Blogger Widgets

Ngân hàng Bản Việt mục tiêu 550 tỷ đồng lợi nhuận 2012

0 nhận xét

Năm 2012, ngân hàng sẽ đầu tư 13,6 nghìn tỷ đồng kinh doanh chứng khoán, chiếm gần 50% tài sản có sinh lời. Cổ tức tỷ lệ 12%.

Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (VietCapitalBank) vừa công bố chương trình họp Đại hội cổ đông thường niên.

Ngân hàng Bản Việt - Viet Capital Bank
Ngân hàng Bản Việt mục tiêu 550 tỷ đồng lợi nhuận 2012

Năm 2012, ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng, gấp rưỡi năm 2011.

Trong đó, dự kiến thu nhập lãi thuần (chênh lệch thu chi các khoản có lãi suất) ước đạt 824 tỷ đồng, gồm:

- Thu lãi cho vay đạt 944 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2011.

- Thu lãi tiền gửi đạt 902 tỷ đồng, tăng 230%.

- Thu lãi từ đầu tư chứng khoán 1.416 tỷ đồng, tăng 216%%

- Chi lãi huy động là 2.438 tỷ đồng, tăng 136%.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 25 tỷ đồng, từ hoạt động ngoại hối 20 tỷ đồng, hoạt động khác 13 tỷ đồng...

Vốn điều lệ năm 2012 sẽ không thay đổi so với 2011, ở mức 3.000 tỷ đông. Cổ tức tỷ lệ 12%.

Tổng vốn huy động dự kiến tăng 78% lên 23,6 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động 16,6 nghìn tỷ đồng từ tổ chức kinh tế, dân tư và huy động 7 nghìn tỷ đồng từ thị trường liên ngân hàng và vay Ngân hàng Nhà nước.

Tổng tài sản năm 2012 dự kiến tăng 65% lên 28 nghìn tỷ đồng, trong đó tài sản có sinh lời chiếm 95,5%, bao gồm 8 nghìn tỷ đồng gửi vốn có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác (chiếm 28,6%), 13,6 nghìn tỷ đồng đầu tư kinh doanh chứng khoán (48,6%) và 5,1 nghìn tỷ đồng cấp tín dụng (17%).

Đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, giá trị tổng tài sản đạt 17 nghìn tỷ đồng, đạt 113% so với kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy động đạt 13,3 nghìn tỷ đồng, tăng 119% so với năm 2010, đạt 116% kế hoạch năm 2011.

Dư nợ tín dụng đạt 4.380 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2010. Nợ xấu chiếm 2,7% tổng dư nợ.

Về hoạt động đầu tư, tổng số đầu tư kinh doanh chứng khoán là 5.859 tỷ đồng, đạt 154% kế hoạch, tăng 301% so với năm trước.

Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 360 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch , tăng 379% so với năm 2010.
Xem thêm →

Ngân hàng Bản Việt: Nợ xấu đến cuối 2011 chỉ còn 2,69%

0 nhận xét

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sau khi chuyển đổi từ ngân hàng Gia Định thành ngân hàng Bản Việt đã giảm mạnh từ mức 4% cuối năm 2010 xuống còn 2,69%. Thấp hơn mức trung bình 2011 toàn ngành ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Bản Việt - Vietcapitalbank vừa thông báo kết quả báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 sau khi chuyển đổi từ NHTMCP Gia Định. 

Ngan hang Ban Viet - Viet Capital Bank
Ngân hàng Bản Việt: Nợ xấu đến cuối 2011 chỉ còn 2,69%

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, Vietcapital bank đạt lợi nhuận xấp xỉ 270 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với KQKD năm 2010. 

Thu nhập từ lãi thuần vẫn là chủ yếu đạt 422 tỷ đồng trong 578 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động. So với năm 2010, thu nhập tăng gần gấp 3 lần. Năm 2010, tổng thu nhập chỉ đạt 202 tỷ đồng

Tăng trưởng thu nhập cũng đi kèm với mức tăng chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng gấp 2 lần từ 108 tỷ đồng của năm tài chính 2010 lên 208 tỷ đồng trong năm 2011.

Đạt được thu nhập cao như vậy trong năm 2011 do ngân hàng mở rộng cho vay và lãi suất cho vay tăng mạnh. 

Dư nợ tính đến 31/12/2011 tăng trưởng 19.6% đạt 4.380 tỷ. Lãi suất cho vay thương mại bằng VND là 24%/năm và ngoại tệ là 7,5%. Trong khi năm 2010, lãi suất dao động từ 12-20%/năm với vay tín dụng cho vay VND và 6,8-8,5%/năm với tín dụng ngoại tệ. 

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng cải thiện đáng kể. Năm 2010, nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ có khả năng mất vốn chiếm 4% dư nợ cho vay. Đến cuối 2011, tỷ lệ này chỉ còn 2,69% mặc dù dư nợ tăng xấp xỉ 20%. 

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cũng có sự thay đổi, tăng tỷ lệ ở dư nợ ngắn hạn và giảm với kỳ hạn còn lại. Nếu như năm 2010, dư nợ ngắn hạn chiếm 66,9% tổng dư nợ thì đến 2011 tỷ lệ này là 73,7%. Với dư nợ dài hạn thì giảm từ 18% xuống còn 14,4%.

Đối tượng cho vay cũng chuyển dịch từ khách hàng cá nhân sang đối tượng là công ty cổ phẩn và công ty TNHH. Năm 2010, dư nợ cá nhân chiếm 43,84% thì năm 2011 chỉ còn 31,86%. Dư nợ dành cho công ty cổ phần và TNHH tăng từ 26,52% và 26,62% lên lần lượt 35,37% và 30,28%. 

Đến cuối năm 2011, ngân hàng có 5.773 tỷ đồng là kỳ phiếu hoặc trái phiếu do TCKT hay TCTD khác phát hành. Trong đó có 4 khoản TPDN phát hành có lãi suất từ 18-21%/năm nhưng không có tài sản đảm bảo với tổng khối lượng khoảng 1.000 tỷ. Còn lại là các kỳ phiếu do các TCTD khác phát hành, lãi suất 14-15,85%/năm.
Xem thêm →

Bạn có đủ tiêu chuẩn nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm?

0 nhận xét
Bạn có sẵn sàng đưa công ty mình đến bước phát triển mới? Có phải đã đến lúc để tìm nguồn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm?

Đa số câu trả lời sẽ là "không". Chỉ có mô hình "đúng" đang ở giai đoạn phát triển "đúng" và xuất hiện "đúng" thời điểm trên thị trường mới là đối tượng của các quỹ đầu tư mạo hiểm để mắt đến.

Một số đặc điểm mà các nhà đầu tư sẽ quan tâm

Khả năng tạo lợi nhuận

Một doanh nghiệp với chi phí cao cao và tổng lợi nhuận thấp sẽ không được để mắt đến. Các quỹ đầu tư thích các mô hình kinh doanh tạo được nhiều lợi nhuận. Điều này là đương nhiên và không có gì phải bàn cãi Nếu một doanh nghiệp có giá sản xuất sản phẩm thấp và có phần trăm trong tổng giá bán ra nằm ở 1 con số thì doanh nghiệp đó rất hấp dẫn đối với Quỹ đầu tư.

Quy mô thị trường


Trong bộ phim Social Network, Justin Timberblake trong vai Sean Parker đã nói rằng: "Một triệu đô la chẳng đáng là gì. Anh biết cái gì nghe hấp dẫn hơn không? Một tỷ đô la." Với quỹ đầu tư mạo hiểm thì thị trường khiêm tốn nghe chẳng chẳng hấp dẫn chút nào.

Không có bí quyết thành công


Bí quyết thành công không nhất thiết phải là bằng sáng chế hay phát minh ra thứ gì mới. Startbucks là một doanh nghiệp được đầu tư trong khi mô hình kinh doanh này có thể bị sao chép dễ dàng. Thật sự đã có nhiều người cố gắng cạnh tranh với Startbucks trong lĩnh vực này nhưng không người nào thành công cả trong việc sao chép "văn hóa" của Startbucks. Tất cả những yếu tố như nhân viên, khách hàng của Startbucks, các poster diễn viên và đam mê dành cho chất lượng của từng sản phẩm đã kết hợp lại và tạo nên một rào cản ngăn các doanh nghiệp tương tự tiến vào thị trường ngay cả khi chất lượng café của họ có tốt hơn Starbucks đi nữa.

Bạn và đội ngũ của mình


Bạn không nhất thiết phải có kinh nghiệm nhưng nếu không có điều đó thì bản cần phải có một số các phẩm chất sau đây: a) Có một nền tảng kiến thước tốt, b) từng có kinh nghiệm làm việc tại các công ty trong lĩnh vực liên quan hay đã từng khởi nghiệp, c) có sự xuất chúng thể hiện qua kế hoạch phát triển thực tế và tỉ mỉ, d) có trình đô chuyên môn vượt trội trong một lĩnh vực nhất định, e)  Bạn truyền đạt tầm nhìn của mình tốt đến mức nào. Nói cách khác, bạn có phải là Steve Jobs thứ hai hay không?

Vấn đề là khi bạn nhìn vào danh sách đó và đánh giá lại vị trí của mình theo cách logic nhất, bạn có thật sự đủ khả năng đáp ứng hết tất cả?


Có rất nhiều doanh nghiệp tuyệt vời mà chẳng cần vốn đầu tư từ bên ngoài. Nếu trò chuyện với những người đã và đang khởi nghiệp, ai cũng có những thời kỳ khó khăn. Nhà đầu tư không phải là một thiên thần sẽ đến lúc bạn cần. Vì vậy, bạn cần có đủ lòng tin, quyết tâm cũng như sự chuẩn bị tốt nhất khi bắt đầu khởi nghiệp.
Xem thêm →

Đầu tư vào ngân hàng: Rót ngàn tỷ vẫn không run

0 nhận xét
Tái cơ cấu từ một "khái niệm" bi quan đang trở thành một cơ hội đầy triển vọng. Vì thế, dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn sẵn vàng đổ cả ngàn tỷ, huy động thêm nguồn lực con người, công nghệ...

Trong khi những hành động của Ngân hàng Nhà nước dù được khẳng định là rất quyết liệt nhưng lại khá kín tiếng thì những diễn biến trên thực tế lại khá sôi động. Một nguồn lực mới cả về tài chính, con người, công nghệ... đang đổ vào các ngân hàng hơn cả kỳ vọng. Tái cơ cấu từ một "khái niệm" bi quan đang trở thành một cơ hội đầy triển vọng. Vì thế, dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn sẵn vàng đổ cả ngàn tỷ, huy động thêm nguồn lực con người, công nghệ...

Tin đồn và sự thật


Nếu đúng như cam kết từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì đến cuối quý I sẽ có những quyết định quan trọng liên quan đến tái cơ cấu ngân hàng, nhất là khi hồi đầu tháng đầu tháng 3, Chính phủ đã thông qua đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng. Có lẽ vì thế, mà trong mấy ngày gần đây, giới ngân hàng đang rất ngóng đợi những quyết định quan trọng từ Ngân hàng Nhà nước khi mọi công tác chuẩn bị đã khá kỹ.

Mấy ngày gần đây, giới ngân hàng đang bàn tán về thông tin một ngân hàng do một đại gia BĐS sản đứng đầu ở phía Bắc đang có những động thái chuẩn bị về thủ tục, nhân sự và cả tài chính để cùng một ngân hàng khác ở phía Nam bàn tính chuyện hợp nhất.

Cơ sở cho động thái này được xác định là ông chủ ngân hàng miền Bắc đã tiếp cạn được một nhà đầu tư tiềm năng đến từ Trung Đông. Giới đầu tư cho biết, nếu điều này thành hiện thực thì đây hẳn là một điều đáng mừng vì các ngân hàng này không chỉ có nguồn lực lớn mà còn có sự tham gia của những nhà đầu tư chuyên nghiệp nhằm năng cao tiềm lực của mình về nhiều mặt.


Trong khi đó, mới đây nhất, khi Ngân hàng Đông Á đã đánh tiếng sẽ tìm kiếm đề hợp nhất với một đối tác khác để sáp nhập làm cho những thông tin đầu tư vào ngân hàng vốn đã sôi động và ngày càng có cơ sở. Tương tự, Chủ tịch SHN Đỗ Quang Hiển dù chưa thể khẳng định về việc sáp nhập Habubank nhưng đã bày tỏ nhu cầu tìm kiếm những SHB đang trong quá trình tìm kiếm một vài đối tác để nhận sáp nhập vào SHB nhằm nâng cao tiềm lực, mở rộng quy mô.

Ở một mức độ không còn là ý tưởng hay tin đồn, HBBank đã từng sớm lên tiếng mua lại cổ phần của EVN tại ABBank khi thoái vốn. Trong khi đó, thương vụ ầm ĩ giữa Eximbank và Sacom bank cũng đã đi đến giai đoạn cuối khi nhóm đầu tư do Eximbank đại diện dường như đã biến một cuộc thâu tóm thù nghịch thành một cuộc xâm lấn hòa bình khi cả hai đã đạt được những thỏa thuận ban đầu theo hướng đôi bên cùng có lợi.

Nói về hiện tượng này, một chuyên gia đầu tư lại tỏ ra không mấy bất ngờ, ông nhấn mạnh đó là một quy luật: khó khăn và khủng hoảng luôn là những cơ hội để phát triển mới. Điều này một lần nữa cho thấy những lo ngại về tình hình ngân hàng như dư luận vừa qua là thái quá. Hành động của các nhà đầu tư cho thấy, họ đã nhìn thấy và đang tận dụng mọi cơ hội để bước vào ngành ngân hàng.

Trong khi mọi thông tin trên đây đều chưa được các chủ thể khẳng định thì Tienphongbank lại có diễn biến nhanh chóng và được cho là minh bạch nhất trong thời điểm rối thông tin.

Ngày 18/1/2012, Tập đoàn Doji đã tuyên bố đầu tư vốn, chính thức công bố trở thành đối tác chiến lược của TienPhongBank. Theo đó, Tập đoàn DOJI do Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT và ông Đỗ Anh Tú - Tổng giám đốc Công ty Diana Việt Nam cùng với các cổ đông khác nắm giữ tối đa 20% cổ phần để tham gia tái cấu trúc TienPhongBank.

Không dừng ở đó, sau khi có động thái đầu tư từ các cổ đông lớn trong nước, cổ đông nước ngoài của Tienphongbank là Tập đoàn tài chính SBI Holdings, Inc. Nhật Bản hiện đang sở hữu 4,9% cổ phần của TienPhong Bank đã rất sốt sắng với việc tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng.

Đại diện SBI Holdings, Inc cho rằng, sự tham gia của một số nhà đầu tư mới của TienPhongBank, đặc biệt là Tập đoàn DOJI với kinh nghiệm quản trị rủi ro thành công trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý là cơ sở quan trọng để đồng ý với kế hoạch tăng vốn. Hơn thế, SBI Holdings, Inc không giấu đòi hỏi đi kèm với sự tăng vốn đi kèm với sự gia tăng về năng lực để tăng tốc phát triển trong tương lai.

Với diễn biến trên đây có thể, đầu tư ngân hàng vẫn là lĩnh vực thu hút rất nhiều nguồn lực và có được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Và với những chuyển động trên đây, thị trường hẳn có cơ sở khi đã xuất hiện những thông tin cho biết, trong trong thời gian ngắn tới, có thể trong tháng 3 này sẽ có những chấp thuận từ cơ quan quản lý để mở đường cho các nguồn lực chính thức đổ vào các ngân hàng. Đó có thể xem là thời điểm quyết định cho một lộ trình mới.

Góc nhìn hy vọng


Khi bày tỏ ý tưởng về việc sáp nhập thêm các đối tác, ông Trần Phương Bình - Đông Á Bank cho rằng, những chủ trương của Ngân hàng Nhà nước gần đây và tình hình thị trường tài chính, ngân hàng trong giai đoạn vừa qua đã mở ra những cơ hội tăng tốc phát triển cho các ngân hàng có nền tảng nội lực vững chắc thông qua việc hợp tác, sáp nhập với các ngân hàng khác.

Tuy nhiên, cảm nhận trên của ông chủ từng đứng vững trong ngành ngân hàng là điều có thể dể hiểu. Nhưng đối với những khoản đầu tư mới vào ngân hàng không tránh khỏi những nghi ngờ với câu hỏi mạo hiểm?.

Nói về điều này, ông của ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Tập đoàn DOJI lại cho thấy một tầm nhìn xa và lường trước khó khăn để đặt ra quyết tâm lớn. Ông nói, đối với Doji, chúng tôi không coi đầu tư vào ngân hàng là đầu tư mạo hiểm. Nếu cách đây 5 - 7 năm, ngân hàng là lĩnh vực "hot" nhất, cổ phiếu ngân hàng luôn cao chót vót, mọi người đề coi ngân hàng là con gà đẻ trứng vàng. Có lẽ vì kinh doanh ngân hàng quá dễ dàng tại thời điểm đó nên một số người quên rằng ngân hàng là lĩnh vực hết sức đặc thù và phúc tạp, cần phải có hệ thống quản trị thực sự nghiêm túc và chuẩn mực. Vì xa rời các nguyên tắc này mà nhiều ngân hàng đã vấp phải khó khăn như hiện nay.


"Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế nên tự thân nó không phải là trò chơi rủi ro, nhất thời người quản trị làm nó trở nên mất kiểm soát mà thôi. Vì vậy, với chúng tôi việc đầu tư vào ngân hàng là loại hình đầu tư đặc biệt, tiềm ẩn rủi ro cao nên sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc về quản trị", ông Phú nói.

Có lẽ với quan điểm đầu tư đó mà trong giai đoạn khó khăn mấy năm qua, vẫn có những thương vụ đầu tư thành công và từ đó có thể cho thấy một góc nhìn hy vọng từ những nguồn lực mới mang lại thành công mới cho các ngân hàng.

Năm ngoài, VPBank là tâm điểm của thị trường khi có một sự thay thế gần như toàn bộ nhân sự, đến nhận diện của ngân hàng này. Thời điểm đó, không ít người đã lo ngại với một nền tảng không lấy gì vững vàng, sự xáo trộn liên tục sẽ khiến ngân hàng này thêm khó.

Tuy nhiên, sau một năm kỷ niệm một năm đổi tên và nhận diện thương hiệu mới hay nói đúng hơn là thời của những nhà đầu tư mới đã cho thấy những thành công của ngân hàng này cả về quy mô và chất lượng.

Một thương vụ gần đầy nhất, GiadinhBank với nguồn đầu tư và sự quyết liệt của Vietcapital đã mang lại một sự thay da đổi thịt không chỉ về nguồn vốn, diện mạo mà còn cả vị thế phát triển mới.

Trước đó, kể cả khi kinh tế phát triển tốt hay khó khăn, mỗi lần các ngân hàng tăng vốn đều cho thấy một nguồn lực mới hào hứng đổ vào ngân hàng mang lại cho các tổ chức này tiềm lực tín dụng cao hơn và tất nhiên là những kế hoạch tham vọng hơn.

Có lẽ vì thế, khi khởi động quá trình tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước dù có những cái khó nhưng luôn khẳng định về thành công. Và một trong những sự đảm bảo đó là những nguồn lực mới cả trong và ngoài nước luôn sẵn sàng đổ vào ngân hàng một cách mạnh mẽ.

Điều đó được thể hiện rõ nhất trong tuyên bố mới đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: trong quá trình tái cơ cấu, có rất nhiều nguồn lực cả trong và ngoài nước sẵn sàng tham gia. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước trước hết ưu tiên cho các nhà đầu tư và nguồn vốn nội địa.

Thực tế cho thấy, các nguồn lực đã sẵn sàng và đang chờ thời điểm quyết định. Vì thế, dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn sẵn vàng đổ cả ngàn tỷ, huy động thêm nguồn lực con người, công nghệ... cho một cuộc chơi mới. Tất nhiên, sẽ còn nhiều thách thức nhưng một lộ trình mới và cơ hội mới luôn là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dám bỏ ngàn tỷ và đặt sự nghiệp kinh doanh của mình vào ngân hàng.
Xem thêm →

SHB thâu tóm thành công Habubank?

0 nhận xét

Theo nguồn tin từ chính các ngân hàng trong cuộc, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang tiến hành mua lại toàn bộ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).

Ngân hàng Nhà nước đã nhất trí về chủ trương cho SHB mua lại Habubank, đồng thời khẳng định luôn bảo đảm lợi ích người gửi tiền trong bất cứ trường hợp nào.

Hiện, hai ngân hàng đã ký xong biên bản thỏa thuận về việc Habubank sáp nhập vào SHB, và đang đàm phán kỹ thuật để đánh giá lại toàn bộ giá trị Habubank. Dự kiến tỷ lệ chuyển đổi là 1,34 cổ phiếu HBB bằng 1 cổ phiếu SHB. Ngày 12/3, giá cổ phiếu Habubank giao dịch trên sàn ở mức 6.700 đồng/cổ phiếu.

SHB cũng thuê Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) tư vấn đối với thương vụ sáp nhập này. Dự kiến sau khi kết thúc thương vụ, thương hiệu Habubank sẽ không còn trên thị trường.

Thậm chí, "lãnh đạo hai bên đã ngồi với nhau cả tháng nay, và thương vụ này coi như đã xong 99,99%", báo Dân trí dẫn một nguồn tin tiết lộ.

Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí phát đi sáng nay 13/3, Habubank lên tiếng phủ nhận vụ SHB mua lại ngân hàng này, cho rằng thông tin này không chính xác, không có cơ sở.

“Vừa qua, một số báo đã đưa là SHB đang tiến hành mua lại Habubank và đã được Ngân hàng Nhà nước nhất trí về chủ trương. Chúng tôi cho rằng, các thông tin này không chính xác và không có cơ sở, làm ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động bình thường của ngân hàng chúng tôi, ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung, đồng thời làm nhiễu thông tin trên thị trường chứng khoán, có thể gây phương hại tới quyền lợi của các nhà đầu tư” - thông cáo nêu rõ.

SHB thâu tóm thành công Habubank?

Tháng 12/2011, ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB), với tổng vốn điều lệ tính tới cuối tháng 9/2011 là 10.600 tỷ đồng và tổng tài sản 154.000 tỷ đồng, đã trở thành trường hợp đầu tiên hợp nhất tự nguyện trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được chỉ định tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau hợp nhất, với tư cách đại diện vốn nhà nước.

Trong thông tin công bố ngày 5/3 vừa qua, SHB cho biết được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm 1, ứng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 17%. Trong khi đó, Habubank lại là ngân hàng thương mại đầu tiên báo lỗ trong quý 4/2011, với mức lỗ 41,7 tỷ đồng. Ngân hàng này nằm trong nhóm 3, với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 8% trong năm nay.

Khác với thương vụ hợp nhất ba ngân hàng Ficombank, SCB và TinNghiaBank, thương vụ SHB - Habubank diễn ra hoàn toàn thị trường vì Habubank chỉ nhận được "lệnh" phải tự tìm đối tác để sáp nhập, thay vì bị chỉ định như một số ngân hàng khác.

Cũng khác với thương vụ Sacombank - Eximbank ồn ào trong thời gian qua, lãnh đạo SHB và Habubank đến với nhau khá thiện chí, có thể gọi đây là một cuộc thâu tóm thân thiện.

Trong năm 2011, Habubank là ngân hàng đầu tiên báo lỗ với lỗ riêng lẻ trong quý IV hơn 41 tỷ đồng và lỗ hợp nhất là 54,6 tỷ đồng.

Lũy kế năm này, mặc dù lợi nhuận trước thuế đạt 347,5 tỷ đồng nhưng cũng đã giảm tới 42% so với năm 2010. Lãi cả năm đạt 262,29 tỷ đồng, song giảm 45% so năm trước.

Tại thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản của Habubank đạt 41.868 tỷ đồng, tăng 3.880 tỷ đồng so với cuối năm trước. Vốn điều lệ tăng từ 3.000 tỷ đồng lên 4.050 tỷ đồng. Nợ xấu đến hết năm 2011 lên tới 4,7%. Cũng trong năm này, Habubank tăng trưởng tín dụng âm 4,57% so năm 2010.

Về phía SHB, năm 2011, ngân hàng đạt hơn 753 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 52% so với năm trước và hoàn thành 95% kế hoạch.

Tại thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản của ngân hàng đạt 70.992 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu kỳ. Mức tăng trưởng tín dụng đạt 20% và tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng ở mức 2,1%.

Theo công bố mới đây nhất của NHNN, hiện có 9 ngân hàng yếu kém trong hệ thống, chiếm 6% tổng thị phần. NHNN cho biết "đang giám sát chặt chẽ" hoạt động của các nhà băng này và các nhà băng không tự tái cấu trúc sẽ bị bắt buộc sáp nhập.

Thông tin không chính xác

Sáng nay, Habubank đã có phản hồi về  một số báo đã đưa là SHB đang tiến hành mua lại Habubank và đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhất trí về chủ trương. Đại diện Habubank cho biết, các thông tin này không chính xác và không có cơ sở, làm ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động bình thường của Habubank. Chúng tôi trân trọng kính gửi tới các anh chị ý kiến chính thức của Habubank về vụ việc này. Rất mong nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của các anh chị trong việc đăng tải thông tin, trấn an dư luận và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Habubank cũng như các nhà đầu tư.
Xem thêm →

Nhiều công ty chứng khoán thông báo đóng cửa

0 nhận xét

Nhiều ngày gần đây, ở mục “Công bố thông tin” của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên tục xuất hiện các công bố công ty chứng khoán (CTCK) đóng cửa phòng giao dịch, đóng cửa chi nhánh, tạm ngừng môi giới…

Mới đây nhất là CTCK SMS thông báo nghị quyết đại hội đồng cổ đông, trong đó nêu từ ngày 1/3 tạm ngừng nghiệp vụ môi giới chứng khoán, đóng cửa chi nhánh giao dịch tại TP HCM… Trước đó, CTCK Đông Dương cũng thông báo dừng nghiệp vụ môi giới, chuyển danh sách khách hàng cho CTCK KimEng. Còn công ty SME thông báo ngừng giao dịch chứng khoán mới, cam kết hỗ trợ khách hàng làm thủ tục tất toán và chuyển tài khoản sang công ty khác…

Dù thị trường còn hưng phấn, song nhiều CTCK lại "âm thầm" rút lui khỏi cuộc chơi.
Một số công ty khác dù chưa công bố thông tin trên truyền thông nhưng cũng đã chuyển hướng đầu tư, chuyển trụ sở hoạt động đi nơi khác mà không thông báo với khách hàng, cắt giảm nhân sự đến mức tối đa…

Theo lãnh đạo của một trong những công ty trên, lý do nhiều công ty chứng khoán đang dần tự rút lui là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang phân nhóm và siết lại hoạt động của các CTCK theo đề án tái cấu trúc. Điều này vừa được thông qua tại Hội nghị triển khai nghiệm vụ phát triển TTCK năm 2012 đầu tháng 3 này. 

Tại Việt Nam, hiện có hơn 105 CTCK đang hoạt động nhưng chỉ có khoảng 20 CTCK nắm thị phần chi phối thị trường, các CTCK còn lại chỉ hoạt động không hơn một quỹ đầu tư. Mới đây, trong công văn gửi Thủ tướng, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đề xuất 16 giải pháp vực dậy thị trường chứng khoán, trong đó có việc cần giảm ngay số lượng CTCK từ 105 xuống còn 25 công ty. Theo VAFI, hiện có quá nhiều CTCK dẫn đến hoạt động kém, nguồn nhân lực quản lý bị phân tán và cạnh tranh không lành mạnh.
Xem thêm →

Nữ doanh nhân: Thành công không chỉ là thành đạt

0 nhận xét

“Sự thành công” của người phụ nữ làm kinh doanh còn phải được đặt cao hơn “sự thành đạt”. Họ chỉ thực sự thành công khi thành đạt về sự nghiệp và chu toàn trong cuộc sống gia đình - làm thế nào để hài hòa được điều đó là điều không dễ dàng.

Người phụ nữ thành công có sự ủng hộ từ đồng sự, xã hội và sự thông cảm từ gia đình (Ảnh minh họa).
Theo thống kê, trên thế giới, số lượng doanh nhân nữ chỉ sở hữu hơn 1 nửa số lượng các doanh nghiệp siêu nhỏ, chiếm 25% số lượng các doanh nghiệp nhỏ và chỉ 8% số lượng các doanh nghiệp vừa.

Và trên thực tế, bà Victoria Kwa kwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) ở Việt Nam cho biết, “những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn chưa vượt qua được quy mô siêu nhỏ. Các hoạt động thường ở quy mô nhỏ, không chính thức, tập trung vào lĩnh vực thương mại, lợi nhuận thấp và thường ít sử dụng tiền mặt”.

Rõ ràng, việc người phụ nữ dám “xông pha” vào thương trường và thành công trên thương trường vẫn còn hạn chế và gặp nhiều rào cản tự thân cũng như rào cản bên ngoài.

Đằng sau người phụ nữ thành đạt là ai?


Đặc biệt, trong một bối cảnh chung khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước, đúng như bà Lê Thị Nam Phương, Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục chất lượng cao Sky-line nói, “thương trường khốc liệt vốn không phân biệt doanh nhân là nam hay nữ” và mọi doanh nghiệp bất kể quy mô lớn nhỏ đều bị ảnh hưởng, càng nhỏ lại càng khó khăn hơn.
Hai tháng đầu năm, chỉ tính riêng Hà Nội, số doanh nghiệp làm thủ tục giải thể đã tăng 4,3 lần so cùng kỳ năm trước (169 doanh nghiệp) và con số này ở TPHCM là 327 doanh nghiệp.

TS Châu Thị Thu Nga, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cũng nhìn nhận, hiện tại, đại đa số các doanh nghiệp vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn. Chỉ khoảng 20% doanh nghiệp là được vay vốn thường xuyên, trong khi hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động.

Đối với doanh nghiệp do doanh nhân nữ giữ vai trò “làm chủ”, loại hình này hiện cả nước có trên 100.000 doanh nghiệp, phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực dệt may, chế biến hàng nông sản, thủy sản, da giày…

Các doanh nghiệp này ngoài khó khăn chung như thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường, thiếu nhân công và chế độ chính sách chưa rõ ràng… thì bản thân doanh nhân nữ còn phải gánh chịu nhiều thiệt thòi mà nặng nề nhất là phải cân bằng được giữa công việc và trách nhiệm gia đình.

Theo tâm sự của bà Phương thì “khủng hoảng kinh tế không chỉ tác động mà tác động nhiều lần đến nữ doanh nhân”. Bà lý giải, khó khăn mà người phụ nữ đối mặt không chỉ là trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn trong tổ chức tổ chức cuộc sống gia đình cũng như sự sẻ chia với cộng sự.

“Sau lưng người đàn ông thành đạt là hình ảnh người phụ nữa âm thầm hy sinh, nâng khăn sửa túi. Còn sau lưng người phụ nữ thành đạt là ai? Có những sự thành công bị đánh đổi, có những người phụ nữ càng thành đạt lại càng cô đơn, và ít người phụ nữ nào thành công mà vẫn giữ được hạnh phúc.” – bà Phương nói.

Nhiều khi hạnh phúc của người phụ nữ phải đánh đổi với sự nghiệp (ảnh minh họa).

Lãnh đạo doanh nghiệp, phụ nữ có nhiều lợi thế


Tuy nhiên, khi đánh giá về khả năng lãnh đạo của người phụ nữ trong bối cảnh hiện nay, ông Nguyễn Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)  cho biết, phụ nữ khi điều hành doanh nghiệp thường “cẩn trọng hơn, nhạy cảm hơn, tiết kiệm hơn…”.

Không những thế, các doanh nhân nữ cũng có khả năng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt hơn doanh nhân nam.

Về điểm này, bà Nam Phương cũng nhìn nhận, phụ nữ lãnh đạo doanh nghiệp có những lợi thế riêng. Vốn dĩ đã “khéo léo, chắt chiu và bền chí” nên vệc lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh sáng tạo, tiết giảm chi phí và thận trọng hơn, hóa giải được những căng thẳng và xung đột.

Song, tài năng của người phụ nữ, “sự thành công” của người phụ nữ làm kinh doanh còn phải được đặt cao hơn “sự thành đạt”. Người phụ nữ chỉ thực sự thành công khi thành đạt trong điều hành doanh nghiệp và chu toàn trong cuộc sống gia đình - làm thế nào để hài hòa được điều đó là điều không hề dễ dàng gì.

“Chăm sóc doanh nghiệp và chăm sóc gia đình là nhiệm vụ mà các chị em đã làm được. Sự hạnh phúc trong gia đình cũng là sự đảm bảo cho sự phát triển sự nghiệp của người phụ nữ” – ông Lộc đánh giá.

Bà Kwakwa nói, “Nhìn chung, hầu hết lao động nam giới không muốn chủ là phụ nữ, nhưng nếu họ ngưỡng mộ khả năng của bạn, ý nghĩ tiêu cực đó sẽ dần biến mất” - người phụ nữ quyền lực người Ghana hóm hỉnh.

Bà Kwakwa cũng cho rằng, thực tế thì người phụ nữ hoàn toàn có thể thành công nếu họ muốn và nỗ lực. Bà cũng dẫn ví dụ rằng, việc bà Mai Kiều Liên, lãnh đạo công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk mới đây được tạp chí Forbes vinh danh thứ 25 trên 50 nữ doanh nhân quyền lực châu Á là một minh chứng cho thấy, phụ nữ Việt Nam có thể phát triển và không giới hạn mình.

Bà gửi gắm “Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn không thể làm kinh doanh vì không có vốn. Điều bạn cần là kiến thức và kinh nghiệm. Đừng khởi đầu bằng những thứ lớn lao. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt và bằng tất cả những gì bạn có, tích lũy kinh nghiệm và hoạt động hiệu quả. Công việc kinh doanh sẽ phát triển cùng với kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Vấn đề không phải là vốn, một khi bạn chứng minh được bản thân, nguồn vốn sẽ tự tìm đến bạn”.

Còn về mặt gia đình, trao đổi với chúng tôi, một vị doanh nhân nữ nói, “Hạnh phúc hay không do ở mình thôi. Việc kinh doanh cũng là xây dựng kinh tế cho gia đình, đảm bảo hạnh phúc cho con cái. Điều này là chia sẻ ở cả hai phía, cả vợ, cả chồng, không vai trò của ai là không quan trọng cả. Khi người đàn ông ra ngoài, người phụ nữ ủng hộ và ngược lại. Nếu xuất phát từ cảm thông và chia sẻ, mọi mâu thuẫn đều được hóa giải”.

Như vậy, sau một người thành đạt là sự tài hoa, nhanh nhạy, là sự ủng hộ của xã hội và cộng sự. Nhưng sau một người phụ nữ thành công, cần nhiều hơn sự tinh tế, lo toan của tự bản thân họ cũng như sự cảm thông, chia sẻ của gia đình.


Tham gia chính trường
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, hiện nay Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể, trong cơ cấu Quốc hội khóa XIII này, nữ chiếm tỉ lệ 24.4%. Tỷ lệ phụ nữa tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp đạt hơn 20% - đây là tỉ lệ khá cao so với khu vực và thế giới.

Bích Diệp
Xem thêm →

Gieo một niềm tin

0 nhận xét

Với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, 500 người đại diện cho các chủ thể tham gia TTCK gần như không  ai rời khỏi hội trường cho đến phút cuối của hội nghị ngành chứng khoán. Những thông điệp quan trọng được Bộ trưởng chia sẻ với phong thái vừa bình dị, vừa hóm hỉnh, đã truyền nhiệt cho tất cả các thành viên và giữ họ ở lại Hội trường, ở lại với TTCK Việt Nam.


12h30 ngày 2/3/2012, bên hành lang Hội nghị, Tổng giám đốc CTCK HSC Johan Nyvene chia sẻ, ông thực sự phấn khởi và tin tưởng khi thấy quyết tâm phát triển TTCK từ Chính phủ mà Bộ trưởng Bộ Tài chính truyền đạt, cùng những giải đáp cụ thể về các vấn đề nổi cộm hiện nay. “Chưa bao giờ tôi thấy lãnh đạo cấp cao lại thể hiện sự quan tâm cụ thể và quyết liệt đến việc phát triển TTCK Việt Nam như thế”, ông nói.

Đại diện Dragon Capital nhìn nhận, nội dung của hội nghị ngành năm nay ngoài phần công bố chính sách mới, đã bàn thẳng vào chất lượng hoạt động và vì thế, đã trở nên có ý nghĩa thiết thực với các thành viên. Ở vai trò của một quỹ đầu tư nước ngoài, Dragon Capital rất cần một định hướng phát triển TTCK cụ thể để làm cơ sở quảng bá TTCK Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến nghị họ đầu tư vào Việt Nam.

Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Bản Việt, ông Nguyễn Khánh Linh cho biết, sự hiện diện của Bộ trưởng đã khiến ông từ TP. HCM ra Hà Nội dự hội nghị ngành. Cảm nhận về hội nghị, ông có chung tâm trạng phấn chấn và hy vọng. Những chuyển động liên tiếp trong điều hành (ngày 29/2, Thống đốc NHNN ký thỏa thuận phối hợp điều hành với Bộ trưởng Bộ Tài chính; ngày 1/3/2012, Thủ tướng phê duyệt Chiến lược Phát triển TTCK đến 2020, phê duyệt Đề án quản lý vốn gián tiếp; ngày 2/3/2012, Thủ tướng ký Chỉ thị thúc đẩy TTCK) là minh chứng cho quyết tâm phát triển TTCK thành kênh dẫn vốn chủ đạo, phát triển song hành cùng hệ thống ngân hàng.

Không ít lần trong cuộc nói chuyện, Bộ trưởng đã cảm ơn nhà đầu tư và giải đáp vấn đề nhà đầu tư quan tâm, như kỳ vọng T+2, việc tách bạch  tài khoản tiền gửi khỏi CTCK, nâng tiêu chuẩn niêm yết, giảm thuế… Dẫn số lượng tài khoản mới mở năm 2011 - năm đầy khó khăn, vẫn tăng 10%, trong đó số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tăng 24%, Bộ trưởng nói đó là tình cảm, là sự kiên nhẫn và tin tưởng đáng trân trọng của nhà đầu tư.

Chia sẻ với nhà đầu tư, Bộ trưởng nói rằng, năm 2011, Chính phủ đã duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và điều này tác động trực tiếp đến đà suy thoái của TTCK. Tuy nhiên, sang năm 2012, diễn biến kinh tế vĩ mô có nhiều điểm sáng, cùng với đó là quyết tâm phát triển TTCK của Chính phủ, sẽ là những yếu tố căn bản tạo đà cho sự ổn định và đi lên vững chắc hơn của TTCK Việt Nam.

Quyết liệt nhưng không nóng vội, bước từng bước vững chắc trên cơ sở thực tiễn và sự thấu hiểu sâu sắc rằng, TTCK Việt Nam còn rất sơ khai, tuổi đời mới như đứa trẻ lên 10, đó là quan điểm chung mà tư lệnh ngành đã “truyền” cho UBCK cùng các thành viên thị trường. Hội nghị ngành khép lại bằng cam kết của Chủ tịch UBCK sẽ phối hợp với các thành viên triển khai  chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Tài chính. Chia sẻ với thành viên, Chủ tịch UBCK Vũ Bằng nói, Bộ trưởng yêu cầu làm quyết liệt, nhưng không chỉ từ lúc này, tinh thần đó đã truyền vào UBCK từ trước.

Không phủ nhận TTCK còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sự phấn chấn đang lan tỏa khi tư lệnh ngành đã chủ động gieo sự quyết liệt vào UBCK, gieo một niềm tin mới vào thị trường.
Xem thêm →

VN-Index đảo chiều, xuống dưới 450 điểm

0 nhận xét

Phiên tăng điểm mạnh hôm qua đã khiến áp lực chốt lời trên thị trường chứng khoán gia tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay (6-3). Với hơn 155 mã giảm giá, chỉ số VN-Index chốt phiên ở mức 445 điểm, mất đến 12,21 điểm, tương đương 2,67%.

VN-Index giảm mạnh ngày 6-3
Bảng điện tử ngập tràn sắc đỏ cả phiên buổi sáng lẫn chiều đã kéo chỉ số này đi xuống liên tục. Trong khi đó, lệnh bán dày đặc đưa thanh khoản thị trường một lần nữa tăng lên hơn 2.000 tỉ đồng với cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là tâm điểm giao dịch.

Mặc dù các cổ phiếu nhỏ và vừa tăng nhẹ, hàng loạt blue-chip như VIC, SAM, REE, EIB và MSN đều giảm giá, kéo chỉ số VN30 xuống 508,41 điểm, mất 16,53 điểm, so với phiên trước đó.

Chỉ số HNX-Index trên sàn Hà Nội mất 0,58 điểm, tức 0,77%, xuống còn 75,2. Thanh khoản trên sàn này cũng đạt mức cao kỷ lục với 183 triệu cổ phiếu có giá trị hơn 1.600 tỉ.

Công ty chứng khoán Bản Việt cho rằng, những nhà đầu tư cá nhân thận trọng quan sát các phiên tăng điểm gần đây cũng đang tìm cơ hội trở lại thị trường trước tình hình đồng Việt Nam đang mạnh lên và diễn biến thị trường chứng khoán tích cực từ đầu năm đến nay trong khi các tài sản thay thế khác như vàng và ngoại tệ đang mất ưu thế. Bức tranh vĩ mô tiến triển tốt hoặc những tin tức tích cực như điều chỉnh giảm số liệu nhập siêu, cho vay ký quỹ, cải tổ ngành ngân hàng có thể thuyết phục nhà đầu tư cá nhân chuyển kênh đầu tư từ vàng và đô la Mỹ sang cổ phiếu.

“Nếu nhà đầu tư tự tin rằng nền kinh tế thực sự đang đi đúng hướng, đà tăng sẽ vươn cao hơn. Mặc dù có thể có những phiên điều chỉnh do nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn, chúng tôi tin rằng năm 2012 sẽ kết thúc ở mức cao hơn 2011 do dòng tiền (cả trong và ngoài nước) vào thị trường tăng”, công ty này nhận định.
Xem thêm →

Giá vàng châu Á dao động quanh mức 1.710 USD

0 nhận xét

Sáng 5/3, giá vàng trên thị trường châu Á dao động quanh mức 1.710 USD/ounce, sau khi tuần trước kim loại quý này ghi dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 12/2011.

Đồ trang sức vàng được bày bán ở Jakarta, Indonexia. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Vào lúc 0 giờ 41 phút giờ GMT (7 giờ 41 phút giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại Singapore giữ ở mức 1.712 USD/ounce, sau khi giảm 3,9% trong tuần trước; còn giá vàng kỳ hạn tăng 0,2% lên 1.713,80 USD/ounce. Trong khi đó, tại Hong Kong, giá vàng giảm 3,25 USD xuống 1.717,78 USD/ounce.

Theo giới phân tích, hiện nay các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý của mình vào kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, mà theo dự kiến sẽ đưa ra những định hướng chính sách cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Trong tuần tính đến ngày 28/2, các quỹ đầu tư, trong đó bao gồm cả các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu cơ lớn, đã nâng lượng vàng do họ nắm giữ lên mức cao nhất trong 5 tháng, trong bối cảnh giá vàng đã tăng hơn 4% lên các mức cao trong ba tháng./.
Xem thêm →

Chứng khoán Bản Việt: Cổ phiếu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng do điều chỉnh chỉ số FTSE

0 nhận xét

Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định việc đưa vào các cổ phiếu ngân hàng và bỏ ra cổ phiếu QCG của chỉ số FTSE Việt Nam sẽ tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng.
VCSC trong bản tin cho các nhà đầu tư đã đưa ra 1 số phân tích, nhận định đáng quan tâm, CafeF xin trích đăng tới độc giả để tham khảo.

Hôm nay, FTSE đã công bố việc điều chỉnh chỉ số FTSE Việt Nam. Những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ việc các tín chỉ quỹ ETF thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu mà các tín chỉ quỹ ETF này lấy chỉ số FTSE Việt Nam làm cơ sở thay đổi (cụ thể là tín chỉ quỹ db x-trackers FTSE Vietnam ETF) nên bắt đầu quan sát và chuẩn bị cho động thái mua vào mạnh mã cổ phiếu STB, VSH.

Mặc dù đã tăng tốt hơn thị trường trong thời gian gần đây nhưng chúng tôi cho rằng các cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ thu hút nhiều sự quan tâm hơn do nhu cầu từ các quỹ ETF. Sự quan tâm đối với mã STB và MBB (đã được thêm vào FTSE Vietnam All-Shares Index) có thể đẩy giá cổ phiếu cao hơn.

QCG có khả năng bị các tín chỉ quỹ bán ra vì theo như công bố của FTSE ngày hôm nay mã này không còn trong danh sách của chỉ số FTSE Việt Nam. Chúng tôi ước tính số lượng cổ phiếu QCG có thể bị bán ra là khoảng 4,6 triệu đơn vị (trị giá khoảng 3 triệu USD). Điều này có thể tác động đến thị giá cổ phiếu trong những ngày tới.

Tất cả những điều chỉnh sẽ được thực hiện ngày thứ 6 ngày 16/3/2012 và sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 2 ngày 19/3/2012.

Chỉ số FTSE Việt Nam

-Thêm vào NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH)

-Bỏ ra CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG)

FTSE Vietnam All-Shares Index

-Thêm vào NHTMCP Quân đội (MBB)

-Bỏ ra: CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG)
Elcom Corp (ELC)

FTSE cũng thông báo các mã cổ phiếu có khả năng sẽ được điều chỉnh tỷ trọng trong chỉ số FTSE Việt Nam.

Trên thị trường thứ cấp, đường cong lợi suất tiếp tục thay đổi mạnh trong tháng 2, giảm mạnh và đi ngang, một dấu hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán. So với tháng 1, lợi suất cho trái phiếu 1,2 và 3 năm đã giảm đáng kể, xuống 1,5%, 1% và 0,9% tương ứng. Với những trái phiếu dài hạn như là 5,7, và 10 năm, lợi suất giảm nhẹ 0,4%, 0,2% và 0,2%, tạo ra sự dịch chuyển song song. Với kì vọng lợi suất tiếp tục giảm, đường cong lợi suất có thể chuyển dịch về trạng thái bình thường, tạo ra tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán.

Theo TTVN/VCSC
Xem thêm →

Tin vắn chứng khoán ngày 2/3

0 nhận xét
Những thông tin đáng chú ý ngày 2/3/2012 về doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Diễn biến giá cổ phiếu KHA trong 3 tháng qua. Nguồn: HSX.
* Từ ngày 2/3/2012 - 2/5/2012, ông Đinh Lê Chiến - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội (mã KHA-HSX) đăng ký mua 200.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu sẽ nắm giữ lên 266.930 cổ phiếu, nhằm đầu tư.

* Từ ngày 1/3/2012 - 27/4/2012, bà Phạm Thị Xuân Lan, vợ ông Lê Chí Hiếu - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (mã TDH-HSX) đăng ký mua 50.000 cổ phiếu, đăng ký bán 50.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ còn 353.407 cổ phiếu, nhằm cơ cấu danh mục.

* Từ ngày 1/3/2012 - 30/3/2012, ông Đặng Minh Thao - thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco (mã VIP-HSX) đăng ký mua 5.000 cổ phiếu, nhằm đầu tư tài chính.

* Từ ngày 2/3/2012 - 2/5/2012, bà Đào Minh Thu, vợ ông Nguyễn Thiều Nam - Phó tổng giám đốc, thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San (mã MSN-HSX) đăng ký bán 20.000 cổ phiếu, số cổ phiếu sẽ nắm giữ còn 80.000 cổ phiếu, nhằm thu xếp tài chính cá nhân.

* Từ ngày 20/1/2012 - 20/2/2012, Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS), cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ-HSX) đăng ký mua 850.000 cổ phiếu, nhưng không mua được do chưa đạt mức giá kỳ vọng, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 650.284 cổ phiếu, nhằm tăng tỷ lệ nắm giữ.

* Từ ngày 5/3/3012 - 7/3/2012, Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á (DAS), cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (mã PNJ-HSX) đăng ký mua 200.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu hiện sẽ nắm giữ lên 850.284 cổ phiếu, nhằm tăng tỷ lệ nắm giữ.

* Từ ngày 2/3/2012 - 2/5/2012, ông Mã Thanh Danh - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Kinh Đô (mã KDC-HSX) đăng ký mua 10.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu sẽ nắm giữ lên 10.833 cổ phiếu, nhằm đầu tư cổ phiếu.

* Từ ngày 5/3/2012 - 4/5/2012, Red River Holding, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG-HSX) đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu sẽ nắm giữ lên 7.031.569 cổ phiếu, chiếm 7,12% vốn điều lệ, nhằm giao dịch ngắn hạn.

* Từ ngày 5/3/2012 - 4/5/2012, Red River Holding, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (mã VNS-HSX) đăng ký mua 400.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu sẽ nắm giữ lên 1.911.250 cổ phiếu, chiếm 6,37% vốn điều lệ, nhằm giao dịch đầu tư ngắn hạn.

* Từ ngày 10/2/2012 - 22/2/2012, ông Võ Ngọc Thành - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Bibica (mã BBC-HSX) đã mua 50.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu nắm giữ lên 300.000 cổ phiếu, nhằm tăng thêm cổ phiếu nắm giữ.

* Từ ngày 6/10/2011 - 29/12/2012, bà Vũ Thị Mỹ Ánh, em ông Vũ Quốc Anh - thành viên Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (mã PHR-HSX) đã bán hết 1.000 cổ phiếu, nhằm đầu tư cá nhân.

* Ngày 22/4/2012, Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO (mã VIP-HSX) tổ chức Đại hội cổ đông năm tài chính 2011 tại Nhà hát Thành phố Hải Phòng.

* Ngày 6/4/2012, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (mã DMC-HSX) tổ chức Đại hội cổ đông năm tài chính 2011 tại  Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Đồng Tháp.

* Ngày 27/2/2012, ông Nguyễn Hoàng Anh, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đại lý Vận tải Safi (mã SFI-HSX) đã mua 416.789 cổ phiếu, chiếm 5,01% vốn điều lệ.

* Từ ngày 6/12/2012 - 6/2/2012, ông Trần Quang Vinh, em ông Trần Đức Phú - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng Sài Gòn (mã SMA-HSX) đã bán 88.410 cổ phiếu, số cổ phiếu nắm giữ còn 2 cổ phiếu, nhằm giải quyết nhu cầu cá nhân.

* Từ ngày 30/12/2011 - 28/2/2012, ông Đoàn Hữu Hà Vinh, con ông Đoàn Hữu Thuận - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (mã HDC-HSX) đã mua 50.000 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu nắm giữ lên 150.000 cổ phiếu, nhằm tăng tỷ lệ nắm giữ.

* Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất Cotec (mã CLG-HSX) thông báo bổ nhiệm bà Lê Thị Hoàng Anh, giữ chức vụ Kế toán trưởng thay cho bà Vũ Quỳnh Hoa, kể từ ngày 27/2/2012.

* Dự kiến ngày 19/4/2012, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG-HSX) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 tại Hội trường Dinh Thống Nhất, số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, Tp. HCM.

* Ngày 28/4/2012, Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 (mã SC5-HSX) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên tại Trung tâm hội nghị White Palace – 194 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, Tp.HCM.

* Ngày 11/4/2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Điện Tây Nguyên (mã TIC-HSX) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2012 tại Hội trường lầu 6, Công ty Cổ phần Đầu tư Điện Tây Nguyên, 114 Trường Chinh, Phường Phù - Đổng, Thành phố Pleiku, Gia Lai.

* Ngày 20/4/2012 , Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (mã SSI-HSX) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 tại Hội trường Thống Nhất số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, Tp.HCM.

* Ngày 14/4/2012, Công ty Cổ phần FPT (mã FPT-HSX) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2012  tại Khách sạn Grand Plaza Hà Nội, 117 Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

* Ngày 30/3/2012, Công ty Cổ phần vận tải xăng dầu đường thủy Petrolimex (mã PJT-HSX) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 tại Hội trường khách sạn Victory, số 14 đường Võ Văn Tần, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

* Từ ngày 18/11/2011 - 28/2/2012, Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bản Việt, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ lạnh (mã SRF-HSX) đã mua 98.980 cổ phiếu, nâng số cổ phiếu nắm giữ lên 1.672.930 cổ phiếu, chiếm 22,87% vốn điều lệ, nhằm thay đôỉ cơ cấu danh mục đầu tư.

* Tính đến ngày 23/2/2012, giá trị tài sản ròng trong kỳ của Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (mã VFMVF1-HSX) là 14.915 đồng/ccổ phiếu.

* Tính đến ngày 23/2/2012, giá trị tài sản ròng trong kỳ của Quỹ đầu tư Cân bằng Prudential (mã PRUBF1-HSX) là 8.734 đồng/chứng chỉ quỹ.

* Tính đến ngày 23/2/2012, giá trị tài sản ròng trong kỳ của Quỹ đầu tư Năng động Việt Nam (mã VFMVFA-HSX) là 7.559 đồng/chứng chỉ quỹ.

* Tính đến ngày 23/2/2012, giá trị tài sản ròng trong kỳ của Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Manulife (mã MAFPF1-HSX) là 6.639 đồng/chứng chỉ quỹ.

* Tính đến ngày 23/2/2012, giá trị tài sản ròng trong kỳ của Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (mã VFMVF4-HSX) là 6.325 đồng/chứng chỉ quỹ.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chính thức đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần In Diên Hồng (mã DHI-HNX) vào diện cảnh báo kể từ ngày 01/3/2012  do lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2011 của Công ty Cổ phần In Diên Hồng đạt lợi nhuận âm (-4.093.101.668 đồng). Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ có thông báo về việc đưa cổ phiếu Công ty Cổ phần In Diên Hồng ra khỏi diện bị cảnh báo sau khi Công ty khắc phục được tình trạng nêu trên theo Quy chế niêm yết chứng khoán của Sở.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chính thức đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sông Đà 6.06 (mã SSS-HNX) vào diện cảnh báo kể từ ngày 01/3/2012  do lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính có kiểm toán năm 2011 của Công ty Cổ phần Sông Đà 6.06 đạt lợi nhuận âm (-727.102.359 đồng). Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ có thông báo về việc đưa cổ phiếu Công ty Cổ phần Sông Đà 6.06 ra khỏi diện bị cảnh báo sau khi Công ty khắc phục được tình trạng nêu trên theo Quy chế niêm yết chứng khoán của Sở.

* Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Sông Đà 19 (mã SJM-HNX) giải trình việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng thị trường từ ngày 22/2/2012 đến 28/2/2012. 

* Từ ngày 1/3/2012 - 27/4/2012, ông Phạm Minh Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cavico Khoáng sản và Công nghiệp (mã CMI-HNX) đăng ký bán 70.000 cổ phiếu, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.

* Ngày 14/4/2012, Công ty Cổ phần DIC số 4 (mã DC4-HNX) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 tại hội trường khách sạn Capsaint Jacques, Số 169 Thùy Vân, phường 8, Tp. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.

* Từ ngày 1/3/2012 - 27/4/2012, ông Lê Đình Thắng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần DIC số 4 (mã DC4-HNX) đăng ký mua 10.000 cổ phiếu, nhằm tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại công ty.

* Từ ngày 1/3/2012 - 27/4/2012, ông Phạm Văn Thành - Ủy viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần DIC Đồng Tiến (mã DID-HNX) đăng ký bán 40.000 cổ phiếu, đăng ký mua 60.000 cổ phiếu, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

* Ngày 28/3/2012, Công ty Cổ phần Kỹ thuật Điện Toàn Cầu (mã GLT-HNX) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 tại Phòng Hội nghị Lầu 6, Khách sạn Palace Sài Gòn, 56 - 66 Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM.

* Từ ngày 1/3/2012 - 27/4/2012, Công ty Cổ phần Bất động sản ABC, cổ đông lớn Công ty Cổ phần Hồng Hà Long An (mã HHL-HNX) đăng ký bán 100.000 cổ phiếu, đăng ký mua 100.000 cổ phiếu, nhằm thay đổi tỷ lệ cổ phần nắm giữ.

* Từ ngày 2/3/2012 - 13/4/2012, ông Phùng Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Hải Minh (mã HMH-HNX) đăng ký mua 30.000 cổ phiếu, nhằm đầu tư.

* Từ ngày 28/12/2011 - 27/2/2012, Market Vectors ETF Trust – Market Vectors – Vietnam ETF, cổ đông lớn Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (mã PVX-HNX) đăng ký bán 12.568.818 cổ phiếu, đăng ký mua 13.750.000 cổ phiếu, đã bán 98.800 cổ phiếu, đã mua 1.525.200 cổ phiếu. Lý do không thực hiện giao dịch hết số cổ phiếu đăng ký là do giá không thuận lợi và/hoặc thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 14.551.068 cổ phiếu, chiếm 5,82% vốn điều lệ.

* Dự kiến ngày 16/4/2012, Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh (mã QNC-HNX) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 tại Hội trường tầng 2, Khách sạn GRAND Công đoàn - Hạ Long (Địa chỉ: đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

* Ngày 30/3/2012, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Lương Tài (mã LUT-HNX) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012 tại Khách sạn Tân Sơn Nhất, số 200 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Tp.HCM.

* Từ ngày 28/12/2011 - 24/2/2012, ông Ngô Việt Hải - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung (mã CJC-HNX) đăng ký mua 20.000 cổ phiếu, đã mua 13.000 cổ phiếu, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 349.033 cổ phiếu, chiếm 17,45% vốn điều lệ.

* Từ ngày 19/12/2011 - 19/1/2012, ông Nguyễn Văn Hoàng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần May Phú Thịnh - Nhà Bè (mã NPS-HNX) đăng ký mua 30.000 cổ phiếu, nhưng không mua được, số cổ phiếu hiện đang nắm giữ là 29.400 cổ phiếu, chiếm 1,35% vốn điều lệ.

* Từ ngày 1/3/2012 - 27/4/2012, Công ty tài chính Cổ phần Điện lực, cổ đông lớn Công ty Cổ phần Thép Bắc Việt (mã BVG-HNX) đăng ký bán 850.000 cổ phiếu, đăng ký mua 1.000.000 cổ phiếu, nhằm thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư và cơ cấu danh mục đầu tư.

* Từ ngày 1/3/2012 - 26/4/2012, bà Trần Lệ Thu - Ủy viên Hội đồng Quản trị, Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú (mã PPP-HNX) đăng ký bán 10.000 cổ phiếu, đăng ký mua 10.000 cổ phiếu, nhằm đầu tư.

* Từ ngày 7/3/2012 - 13/4/2012, bà Dương Thục Anh, con ông Dương Quốc Thy - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần In Sách Giáo khoa tại Tp. HCM (mã SAP-HSX) đăng ký mua 7.000 cổ phiếu, nhằm đầu tư.
Xem thêm →

Tiền đổ vào cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán

0 nhận xét

Sức nóng của cổ phiếu ngân hàng chưa có dấu hiệu lắng dịu, sáng nay nhà đầu tư tiếp tục đổ mạnh tiền vào nhóm chứng khoán này. 

Sau khi Ủy ban Chứng khoán yêu cầu Eximbank Sacombank báo cáo nhanh biến động giá cổ phiếu STB, diễn biến 2 mã này sáng nay trái ngược nhau, chứ không cùng tăng như 3 ngày qua.

STB lần đầu giảm điểm sau 4 ngày tăng trần. Cổ phiếu này mất điểm trong phần lớn thời gian giao dịch. Tuy STB có lúc chạm tới mức tham chiếu và bật lên trên nhưng không trụ được bao lâu đã quay lại vùng giảm. Vẫn chứng tỏ là cổ phiếu khớp lệnh cao trên sàn TP HCM (sáng nay đạt 3,15 triệu), STB còn chuyển nhượng thỏa thuận thành công gần 22 triệu cổ phiếu với trị giá trên 504 tỷ đồng.

Trong khi đó, EIB giằng co mạnh và nhờ lực cầu lớn liên tục đưa vào nên đã bật lên mức cao nhất 18.700 đồng, ấn định phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Mãi lực mua ở mã này không hề giảm mà mỗi lúc một tấp nập hơn. EIB là một trong 11 mã được gom nhiều nhất sàn TP HCM, đạt 4,14 triệu.

Cổ phiếu ngân hàng trở thành tâm điểm của dòng tiền sáng nay. Ngoài EIB, STB, được mua bán sôi động ngay đầu ngày còn có MBB. Đây là mã duy nhất sàn TP HCM chuyển nhượng 11,6 triệu, khối ngoại gom vào 1,82 triệu cổ phiếu.

Thanh khoản 2 sàn tiếp tục duy trì ở mức cao. Ảnh: B.H.
Tại sàn Hà Nội, giao dịch của HBB nổi trội hơn hẳn và là phiên thứ 7 liên tiếp ghi nhận lượng sang tay trên 10 triệu. Với mức chuyển nhượng 10,44 triệu, HBB chiếm một phần sáu thanh khoản HNX sáng nay.

"Cổ phiếu vua" một thời đang có xu hướng trỗi dậy, khi 3 trong 13 cổ phiếu thanh khoán cao nhất HNX là các mã ngành ngân hàng. ACB trong vòng một tháng qua hiếm khi đạt mức giao dịch trên 1 triệu cổ phiếu, song, sáng nay đạt tới 1,92 triệu. SHB từ khi lên trên 8.000 đồng được mua bán sôi động hơn, hôm nay chuyển nhượng 5,8 triệu.

Ngoài cổ phiếu ngân hàng, nhiều cổ phiếu chứng khoán cũng được mua mạnh. KLS, BVS, SHS, VND, WSS ở sàn Hà Nội đều ghi nhận mức trao tay trên 1 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, SSI là một trong 11 mã chuyển nhượng cao ở sàn TP HCM.

Thanh khoản giảm nhẹ so với hôm qua, nhưng vẫn giữ mức cao. Tại HOSE, có 89,53 triệu chứng khoán giao dịch, trị giá 1.531,88 tỷ đồng. Trị giá mua bán ở HNX đạt 587,38 tỷ đồng, tương đương 64,34 triệu chứng khoán.

Vn-Index tăng 4,31 điểm, chốt tại 427,95 điểm. HNX-Index cũng đóng cửa trong sắc xanh, lên 0,9 điểm, kết thúc ở 69,58 điểm.

UPCoM-Index đạt 34,58 điểm, tăng 0,17 điểm, giao dịch 191.260 cổ phiếu , ứng với 1,19 tỷ đồng, lúc 11h10. Hôm qua, thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết đạt 34,41 điểm, mất 0,15 điểm, giao dịch gần 217.000 cổ phiếu, tương ứng 0,75 tỷ đồng.

Xem thêm →

VN-Index tiếp tục tăng điểm

0 nhận xét

Thị trường chứng khoán có thêm một phiên giao dịch sôi động sáng nay (1-3). Với 131 mã tăng giá, bao gồm 59 mã tăng trần, chỉ số VN-Index cộng thêm 4,31 điểm, tức 1,02%, lên 427,95.
Chứng khoán tăng phiên thứ 2 liên tiếp
Thanh khoản giảm mạnh so với phiên trước đó những vẫn ở mức khá cao. Trên sàn TPHCM có 89,5 triệu cổ phiếu có giá trị hơn 1.530 tỉ đồng được sang nhương. Cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán tiếp tục thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài, nổi bật nhất vẫn là STB, MBB và EIB.

Trong khi đó, một loạt cổ phiếu trong rổ VN30 tăng trần như BVH, MSN và OGC đã giúp chỉ số này tăng đến 5,83 điểm lên 491,01 điểm.

Công ty chứng khoán Rồng Việt cho rằng nhìn chung thị trường đã tăng ở một mức khá cao và thích hợp với tâm lý chốt lời, những phiên điều chỉnh là cần thiết. Tuy nhiên, quan sát cho thấy những đợt điều chỉnh gần đây điều diễn ra trong thời gian ngắn, lực cầu gom hàng vẫn chờ sẵn. Hiện tại dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu suy yếu, khối ngoại vẫn đang trong trạng thái mua ròng, giao dịch của nhà đầu tư tổ chức liên tục diễn ra ở những mã thuộc nhóm VN30. Điều này cho thấy tâm lý thị trường vẫn đang tích cực và người mua đã chấp nhận một vùng giá cao mới.

Công ty Bản Việt trong khi đó cho biết cổ phiếu ngân hàng đã đẩy giá trị giao dịch tháng 2 trên cả hai sàn lên tổng cộng gần 3.000 tỉ đồng. Nhà đầu tư dường như phấn khởi hơn khi biết rằng việc tái cơ cấu ngành ngân hàng sẽ thực hiện theo hình thức "hộ tống", trong đó các ngân hàng lớn sẽ bao quát những ngân hàng yếu hơn, từ đó giúp củng cố hệ thống. Kỳ vọng giảm lãi suất càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.

Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu EIB và STB giải trình các giao dịch bất thường trong vài ngày qua. EIB đã có hai giao dịch khối lượng lớn với khoảng 5,7% tổng số cổ phiếu đang lưu hành trong hai ngày qua. Trong khi đó, giá của STB đã tăng 20% trong bốn ngày. Diễn biến của EIB và STB được đặc biệt quan tâm do các vấn đề gần đây quanh cuộc họp đại hội đồng cổ đông của STB.

Chỉ số HNX-Index tiếp tục tăng nhẹ 0,9 điểm, tương đương 1,31%, và chốt phiên ở mức 69,58. Giao dịch trên sàn giao dịch Hà Nội giảm nhẹ so với phiên trước với 64,3 triệu cổ phiếu có giá trị 587 tỉ đồng được mua bán.
Xem thêm →

Hệ lụy sở hữu chéo cổ phần ngân hàng

0 nhận xét
Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Tuy nhiên tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Nếu không được kiểm soát đúng mức, nguy cơ rủi ro hệ thống không phải là không có.

Khách hàng giao dịch tại Vietcombank. Ngân hàng này hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác
Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác. Sau khi thoái vốn khỏi Ngân hàng TMCP Gia Định (tên mới là Bản Việt - Viet Capital Bank), Vietcombank đang còn là cổ đông của SaigonBank, Eximbank, Quân đội, Phương Đông... với tỷ lệ nắm giữ tại mỗi nơi khác nhau.

Việc tham gia của Vietcombank vào những tổ chức tín dụng đó là dấu ấn của quá khứ. Nhiều năm trước, khi việc thành lập hệ thống ngân hàng cổ phần được thực thi, Nhà nước chủ trương phải có đại diện của mình trong mỗi ngân hàng và Vietcombank đã góp vốn với tư cách cổ đông nhà nước.

Sự hiện diện của Vietcombank nhằm mục đích giúp Nhà nước hạn chế những hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có từ phía các ngân hàng cổ phần. Trong bối cảnh bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Ngoài ra xét từ góc độ nghiệp vụ, Vietcombank đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với tất cả các ngân hàng họ góp vốn, thậm chí chia sẻ cả nhân lực. Trong đội ngũ lãnh đạo của không ít ngân hàng hiện tại, một số người gốc gác là từ Vietcombank.

Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng, như vậy, không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Những năm 2006-2007, một số ngân hàng cổ phần góp vốn vào việc khai sinh những ngân hàng mới ở vai trò cổ đông lớn. Theo Luật các tổ chức tín dụng, họ chỉ được sở hữu tối đa 11% vốn của một ngân hàng. Để lách quy định trên, có ngân hàng lập các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các công ty này cũng trở thành cổ đông của ngân hàng mới. Kết quả là những nhóm cổ đông có mối quan hệ ràng buộc đã khống chế hoạt động của ngân hàng nơi họ sở hữu cổ phần chi phối.  

Cơ chế “xóa sổ” sẽ hình thành?

Sở hữu chéo cổ phần về bản chất không đơn giản chỉ là giữa các ngân hàng. Nó liên quan đến các doanh nghiệp, nhất là một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước - những đơn vị đang bắt buộc thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Trong đợt xếp loại các tổ chức tín dụng vừa qua, thành phần của nhóm 4 (nhóm yếu kém, không được tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng đầu năm) bao gồm chủ yếu các ngân hàng mới ra đời và cá biệt có ngân hàng lâu năm nhưng vướng vào các khoản nợ xấu lớn.

“Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.
Việc rút vốn của doanh nghiệp sẽ để lại khoảng trống về năng lực tài chính của những ngân hàng nhóm 4. Tuy nhiên vấn đề không dừng lại ở đấy. Tháo gỡ sở hữu chéo đòi hỏi trước hết phải xử lý nợ xấu. Khi nợ xấu đã giải quyết xong, những ngân hàng này cũng không thể tự đứng trên đôi chân của mình do năng lực quản trị và sức cạnh tranh yếu. Họ phải sáp nhập vào những ngân hàng khác và sự biến mất của một số cái tên là điều không tránh khỏi.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần kể: “Chúng tôi được gợi ý xem xét ngân hàng X. Công bằng mà nói ngân hàng này có bộ máy nhân sự và mạng lưới không đến nỗi nào, nhưng nợ xấu lớn quá. Giải quyết xong là coi như hết vốn điều lệ, chúng tôi đành từ chối”.

Hầu hết ngân hàng cổ phần lành mạnh không muốn “dính líu” đến ngân hàng nhóm 4. Bây giờ Ngân hàng Nhà nước chỉ còn trông cậy vào Vietinbank, BIDV, Vietcombank để thực hiện tiến trình tái cơ cấu. Sở hữu chéo sẽ được giải quyết dứt điểm. Không còn cơ chế, thí dụ Vietcombank, nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần ngân hàng X nói trên, mà là Vietcombank mua ngân hàng đó theo giá trị còn lại được kiểm toán xác định, sau đó có thể gộp lại, ghi nhận tăng vốn điều lệ cho Vietcombank, còn ngân hàng kia bị xóa sổ. Nếu đó là ngân hàng niêm yết, khả năng sẽ bị hủy niêm yết trước khi bị mua là điều có thể xảy ra.

Không giống như giữa các doanh nghiệp, công ty bị mua trở thành công ty con của đơn vị đi mua, ngân hàng bị mua có thể bị cơ cấu lại, trở thành chi nhánh của ngân hàng đi mua. Tại sao ư? Tại vì không thể tồn tại một ngân hàng con trong khuôn khổ một ngân hàng lớn kiểu ngân hàng mẹ - ngân hàng con được. Một ngân hàng thương mại là một khối thống nhất, nó có thể có các công ty hoạt động chuyên về nghiệp vụ riêng như công ty mua bán nợ, khai thác tài sản; công ty cho thuê tài chính; công ty chứng khoán...nhưng không thể có ngân hàng X trực thuộc Vietcombank chẳng hạn.

Sở hữu chéo và nhóm lợi ích

Vào cuối năm ngoái Việt Nam có 37 ngân hàng TMCP. Sau khi SCB, Tín Nghĩa, Đệ Nhất hợp nhất, còn lại 35 ngân hàng. Trong số này, như tuyên bố của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến, có mươi ngân hàng không lành mạnh, cần tiếp tục tái cơ cấu. Khoảng 20-25 ngân hàng cổ phần là số lượng mà cơ quan quản lý cho rằng thích hợp và hướng tới.

Tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Một mặt những ngân hàng liên kết có thể tạo dựng sức cạnh tranh mạnh hơn trong việc hợp vốn cho vay dự án tầm cỡ, hỗ trợ thanh khoản lẫn nhau, chia sẻ thông tin về khách hàng... Mặt khác, nếu không được kiểm soát đúng mức, nó cũng tạo điều kiện cho việc cho vay tập trung vào những đối tượng có quan hệ với cổ đông lớn, dồn tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán. “Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.

Từ liên minh đến hình thành những nhóm lợi ích trong lĩnh vực ngân hàng là khoảng cách ngắn. Trong khi các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành có xu hướng tiếp thị chính sách để việc ban hành chúng gần hơn với thực tế cuộc sống, thì các nhóm lợi ích tỏ ra không kém sắc sảo trong vận động hành lang nhằm làm cho cơ chế, chính sách nghiêng về phía bảo vệ quyền lợi của họ.

Nếu cơ chế càng không minh bạch, công khai, nhóm lợi ích càng dễ hiện hữu. Thí dụ gần nhất là phân loại ngân hàng. Có tổ chức tín dụng đang là con nợ của những khoản vay lớn liên ngân hàng, vừa được tái cấp vốn nhưng vẫn được tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. Có ngân hàng nợ xấu thấp, chấp hành nghiêm chỉnh quy định, không bao giờ vi phạm trần lãi suất hay tỷ lệ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích...song vẫn chỉ được tăng trưởng tín dụng 8%. Và trên hết, dư luận vẫn chưa thể biết một cách chính xác nhóm bốn cụ thể có tên những ngân hàng nào. Một ngân hàng khi được hỏi về hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay đã trả lời thế này: “Chỉ tiêu tăng trưởng của chúng tôi dưới 15%”. Lập lờ như thế khiến dư luận có thể hiểu ngân hàng đó thuộc nhóm 2, 3 hay 4 cũng đều được cả.
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by