Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng

Hệ lụy sở hữu chéo cổ phần ngân hàng

0 nhận xét
Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Tuy nhiên tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Nếu không được kiểm soát đúng mức, nguy cơ rủi ro hệ thống không phải là không có.

Khách hàng giao dịch tại Vietcombank. Ngân hàng này hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác
Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác. Sau khi thoái vốn khỏi Ngân hàng TMCP Gia Định (tên mới là Bản Việt - Viet Capital Bank), Vietcombank đang còn là cổ đông của SaigonBank, Eximbank, Quân đội, Phương Đông... với tỷ lệ nắm giữ tại mỗi nơi khác nhau.

Việc tham gia của Vietcombank vào những tổ chức tín dụng đó là dấu ấn của quá khứ. Nhiều năm trước, khi việc thành lập hệ thống ngân hàng cổ phần được thực thi, Nhà nước chủ trương phải có đại diện của mình trong mỗi ngân hàng và Vietcombank đã góp vốn với tư cách cổ đông nhà nước.

Sự hiện diện của Vietcombank nhằm mục đích giúp Nhà nước hạn chế những hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có từ phía các ngân hàng cổ phần. Trong bối cảnh bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Ngoài ra xét từ góc độ nghiệp vụ, Vietcombank đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với tất cả các ngân hàng họ góp vốn, thậm chí chia sẻ cả nhân lực. Trong đội ngũ lãnh đạo của không ít ngân hàng hiện tại, một số người gốc gác là từ Vietcombank.

Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng, như vậy, không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Những năm 2006-2007, một số ngân hàng cổ phần góp vốn vào việc khai sinh những ngân hàng mới ở vai trò cổ đông lớn. Theo Luật các tổ chức tín dụng, họ chỉ được sở hữu tối đa 11% vốn của một ngân hàng. Để lách quy định trên, có ngân hàng lập các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các công ty này cũng trở thành cổ đông của ngân hàng mới. Kết quả là những nhóm cổ đông có mối quan hệ ràng buộc đã khống chế hoạt động của ngân hàng nơi họ sở hữu cổ phần chi phối.  

Cơ chế “xóa sổ” sẽ hình thành?

Sở hữu chéo cổ phần về bản chất không đơn giản chỉ là giữa các ngân hàng. Nó liên quan đến các doanh nghiệp, nhất là một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước - những đơn vị đang bắt buộc thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Trong đợt xếp loại các tổ chức tín dụng vừa qua, thành phần của nhóm 4 (nhóm yếu kém, không được tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng đầu năm) bao gồm chủ yếu các ngân hàng mới ra đời và cá biệt có ngân hàng lâu năm nhưng vướng vào các khoản nợ xấu lớn.

“Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.
Việc rút vốn của doanh nghiệp sẽ để lại khoảng trống về năng lực tài chính của những ngân hàng nhóm 4. Tuy nhiên vấn đề không dừng lại ở đấy. Tháo gỡ sở hữu chéo đòi hỏi trước hết phải xử lý nợ xấu. Khi nợ xấu đã giải quyết xong, những ngân hàng này cũng không thể tự đứng trên đôi chân của mình do năng lực quản trị và sức cạnh tranh yếu. Họ phải sáp nhập vào những ngân hàng khác và sự biến mất của một số cái tên là điều không tránh khỏi.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần kể: “Chúng tôi được gợi ý xem xét ngân hàng X. Công bằng mà nói ngân hàng này có bộ máy nhân sự và mạng lưới không đến nỗi nào, nhưng nợ xấu lớn quá. Giải quyết xong là coi như hết vốn điều lệ, chúng tôi đành từ chối”.

Hầu hết ngân hàng cổ phần lành mạnh không muốn “dính líu” đến ngân hàng nhóm 4. Bây giờ Ngân hàng Nhà nước chỉ còn trông cậy vào Vietinbank, BIDV, Vietcombank để thực hiện tiến trình tái cơ cấu. Sở hữu chéo sẽ được giải quyết dứt điểm. Không còn cơ chế, thí dụ Vietcombank, nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần ngân hàng X nói trên, mà là Vietcombank mua ngân hàng đó theo giá trị còn lại được kiểm toán xác định, sau đó có thể gộp lại, ghi nhận tăng vốn điều lệ cho Vietcombank, còn ngân hàng kia bị xóa sổ. Nếu đó là ngân hàng niêm yết, khả năng sẽ bị hủy niêm yết trước khi bị mua là điều có thể xảy ra.

Không giống như giữa các doanh nghiệp, công ty bị mua trở thành công ty con của đơn vị đi mua, ngân hàng bị mua có thể bị cơ cấu lại, trở thành chi nhánh của ngân hàng đi mua. Tại sao ư? Tại vì không thể tồn tại một ngân hàng con trong khuôn khổ một ngân hàng lớn kiểu ngân hàng mẹ - ngân hàng con được. Một ngân hàng thương mại là một khối thống nhất, nó có thể có các công ty hoạt động chuyên về nghiệp vụ riêng như công ty mua bán nợ, khai thác tài sản; công ty cho thuê tài chính; công ty chứng khoán...nhưng không thể có ngân hàng X trực thuộc Vietcombank chẳng hạn.

Sở hữu chéo và nhóm lợi ích

Vào cuối năm ngoái Việt Nam có 37 ngân hàng TMCP. Sau khi SCB, Tín Nghĩa, Đệ Nhất hợp nhất, còn lại 35 ngân hàng. Trong số này, như tuyên bố của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến, có mươi ngân hàng không lành mạnh, cần tiếp tục tái cơ cấu. Khoảng 20-25 ngân hàng cổ phần là số lượng mà cơ quan quản lý cho rằng thích hợp và hướng tới.

Tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Một mặt những ngân hàng liên kết có thể tạo dựng sức cạnh tranh mạnh hơn trong việc hợp vốn cho vay dự án tầm cỡ, hỗ trợ thanh khoản lẫn nhau, chia sẻ thông tin về khách hàng... Mặt khác, nếu không được kiểm soát đúng mức, nó cũng tạo điều kiện cho việc cho vay tập trung vào những đối tượng có quan hệ với cổ đông lớn, dồn tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán. “Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.

Từ liên minh đến hình thành những nhóm lợi ích trong lĩnh vực ngân hàng là khoảng cách ngắn. Trong khi các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành có xu hướng tiếp thị chính sách để việc ban hành chúng gần hơn với thực tế cuộc sống, thì các nhóm lợi ích tỏ ra không kém sắc sảo trong vận động hành lang nhằm làm cho cơ chế, chính sách nghiêng về phía bảo vệ quyền lợi của họ.

Nếu cơ chế càng không minh bạch, công khai, nhóm lợi ích càng dễ hiện hữu. Thí dụ gần nhất là phân loại ngân hàng. Có tổ chức tín dụng đang là con nợ của những khoản vay lớn liên ngân hàng, vừa được tái cấp vốn nhưng vẫn được tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. Có ngân hàng nợ xấu thấp, chấp hành nghiêm chỉnh quy định, không bao giờ vi phạm trần lãi suất hay tỷ lệ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích...song vẫn chỉ được tăng trưởng tín dụng 8%. Và trên hết, dư luận vẫn chưa thể biết một cách chính xác nhóm bốn cụ thể có tên những ngân hàng nào. Một ngân hàng khi được hỏi về hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay đã trả lời thế này: “Chỉ tiêu tăng trưởng của chúng tôi dưới 15%”. Lập lờ như thế khiến dư luận có thể hiểu ngân hàng đó thuộc nhóm 2, 3 hay 4 cũng đều được cả.
Xem thêm →

Quân đội Viettel lên kế hoạch tiếp nhận EVN Telecom

0 nhận xét

Hãng viễn thông Quân đội Viettel đang hoàn tất phương án tiếp nhận EVN Telecom. Nhà khai thác di động lớn nhất VN này khẳng định sẽ xin với Chính phủ tiếp nhận toàn bộ chứ không nhượng mảng 3G cho hãng khác

Cuối tuần qua, Viettel ra Nghị quyết số 413 triển khai việc tiếp nhận Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, EVN Telecom sẽ được chuyển về Viettel nguyên trạng, các nguồn vốn, toàn bộ tài sản, trang thiết bị, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin.

Viettel Quân đội Viettel lên kế hoạch tiếp nhận EVN Telecom

EVN Telecom sẽ được chuyển giao về cho Viettel. Ảnh: H.A.

Viettel khẳng định, việc tiếp nhận EVN Telecom là nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho tập đoàn. Vì vậy, các công việc sẽ được tiến hành nhanh gọn, rõ ràng, dứt điểm nhưng vẫn giữ được mối quan hệ hợp tác giữa 2 doanh nghiệp Nhà nước và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.

Phía Tập đoàn Viettel và công ty mẹ EVN đang tiếp tục đàm phán các thỏa thuận để đề xuất với Chính phủ một số cơ chế ưu đãi, trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để Viettel tiếp nhận toàn bộ EVN Telecom.

Viettel đã thành lập Ban chỉ đạo tiếp nhận chuyển giao EVN Telecom do Tổng giám đốc Hoàng Anh Xuân làm trưởng ban. Ban chỉ đạo này sẽ giám sát việc tiếp nhận toàn bộ tài sản, nguồn lực, đất đai, nhà trạm, đồng thời đánh giá các khoản tiền mà EVN Telecom đang nợ các đối tác khác.

Theo kế hoạch cuối tháng 10 này, Viettel và EVN sẽ báo cáo Chính phủ phương án tiếp nhận EVN Telecom. Sau khi có quyết định của Thủ tướng, công việc bàn giao sẽ hoàn tất trong tháng 11/2011.

Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo cấp cao của Viettel cho biết phương án sáp nhập EVN Telecom về với tập đoàn đang gấp rút hoàn thành. “Đây là vấn đề phức tạp nên chúng tôi đang đi từng bước rất thận trọng”, vị lãnh đạo này nói.

Về việc Hãng viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) đang đề nghị mua lại cổ phần của EVN Telecom vị lãnh đạo Viettel cho rằng điều này khó có thể xảy ra. “Hanoi Telecom với lý do cùng trong liên danh 3G nên xin mua lại phần ‘ngon nhất’ là toàn bộ mạng lưới 3G. Phần còn lại khá xương là các khoản nợ, nhân sự… họ muốn chuyển giao cho doanh nghiệp khác. Viettel sẽ không chấp nhận điều này”, ông nói.

Vị lãnh đạo này cho rằng việc chuyển giao vốn Nhà nước từ EVN Telecom sang, Chính phủ cần phải tính toán thận trọng. “Nếu mảng 3G chuyển giao cho Hanoi Telecom còn phần xương còn lại chuyển giao cho Viettel, chúng tôi sẽ không nhận”, ông này nói.

Hồng Anh


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by