khác biệt của chúng tôi là khu du lịch sinh thái mở cửa cho tất cả mọi người vào không thu vé (kể cả phí gửi xe). Chúng tôi chỉ bán các dịch vụ có chất lượng của mình trong những khu đó và được mọi người ưu ái khen tặng “Chất lượng hoàng gia – giá bá tánh”.

Tôi nghĩ đó là phần thưởng quý giá đối với người kinh doanh. Trong sự thành công của mình, tôi luôn ý thức được sự ủng hộ của các cấp chính quyền cũng như của bà con nhân dân và vì vậy chúng tôi luôn chia sẻ lợi ích với mọi người. Cty làm nhà tặng cho người nghèo và đóng góp cho các hoạt động từ thiện khác. Khi nghe tin chợ Quy Nhơn cháy, tôi tự tay cầm tiền ra ủng hộ… Tôi làm những điều này xuất phát từ tấm lòng của chính mình.

- Và đó cũng chính là nét nhân văn trong mỗi doanh nhân mà chúng ta cần nhân rộng?

Tôi biết rất nhiều doanh nhân tham gia làm từ thiện và làm rất nhiều. Đó là sự chia sẻ và đóng góp cho cộng đồng rất lớn. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc VCCI – một thành viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc VN nên tập hợp, thống kê và nên có sự ghi nhận những đóng góp này của đội ngũ DN.

- Được biết Ban Bí thư Trung ương Đảng giao cho VCCI xây dựng đề án trình Bộ Chính trị ra Nghị quyết về xây dựng đội ngũ doanh nhân. Theo chị, để xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cần có những yêu cầu gì?

Tôi rất mừng vì điều này. Chúng ta đã có ý thức trong việc tạo môi trường cho việc hình thành và phát triển tầng lớp doanh nhân. Bên cạnh đó, cũng đã tạo một môi trường cạnh tranh cho doanh nhân.

Tuy nhiên, để xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh và có thể vươn ra thế giới thì ngay từ bây giờ Nhà nước phải đặc biệt quan tâm đến đào tạo lớp doanh nhân trẻ có tri thức và năng động chuyên nghiệp hơn nữa. Hệ thống luật pháp của Nhà nước được xây dựng phải nhằm mục tiêu bảo vệ các hoạt động kinh doanh chân chính của doanh nhân và DN. Hệ thống tài chính, ngân hàng phải thực sự minh bạch, hỗ trợ những dự án kinh doanh của doanh nhân. Đặc biệt là chế độ thuế phải khuyến khích doanh nhân tích luỹ để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Có như vậy chúng ta mới nhân rộng và có được đội ngũ doanh nhân thực sự vững mạnh.

- Xin cảm ơn chị!

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Chứng khoán thế giới tăng giảm đan xen

0 nhận xét

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9 (vào rạng sáng nay, 2.9, giờ VN), sàn chứng khoán Phố Wall (Mỹ) và châu Á đã bất ngờ quay đầu giảm trong khi chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm.

Chốt phiên 1.9, chỉ số thị trường S&P 500 của Mỹ giảm 1,2%, chốt phiên ở mức 1.204,42 điểm. Trong 4 phiên vừa qua, chỉ số này đã phục hồi được 5,1%. Chỉ số Dow Jones Industrial để mất 119,96 điểm ngay trong phiên đầu tháng, tương đương giảm 1%, xuống chốt phiên ở mức 11.493,57 điểm.

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Phố Wall đi xuống trong phiên này là tác động của thông tin từ thị trường lao động. Các chuyên gia dự báo số việc làm được tạo mới trong tháng 8 vừa qua tại Mỹ (không kể ngành nông nghiệp) đã tăng khoảng 68.000 việc làm, trong khi đó, mức tăng đạt được của tháng 7 lên tới 117.000 việc làm mới.

Trong phiên này, toàn bộ 10 nhóm ngành đóng góp vào S&P 500 đều mất điểm. Nhóm cổ phiếu tài chính giảm mạnh nhất với 2,4%. Chỉ số KBW Bank với sự đóng góp của 24 mã cổ phiếu ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã giảm mạnh tới 3%.

* Tại châu Âu, chứng khoán ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp, chuỗi tăng điểm dài nhất trong vòng hơn 1 tháng qua sau báo cáo về tăng trưởng của khu vực sản xuất của Mỹ trong tháng 8.

Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực tăng 0,6%. Trong tháng 8, chỉ số này đã giảm tới 11%, là tháng giảm kỷ lục nhất kể từ tháng 10.2008.

Cổ phiếu của các ngân hàng trong khu vực cũng tăng khá mạnh trong phiên này. Đặc biệt, cổ phiếu của các ngân hàng Anh tăng đáng kể sau khi có thông tin chính phủ Anh sẽ hoãn việc cải tổ các ngân hàng cho tới kỳ bầu cử tiếp theo nhằm tránh những tác động tiêu cực tới nền kinh tế quốc gia. Cổ phiếu của Royal Bank of Scotland tăng 8,2%. Cổ phiếu của Barclays tăng 5,6%. Cổ phiếu của Lloyds Banking Group tăng 6,2%.

Tổng kết các thị trường chứng khoán cấp quốc gia trong khu vực: Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng nhẹ 0,45%, lên thành 5.418,65 điểm; CAC 40 của Pháp tăng 0,28%, chốt phiên ở mức 3.265,83 điểm; DAX của Đức giảm 0,94%, xuống còn 5.730,63 điểm.

Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha tăng 0,49%; FTSE MIB của Ý tăng 0,69%; ISEQ của Ireland tăng 0,98%.

* Tại châu Á, chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 0,4%, làm gián đoạn chuỗi 6 ngày tăng điểm liên tiếp.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,78%, xuống còn 8.990,13 điểm; HSI của Hồng Kông tăng nhẹ 0,25%, chốt phiên ở mức 20.585,3 điểm.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,43%; KOSPI (Hàn Quốc) tăng 0,04%; S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,81%.

Thu Hạnh


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by