Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn đầu tư mạo hiểm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đầu tư mạo hiểm. Hiển thị tất cả bài đăng

Cuộc phiêu lưu đầu tư mạo hiểm của Nguyễn Bảo Hoàng

0 nhận xét

Hè năm 1995, chưa đầy 1 năm sau ngày Mỹ bãi bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam, chàng trai gốc Việt 22 tuổi Nguyễn Bảo Hoàng đã thực hiện chuyến hồi hương lần đầu tiên trong vòng 14 tuần.

Là phóng viên tập sự cho một tạp chí du lịch ở Mỹ, anh đã có dịp thăm thú hầu hết các cảnh đẹp lẫn cuộc sống đời thường của người dân vùng Tây Bắc “Việt Nam là một đất nước thú vị, chứ không như những gì tôi từng được xem qua các bộ phim như Platoon hay Apocalypse Now (2 bộ phim của Mỹ lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam)”, anh nói.

Nguyễn Bảo Hoàng – Hiện đang là Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (Mỹ)
Nguyễn Bảo Hoàng – Hiện đang là Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (Mỹ)

Niềm thôi thúc trở về đã lớn dần sau chuyến đi. Sáu năm sau, Hoàng quay về Việt Nam và lần này là để điều hành hoạt động kinh doanh viễn thông cho công ty của gia đình anh tại TP.HCM. Đến năm 2004, anh đã lọt vào mắt xanh của Patrick McGovern, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Mạo hiểm IDG (Mỹ), người đã chọn anh vào vị trí Tổng Giám đốc của quỹ này tại Việt Nam.
Cơ duyên này là bước đầu để anh đặt chân vào thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam và ghi dấu ấn tại đây qua nhiều thương vụ nổi bật, nhất là thương vụ đầu tư vào VinaGame.

Trái ngọt từ VinaGame


Giống như nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm khác, IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) cũng đánh cược vào khả năng thành công của các hãng công nghệ mới thành lập.Điểm chiến lược kinh doanh hiện nay của IDGVV là dựa vào 20% các khoản đầu tư để mang về 80% tổng lợi nhuận cho Quỹ. lại danh mục đầu tư của Nguyễn Bảo Hoàng, mỗi mảng chỉ có 1-2 thương vụ được anh đánh giá là thành công.

Ở 2 mảng thông tin – truyền thông và kinh doanh công nghệ, khoản đầu tư của IDGVV vào VCCorp (chủ sở hữu các trang điện tử Bamboo, CafeF…) và PeaceSoft (quản lý các trang thương mại điện tử NganLuong.vn và ChoDienTu.vn) đều đã đạt tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR) khá cao, hơn 30%.

Danh mục đầu tư của IDG Ventures Việt Nam theo ngành
Danh mục đầu tư của IDG Ventures Việt Nam theo ngành, theo thứ tự màu từ trong ra ngoài là: Hạ tầng thương mại điện tử, Thông tin truyền thông, Kinh doanh công nghệ, Truyền thông -Giải trí.

Không những thế, Hoàng tin rằng Quỹ sẽ thu được khoản lợi nhuận gấp 5 lần số vốn đã rót vào 2 hãng công nghệ này. Bằng chứng là từ giữa tháng 3/2011, eBay đã chấp nhận mua gần 20% cổ phiếu của PeaceSoft với giá 2 triệu USD (Hoàng không tiết lộ khoản đầu tư của IDGVV vào PeaceSoft nhưng ước tính giá trị không quá 500.000 USD). Trước đó vào tháng 9.2008, IDGVV cũng đã thoái thành công một phần vốn khỏi công ty này qua thương vụ với SoftBank, một tập đoàn công nghệ đến từ Nhật.
Trong khi đó, ở 2 mảng truyền thông – giải trí và hạ tầng thương mại điện tử lại nổi lên 2 cái tên đang làm mưa làm gió ở thị trường Việt Nam là VinaGame (tiền thân của Tập đoàn VNG) và DiaDiem JSC (sáng lập NhomMua.com).

Giữa năm 2005, IDGVV đã quyết định rót 500.000 USD vào VinaGame với kỳ vọng sẽ lặp lại thành công mà Quỹ Đầu tư IDG đã làm được tại thị trường Trung Quốc, nơi họ đã thu về 300 triệu USD từ khoản đầu tư ban đầu 2 triệu USD vào hãng công nghệ Tencent.

Bảo Hoàng quyết định đầu tư mạo hiểm vào VNG với số tiền 500.000 USD và đạt doanh thu ngoài mong đợi.
Bảo Hoàng quyết định đầu tư mạo hiểm vào VNG với số tiền 500.000 USD và đạt doanh thu ngoài mong đợi.

Để đảm bảo thành công cho khoản đầu tư này, Hoàng đã mời Bryan Pelz, một serial entrepreneur (người chuyên tạo dựng công ty mới dựa trên một ý tưởng rồi trao lại trách nhiệm cho người khác để tiếp tục với những ý tưởng và công ty tiếp theo) từ Mỹ về làm việc với vai trò đồng sáng lập và cố vấn cho VinaGame. Hoàng cũng là người đã “mai mối” cho ông Pelz với LêHồng Minh, đồng sáng lập VinaGame.
“Sự kết hợp giữa một chuyên gia phát triển doanh nghiệp với Lê Hồng Minh, một cựu chuyên gia tài chính đam mê công nghệ, đã làm nên sự thành công của VinaGame”, anh nói. Và tất nhiên không thể không nói đến công của người mai mối là Nguyễn Bảo Hoàng.

Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm
Những nỗ lực của anh cuối cùng đã tạo ra trái ngọt. Báo cáo tài chính năm 2006 cho thấy doanh thu của VinaGame đạt 17 triệu USD, tăng gấp 6 lần so với năm trước đó. Đến năm 2009, doanh thu đã tăng lên gần 50 triệu USD và công ty này đã chiếm hơn 60% thị trường trò chơi trực tuyến trong nước.

Kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam mang lại tỉ suất lợi nhuận rất cao, có thể đạt 50-70%. Đó là bởi vì thị trường Việt Nam có lợi thế dân số trẻ với độ tuổi trung bình chỉ vào khoảng 25. Quan trọng hơn, với dân số gần 90 triệu người cùng tốc độ tăng trưởng nhanh về lượng người sử dụng internet, Việt Nam được xem là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ.

Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 do hãng nghiên cứu thị trường Cimigo công bố, trong giai đoạn 2000-2010, tỉ lệ tăng trưởng người sử dụng internet tại Việt Nam đạt 12% và đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Nhận xét về thương vụ đầu tư vào VinaGame, Hoàngnói: “Thuận lợi cơ bản khi đầu tư vào các công ty công nghệ là mô hình kinh doanh của họ dựa vào internet nên có khả năng mở rộng rất cao. Đơn cử như VinaGame, cho dù chỉ có một hay có đến một triệu người chơi trò chơi trực tuyến thì hạ tầng mạng cần xây dựng cũng không phải thay đổi quá nhiều”.

Ngoài VinaGame, DiaDiem JSC, một công ty cung cấp bản đồ trực tuyến, cũng là thương vụ đáng chú ý khác của IDGVV. Cần nói thêm là IDGVV đã đầu tư vào DiaDiemJSC từ năm 2007, nhưng phải đến 3 năm sau, công ty này mới thực sự tạo được sức bật nhờ phát triển sang lĩnh vực thương mại điện tử với sự ra đời của NhomMua.com vào tháng 10.2010. Theo đánh giá của Hoàng, NhomMua.com là mô hình kinh doanh tương đối thành công. Mô hình này đã giúp người tiêu dùng Việt Nam tiết kiệm hơn 14 triệu USD, góp phần mang lại cho các đối tác mức lợi nhuận lên tới 7 triệu USD. Hiện nay, NhomMua.com có lượng truy cập trung bình hơn 5 triệu lượt/tháng.

“Chúng tôi thường dành nhiều thời gian để thảo luận với người sáng lập Công ty, ban lãnh đạo cùng các nhân sự chủ chốt nhằm xem xét điểm mạnh, điểm yếu của họ, khả năng điều hành hoạt động kinh doanh. Điều này thường chiếm hơn 80% quyết định đầu tư của IDGVV”, Hoàng cho biết.

Nhà đầu tư luôn nhìn vào khả năng thoái vốn để đánh giá mức độ thành công của một khoản đầu tư. Đối với DiaDiem JSC, IDGVV đã thoái vốn từng phần khỏi công ty này vào tháng 9 năm ngoái khi cùng 2 quỹ đầu tư nước ngoài là Rebate Networks (Đức) và RuNet Global (Nga) thành lập MJ Group với khoản đầu tư lên tới 60 triệu USD. MJ Group ra đời trên cơ sở sáp nhập 4 công ty dịch vụ công nghệ thông tin là DiaDiem.com, NhomMua.com, Two.vn và Two Media, với mục tiêu trở thành mô hình thương mại điện tử hàng đầu khu vực châu Á.

Việc thoái vốn khỏi VinaGame cũng đã được IDGVV lên kế hoạch vào đầu năm nay thông qua việc niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ). Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hoãn lại vì nhiều lý do. Hoàng cho biết khi thời điểm thuận lợi, việc thoái vốn khỏi VinaGame có thể được thực hiện cùng lúc trên cả 2 sàn chứng khoán lớn là Nasdaq và Hồng Kông.

Vị đắng từ Cyvee và Mobivox


Có thắng thì cũng có thua. Hoàng đã từng nếm vị đắng, đặc biệt là từ 2 thương vụ đầu tư vào Cyvee và Mobivox.

Cyvee là mạng xã hội giúp kết nối giới trí thức và tạo cơ hội tìm việc làm cho những người có nhu cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hoàng, thị trường hiện nay có quá nhiều mạng xã hội có chức năng tương tự và điều này đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của Cyvee. Anh cho biết có 3 lý do chính khiến Cyvee chưa thành công.

Năng lực quản trị của những người đứng đầu công ty mục tiêu thường ảnh hưởng đến hơn80% quyết định đầu tư của IDGVV
Trước hết, Cyvee chưa xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình, dẫn đến việc liên kết và trao đổi thông tin trên mạng xã hội này trở nên rối rắm và kém hiệu quả. Kế đến, Cyvee tổ chức thu phí trên các hoạt động kết nối trong khi đối thủ nặng ký của họ là LinkedIn lại miễn phí, khiến người sử dụng cảm thấy không hài lòng.

Cuối cùng, việc đầu tư cùng lúc vào quá nhiều dịch vụ trong khi không có cái nào thực sự nổi bật đã khiến cho hoạt động kinh doanh của Cyvee bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mặc dù vậy, Hoàng vẫn khá lạc quan và cho biết IDGVV đang hỗ trợ Cyvee trong quá trình chuyển đổi sang một mô hình hoạt động hiệu quả hơn và dự kiến sẽ tái ra mắt vào cuối năm nay.Một khoản đầu tư khó thoái vốn khác của IDGVV là Mobivox (Mỹ). Đây là khoản đầu tư chung của 4 đơn vị, bao gồm IDGVV, IDG Ventures Asset (Mỹ), IDG Ventures Trung Quốc và một quỹ đầu tư ở châu Âu vào năm 2006.

Mobivox cung cấp dịch vụ đàm thoại trực tuyến và có kế hoạch mở rộng hoạt động đến các thị trường như châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á.Theo Hoàng, nguyên nhân đầu tiên khiến khoản đầu tư vào Mobivox không thành công như mong đợi là do cạnh tranh gay gắt từ người khổng lồ Skype vào thời điểm đó. Ngoài ra, việc phối hợp không tốt nguồn lực tài chính và khả năng tư vấn giữa 4 quỹ đầu tư này cũng đã góp phần dẫn đến thất bại của Mobivox.

Rõ ràng, chiến lược thoái vốn là điều đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải tính đến trước khi ra quyết định giải ngân cho bất kỳ khoản đầu tư mạo hiểm nào. Đây là vấn đề không đơn giản đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vì thị trường vốn ở đây vẫn còn non trẻ. Trong một báo cáo về triển vọng đầu tư quý II/2012 do Grant Thornton Việt Nam thực hiện, có đến 55% nhà đầu tư cho biết họ rất quan ngại về khả năng thanh khoản nguồn vốn của mình trong thời điểm hiện tại.

Dù vậy, Hoàng vẫn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Anh dẫn chứng trường hợp của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào cuối thập niên 1990. Khi đó, ai cũng đều quan ngại về triển vọng phát triển của nó, nhưng hiện nay, Trung Quốc là một trong những thị trường chứng khoán phát triển mạnh nhất trên thế giới.

Người điều hành IDGVV nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư thành công của Quỹ sẽ góp phần tạo nên lực hút đối với hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong tương lai. Gần đây, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và Trung Quốc xét về mức độ hấp dẫn các quỹ đầu tư tài sản nước ngoài (theo tổ chức nghiên cứu Emerging Portfolio Fund Research).

Tuy nhiên, nhà đầu tư quốc tế thường có khuynh hướng thành lập doanh nghiệp mới tại 2 thị trường lớn này. Còn ở Việt Nam, theo Hoàng, họ thường chọn cách mua lại những công ty đã có sẵn trên thị trường, do mức độ cạnh tranh khốc liệt tại đây. Vì vậy, khả năng thoái vốn “được giá” thông qua M&A có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai là rất khả quan.

“Chúng tôi không lo lắng quá nhiều về chuyện thoái vốn mà tập trung vào việc hỗ trợ các công ty trong danh mục đầu tư củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh. Bởi vì họ thành công có nghĩa là chúng tôi thành công”, anh nói.

Liên quan đến triển vọng M&A, báo cáo nêu trên của Grant Thornton Việt Nam cũng nhận định rằng nhân tố quan trọng nhất khiến các nhà đầu tư chấp nhận mua lại doanh nghiệp chính là mức độ tăng trưởng trong quá khứ và tăng trưởng dự kiến trong tương lai. Có lẽ đây chính là lý do khiến Hoàng tỏ ra khá tự tin vào khả năng thoái vốn của IDGVV.

Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm
“Thoái vốn thông qua các hoạt động M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của chúng tôi và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm”, anh chia sẻ.Không chỉ lên kế hoạch thoái vốn, việc lấn sân sang lĩnh vực khác như năng lượng sạch, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng đã được Hoàng đưa vào tầm ngắm.

Hiện IDGVV đang gây quỹ thứ hai trị giá 150 triệu USD để đầu tư vào các lĩnh vực trên, dự kiến bắt đầu giải ngân vào đầu hoặc giữa năm sau.“Chiến lược mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực khác vẫn tuân theo định hướng đầu tư truyền thống của Quỹ là ưu tiên những công ty tận dụng được thế mạnh công nghệ, vì đó chính là giá trị cốt lõi của chúng tôi. IDGVV dự kiến sẽ đầu tư vào 5-6 công ty mỗi năm để đạt tổng số khoảng 25 doanh nghiệp cho quỹ thứ hai này”, anh cho biết.Quản lý một danh mục đầu tư lên tới 41 công ty với số vốn hàng trăm triệu USD, đôi khi Hoàng cũng cảm thấy căng thẳng.

Những lúc này, anh lại tìm đến những khoảng lặng trong cuộc sống. Bên cạnh gia đình, đó chính là niềm đam mê bất tận dành cho thể thao.Năm 2011, Hoàng đã thành lập đội bóng rổ Saigon Heat trên cơ sở hợp tác giữa Trung tâm Huấn luyện Thể thao Sài Gòn với Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam nhằm khơi dậy và bồi dưỡng cho thiếu niên niềm đam mê bóng rổ và đào tạo họ trở thành những đấu thủ bóng rổ nổi tiếng của Việt Nam trong tương lai.

Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập
“Tôi có niềm tin rằng trong vòng 5 năm nữa, Saigon Heat sẽ lọt vào nhóm các câu lạc bộ bóng rổ mạnh nhất khu vực Đông Nam Á”, anh cười tự tin.
Xem thêm →

Bạn có đủ tiêu chuẩn nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm?

0 nhận xét
Bạn có sẵn sàng đưa công ty mình đến bước phát triển mới? Có phải đã đến lúc để tìm nguồn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm?

Đa số câu trả lời sẽ là "không". Chỉ có mô hình "đúng" đang ở giai đoạn phát triển "đúng" và xuất hiện "đúng" thời điểm trên thị trường mới là đối tượng của các quỹ đầu tư mạo hiểm để mắt đến.

Một số đặc điểm mà các nhà đầu tư sẽ quan tâm

Khả năng tạo lợi nhuận

Một doanh nghiệp với chi phí cao cao và tổng lợi nhuận thấp sẽ không được để mắt đến. Các quỹ đầu tư thích các mô hình kinh doanh tạo được nhiều lợi nhuận. Điều này là đương nhiên và không có gì phải bàn cãi Nếu một doanh nghiệp có giá sản xuất sản phẩm thấp và có phần trăm trong tổng giá bán ra nằm ở 1 con số thì doanh nghiệp đó rất hấp dẫn đối với Quỹ đầu tư.

Quy mô thị trường


Trong bộ phim Social Network, Justin Timberblake trong vai Sean Parker đã nói rằng: "Một triệu đô la chẳng đáng là gì. Anh biết cái gì nghe hấp dẫn hơn không? Một tỷ đô la." Với quỹ đầu tư mạo hiểm thì thị trường khiêm tốn nghe chẳng chẳng hấp dẫn chút nào.

Không có bí quyết thành công


Bí quyết thành công không nhất thiết phải là bằng sáng chế hay phát minh ra thứ gì mới. Startbucks là một doanh nghiệp được đầu tư trong khi mô hình kinh doanh này có thể bị sao chép dễ dàng. Thật sự đã có nhiều người cố gắng cạnh tranh với Startbucks trong lĩnh vực này nhưng không người nào thành công cả trong việc sao chép "văn hóa" của Startbucks. Tất cả những yếu tố như nhân viên, khách hàng của Startbucks, các poster diễn viên và đam mê dành cho chất lượng của từng sản phẩm đã kết hợp lại và tạo nên một rào cản ngăn các doanh nghiệp tương tự tiến vào thị trường ngay cả khi chất lượng café của họ có tốt hơn Starbucks đi nữa.

Bạn và đội ngũ của mình


Bạn không nhất thiết phải có kinh nghiệm nhưng nếu không có điều đó thì bản cần phải có một số các phẩm chất sau đây: a) Có một nền tảng kiến thước tốt, b) từng có kinh nghiệm làm việc tại các công ty trong lĩnh vực liên quan hay đã từng khởi nghiệp, c) có sự xuất chúng thể hiện qua kế hoạch phát triển thực tế và tỉ mỉ, d) có trình đô chuyên môn vượt trội trong một lĩnh vực nhất định, e)  Bạn truyền đạt tầm nhìn của mình tốt đến mức nào. Nói cách khác, bạn có phải là Steve Jobs thứ hai hay không?

Vấn đề là khi bạn nhìn vào danh sách đó và đánh giá lại vị trí của mình theo cách logic nhất, bạn có thật sự đủ khả năng đáp ứng hết tất cả?


Có rất nhiều doanh nghiệp tuyệt vời mà chẳng cần vốn đầu tư từ bên ngoài. Nếu trò chuyện với những người đã và đang khởi nghiệp, ai cũng có những thời kỳ khó khăn. Nhà đầu tư không phải là một thiên thần sẽ đến lúc bạn cần. Vì vậy, bạn cần có đủ lòng tin, quyết tâm cũng như sự chuẩn bị tốt nhất khi bắt đầu khởi nghiệp.
Xem thêm →

Thung lũng Silicon: Cơ hội của các CEO trẻ tuổi

0 nhận xét
Các nhà đầu tư tư bản cho biết, chưa bao giờ lượng tiền đầu tư cho các giám đốc điều hành dưới 21 tuổi lên cao như hiện tại.

Ông Marc Andreessen và các nhà đầu tư mạo hiểm khác cũng cho biết những doanh nhân mà họ hiện đang đầu tư chỉ ở độ tuổi 18, 19, đang là học sinh cấp 3, vừa học lập trình máy tính, vừa có những dự án tự do đầy tham vọng và tự học trên Internet.

Các doanh nhân trẻ tuổi cũng là khách hàng mục tiêu của các nhà đầu tư do mô hình công ty của họ thường không đòi hỏi nhiều vốn. Ông Joe Kraus, nhà đầu tư mạo hiểm vào Goolge cho biết: Thông thường, một công ty muốn khởi nghiệp phải cần 10 triệu đến 20 triệu USD tiền vốn khởi nghiệp và các nhà đầu tư chắc chắn không muốn đổ số tiền lớn như vậy cho một doanh nhân trẻ, kể cả họ có là người tài năng nhất.

Kraus là người đỡ đầu cho Airy Labs, một công ty phát triển game giáo dục do Andrew Hsu, một CEO 20 tuổi đã kiếm thêm 1,5 triệu USD cho công ty.

Brian Wong, 20 tuổi, hiện đang điều hành công ty mạng Kiip, đã phát triển được số vốn đầu tư từ Hummer Winblad Venture Partners và các nhà đầu tư khác lên thêm 4 triệu USD.

Zuckerberg, rời Harvard sau hai năm đã làm cho thế giới phải nhìn nhận lại những người bỏ học. Peter Thiel, nhà đầu tư đầu tiên vào Facebook, đồng sáng lập PayPal cũng khuyến khích những người trẻ xin tài trợ từ các chương trình nghiên cứu hai năm, tạm thời nghỉ học để tới San Francisco theo đuổi đam mê kinh doanh.

Josh Buckley, Giám đốc Điều hành của một công ty game online mới thành lập đã bán một công ty khi còn học phổ thông với số tiền mà theo như Buckley là không dưới 6 con số, nâng số vốn đầu tư từ Andreessen Horowitz và các nhà đầu tư khác lên hơn 1 triệu USD.

Nhưng Buckley không phải là người trẻ nhất sáng lập và bán công ty. John Collison, 16 tuổi bắt đầu khởi nghiệp và cùng với người anh trai sắp 19 tuổi của mình lúc bấy giờ sáp nhập với một công ty khác tên là Automatic. Sau đó, họ quyết định bán lại công ty mới này cho một công ty của Canada với giá 5 triệu USD tiền mặt và cổ phiếu.

Hầu hết các doanh nhân trẻ tuổi cho biết họ có đam mê xây dựng hơn là bán công ty của mình.

Tuy nhiên, ông Marc Andreessen, một nhà đầu tư mạo hiểm cho biết: “Ở một mức độ nhất định, các CEO không nên trẻ hơn thế, nếu không thì chúng tôi sẽ rơi vào tình trạng như đang đầu tư vào vườn trẻ.”
Xem thêm →

Các quỹ đầu tư Nhật Bản tăng đầu tư vào Việt Nam

0 nhận xét
Phóng viên TTXVN tại Nhật Bản dẫn nguồn tin báo Nikkei - nhật báo chuyên về kinh tế, tài chính hàng đầu của Nhật Bản - cho biết các quỹ đầu tư của nước này đang ngày càng quan tâm tới các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tăng trưởng mới như dược phẩm và công nghệ thông tin.
Các quỹ đầu tư Nhật Bản tăng đầu tư vào Việt Nam

Mới đây, thông qua Quỹ đầu tư DI Asian Industrial Fund LP, Quỹ đầu tư mạo hiểm Dream Incubator Inc và Tập đoàn Orix đã mua 31% cổ phần của Công ty Thiết bị Y tế Nhật-Việt, một doanh nghiệp chuyên bán buôn thiết bị y tế của Việt Nam.

Một số nguồn tin cho rằng khoản đầu tư đầu tiên của các đơn vị trên vào công ty thiết bị y tế này từ khoảng 600-800 triệu yen (tương đương 77-102 triệu USD).

Theo dự kiến, Quỹ DI Asian Industrial Fund LP sẽ chỉ định một giám đốc tham gia vào ban điều hành của Công ty Thiết bị Y tế Nhật Việt và giúp tăng cường quan hệ đối tác giữa công ty này với các doanh nghiệp chế tạo thiết bị y tế của Nhật Bản.

Trong khi đó, CyberAgent Ventures Inc, một quỹ đầu tư mạo hiểm thuộc Tập đoàn CyberAgent Inc, đã mua cổ phần của NCT Corp - công ty đang điều hành trang web chia sẻ âm nhạc lớn nhất của Việt Nam. Mục tiêu của khoản đầu tư này là mở rộng nội dung kinh doanh của NCT Corp thông qua kinh nghiệm và công nghệ về mạng của CyberAgent Inc.

Bằng cách thu hút thêm vốn đầu tư, Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures Inc. đang cố gắng tăng vốn đầu tư lên 1,6 tỷ yen (khoảng 20 triệu USD) và đẩy mạnh đầu tư vào các công ty đang tăng trưởng ở Đông Nam Á, nhất là ở Việt Nam và Indonesia./.

Theo TTXVN
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by