Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng
Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...
Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%
Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..
Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”
Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...
Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt
Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...
Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt
Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngân hàng Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngân hàng Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Trật tự mới với các ngân hàng Việt
Hệ thống ngân hàng cũng như một rổ táo, nếu có vài quả hỏng, chắc chắn ta phải sớm loại bỏ chúng ra nếu không muốn cả rổ hỏng theo.
Thông tin PVFC đang theo đuổi mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng thương mại trở thành đề tài được quan tâm trong tuần qua. Nhiều đối tác nội có, ngoại có đặt vấn đề trở thành cổ đông lớn của Tổng công ty này cho thấy, kinh doanh ngân hàng ở góc độ nào đó vẫn là chùm khế ngọt. Từ câu chuyện của PVFC và rất nhiều trường hợp ồn ào gần đây liên quan đến SHB, HBB, STB… có thể dự đoán một trật tự mới với các ngân hàng Việt sẽ hình thành.
Ông Nguyễn Thiện Bảo, Tổng giám đốc Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) cho biết, PVFC đang chuẩn hóa hoạt động theo mô hình của ngân hàng cổ phần.
Trên thực tế, hoạt động “Ngân hàng” của PVFC năm 2011 có bước tiến hiệu quả và là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất cho tổ chức này. Dư nợ cho vay của TCT tăng 34,3%, trong đó tăng trưởng cho vay vốn nhận ủy thác đạt 33,9%, chênh lệch tỷ giá chiếm 2,5% và tín dụng trực tiếp của TCT giảm 2,4%. Ông Bảo cho rằng, những con số này thể hiện quyết tâm rất lớn của TCT trong việc tái cấu trúc nguồn vốn. Tính cả năm, doanh thu tín dụng của PVFC đạt 4.257 tỷ đồng, lợi nhuận từ riêng mảng hoạt động này đạt 1.103 tỷ đồng. Hoạt động ngân hàng hiệu quả, song do trích lập dự phòng đầu tư nên lợi nhuận của PVFC năm qua giảm còn một nửa, dù vẫn hoàn thành kế hoạch năm.
Tại sao lại có sự chuyển đổi? Ông Bảo cho hay, mô hình công ty tài chính là chiếc áo quá chật và rất khó để phát triển hơn nữa trong tương lai. Cụ thể, hiện nay, PVFC không được huy động vốn với kỳ hạn dưới một năm, không được thực hiện dịch vụ thanh toán, cho thuê tài chính, mạng lưới chỉ bao gồm 10 chi nhánh và 25 điểm giao dịch trên cả nước… Rõ ràng, chuyển đổi thành công mô hình hoạt động sẽ giúp PVFC cải thiện nguồn thu.
Thời gian tái cấu trúc không đợi ai, kể cả những “tay to” với tiềm lực mạnh. 4 ngân hàng thương mại có vốn chủ lực của Nhà nước là Vietinbank, VCB, BIDV và Agribank đều theo đuổi kế hoạch tăng tổng tài sản bằng các cách như phát hành trái phiếu quốc tế, bán cổ phần cho đối tác nước ngoài… mặc dù tìm vốn nước ngoài không dễ, nhất là khủng hoảng nợ châu Âu khiến các cam kết về hợp tác tài chính trên toàn cầu bị đình hoãn.
Trong số các ngân hàng có vốn dân doanh, Techcombank gần đây tỏ ra khá nổi trội. Ngân hàng này hiện có vốn điều lệ trên 8.788 tỷ đồng, năm 2011, dù lãi 4.421 tỷ đồng, tăng 54% so với năm trước, song HĐQT quyết định không chia cổ tức, giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tập trung đầu tư. Bức tranh lợi nhuận năm 2011 của các ngân hàng cho thấy một thực tế rằng, trong thời điểm khó khăn kẻ mạnh sẽ càng mạnh. Simon Morris, Tân tổng giám đốc Techcombank từng là CEO của Standard Charter Bank tại nhiều quốc gia châu Á, được mời về làm việc với chế độ đãi ngộ cạnh tranh không kém. Vị CEO này chia sẻ, ông sẵn sàng tạo ra nhiều thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo, mở thêm nhiều chi nhánh, đầu tư thêm công nghệ, tập trung khai thác thị trường miền Nam với tham vọng trở thành ngân hàng hàng đầu vào năm 2014.
Người ta cũng quan tâm đến những ngôi sao sẽ nổi bật trong nhóm G12, dù tên tuổi nhóm ngân hàng này không được công bố chính thức. Thị trường cũng đồn đoán cục diện các ngân hàng sẽ thay đổi, đơn cử như là lính mới, Ngân hàng Bản Việt khởi đầu rất suôn sẻ với dư địa tăng trưởng tín dụng 17% và được xếp trong ngân hàng nhóm 1.
Đó là những phán đoán về những ngôi sao đang lên, vậy còn những cái tên sẽ biến mất? Đến thời điểm này đã chắc chắn ít nhất 3 cái tên ngân hàng biến mất trong giai đoạn đầu của quá trình tái cấu trúc: Habubank, Ficombank và Tín Nghĩa Bank… Bao nhiêu ngân hàng sẽ phù hợp với quy mô nền kinh tế và thị trường Việt Nam? Theo một nghiên cứu của Công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, sau tái cấu trúc, Việt Nam chỉ nên có 15 ngân hàng, trong đó có 4 ngân hàng lớn với mỗi ngân hàng có vốn tối thiểu 40.000 tỷ đồng, 6 ngân hàng trung bình mỗi ngân hàng có vốn 20.000 tỷ đồng và 5 ngân hàng nhỏ mỗi ngân hàng 10.000 tỷ đồng. Cộng lại, tổng vốn điều lệ của các ngân hàng đạt khoảng 330.000 tỷ đồng, tương đương vốn của 37 ngân hàng hiện nay. 3 cái tên ngân hàng đã dần biến mất khỏi thị trường một cách khá êm thấm và giới quan sát cho rằng, các ngân hàng nhỏ dễ dàng là đối tượng bị chỉ định M&A.
Tuy nhiên, trong con mắt của giới kinh doanh quốc tế, bao nhiêu ngân hàng không quan trọng, quan trọng là sức khỏe của mỗi ngân hàng. Ông Simon Morris dẫn chứng, Indonesia có 235 triệu dân và có 130 ngân hàng; với 85 triệu dân, 37 ngân hàng tại Việt Nam không phải là quá nhiều. Ông nói: “Nếu tất cả ngân hàng đều vận hành tốt thì chẳng ai quan tâm đến số lượng ngân hàng làm gì. Nhiều ngân hàng, cạnh tranh tốt, người dân và doanh nghiệp sẽ được lợi về dịch vụ. Nhưng như một rổ táo, nếu có vài quả hỏng chắc chắn chúng ta phải sớm loại bỏ chúng ra nếu không muốn cả rổ hỏng theo”.
Việc loại bỏ những ngân hàng yếu kém sẽ góp phần xóa đi những điều rất đáng ngạc nhiên trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Đơn giản như chuyện lãi suất. Một chuyên gia từng làm việc cho các ngân hàng Phillippine, Hàn Quốc, Maylaysia… đã nói, ở các thị trường khác, ngân hàng yếu kém được phép phá sản, sẽ có người mất tiền gửi vào ngân hàng. Đó là lý do vì sao mọi người cần cẩn trọng khi gửi tiền và lựa chọn ngân hàng. Còn trong một môi trường kinh doanh ngân hàng không được phép phá sản, tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng sẽ khác và dẫn đến câu chuyện khó giải quyết về lãi suất.
Thời điểm nào PVFC có thể công bố lộ trình và kế hoạch chuyển đổi mô hình hoạt động một cách chính thức? Câu hỏi được ông Nguyễn Thiện Bảo trả lời: chờ tới tháng 6, thời điểm Ngân hàng Nhà nước công bố rộng rãi đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại.
Có nhiều biện pháp kỹ thuật để TCT này chuyển đổi thành công, trong đó kế hoạch hợp nhất với một ngân hàng khác đang được xem xét. Còn quá sớm để nói đến Ngân hàng PVFC, song có thể mường tượng phần nào quy mô và diện mạo của họ. Về vốn điều lệ, PVFC có kế hoạch phát hành riêng lẻ trái phiếu chuyển đổi tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ lên 9.000 tỷ đồng ngay trong năm 2012, đó là chưa cộng với vốn điều lệ của ngân hàng hợp nhất theo dự đoán có quy mô khoảng 3.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của PVFC hiện đạt gần 100.000 tỷ đồng. Quan trọng hơn là tiềm năng phát triển của đơn vị này khi có cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Morgan Stanley. Chính bởi khả năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho các DN trong ngành dầu khí nên đợt phát hành của PVFC đang được nhiều tổ chức quan tâm, trong đó có ít nhất 2 định chế tài chính nước ngoài đang đàm phán dù thị trường vốn đang rất khó khăn.
Trên thị trường, HDBank, DongA Bank, ACB… cũng đã tiến hành đại hội đồng cổ đông 2012 và cho biết, nếu có điều kiện và gặp đối tác phù hợp, họ có thể mua lại và sáp nhập để tăng nhanh tiềm lực tài chính. “Mục đích của quá trình tái cấu trúc ngân hàng là nhằm tạo ra hệ thống ngân hàng ổn định hơn, hoạt động bền vững hơn. Tôi tin Ngân hàng Nhà nước biết rõ những quả táo nào đang hỏng, cần nhấc ra khỏi rổ. Ngân hàng Nhà nước cũng biết họ cần phải làm gì”, ông Simon Morris nhận định.
Đồng hành cùng nỗ lực giữ lại hương vị thơm ngon của rổ táo, một trật tự mới sẽ đến với các ngân hàng Việt. Dẫu vậy, đó là một hành trình cần sự quyết tâm, vượt qua những giọt nước mắt và cả các nhóm lợi ích đan xen.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)