VN-Index giảm mạnh ngày 6-3 |
Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng
Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...
Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%
Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..
Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”
Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...
Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt
Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...
Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt
Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...
VN-Index đảo chiều, xuống dưới 450 điểm
Nhà đầu tư chứng khoán tăng giao dịch thỏa thuận
Vn-Index và HNX-Index diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch với lực cầu giảm dần về cuối. Tuy vậy, giao dịch thỏa thuận tiếp tục ghi dấu ấn với hơn 19 triệu chứng khoán được chuyển nhượng trên sàn TP HCM.
Trước những tín hiệu tích cực về thanh khoản được ghi nhận vào cuối phiên trước, nhà đầu tư phần nào đã hào hứng hơn khi bước vào giao dịch sáng nay. Số lệnh ATO được đưa vào hệ thống trong đợt một được cải thiện so với những phiên gần đây nhưng chủ yếu vẫn chỉ tập trung vào các cổ phiếu blue-chip.
Lực cầu tại các trụ cột như BVH, MSN, VNM, SSI… tăng khiến giá cổ phiếu cũng leo thanh nhanh chóng. BMC tuy không bật chỉ báo tím như những phiên trước nhưng cũng chỉ cách giá trần khoảng 200 đồng. Vn-Index nhờ đó tăng mạnh 4,92 điểm lên 422,17 điểm.
SSI trở thành mã được giao dịch mạnh nhất trên sàn vào thời điểm này với 225.000 cổ phiếu. STB, EIB, HQC, BMC… cũng được giao dịch mạnh. Toàn sàn ghi nhận được gần 850.000 cổ phiếu được sang tay trong đợt một, tương đương 15,4 tỷ đồng.
Bước sang khớp lệnh liên tục, đà tăng điểm của thị trường được duy trì với hơn 110 mã tăng điểm trên sàn TP HCM. Trong đó, SSI, STB nhanh chóng khớp được hơn 500.000 cổ phiếu. Các blue-chip khác như BVH, MSN, ITA… cũng tăng giá khoảng 2%.
Tuy nhiên, càng về cuối phiên, lực cầu lại có dấu hiệu đuối dần. Đến 10 giờ, số mã tăng giá chỉ còn khoảng 80, trong khi lượng cổ phiếu giảm cũng lên đến gần 70. Vn-Index chỉ còn tăng gần 0,7 điểm. Đáng chú ý vào thời điểm này là giao dịch thỏa thuận bùng phát với hơn 19 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng qua hình thức này.
Chứng chỉ quỹ VFMVF4 được chuyển nhượng mạnh nhất với hơn 10,7 triệu chứng khoán. Tuy nhiên, đây thực chất là việc chuyển đổi sở hữu của Công ty chứng khoán Sài Gòn sang cho công ty quản lý quỹ của chính SSI. Ngoài ra, cổ phiếu SSC, HVG, VSH cũng được giao dịch thỏa thuận mạnh.
Chốt phiên, Vn-Index đóng cửa ở 418,18 điểm, tăng 0,93 điểm. Khối lượng giao dịch tăng khoảng 8 triệu chứng khoán so với phiên trước, lên gần 40,4 triệu cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, tương đương gần 560 tỷ đồng.
Trái với HOSE, HNX-Index của sàn Hà Nội lại quay đầu giảm nhẹ 0,33 điểm, xuống 71,95 điểm trong sáng nay. Khối lượng giao dịch đạt gần 19,6 triệu chứng khoán, tương đương 212,84 tỷ đồng.
Trên sàn chưa niêm yết, UPCoM-Index tăng nhẹ 0,08 điểm trong buổi sáng, lên 32,64 điểm. Khối lượng giao dịch tăng khá mạnh lên 244.748 cổ phiếu, tương đương 2,63 tỷ đồng.
Nhật Minh
(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Giao dịch chứng khoán tiếp tục xuống dốc
Khối lượng giao dịch cổ phiếu trên 2 sàn giảm tuần thứ 4 liên tiếp cho thấy sự chán nản của giới đầu tư vào thị trường chứng khoán. Trong khi đó, các chỉ số dù tăng nhẹ nhưng cũng không cho thấy tín hiệu lạc quan.
Khác với tuần trước, sau 5 phiên giao dịch 4-8/7, Vn-Index tăng 5,03 điểm và chốt tuần trên mốc 430 điểm. Tuy vậy, nhìn chung thị trường vẫn chủ yếu đi ngang với thanh khoản thấp. Lực đẩy tác động chủ yếu lên chỉ số đến từ một vài blue-chip. Tương tự HOSE, sàn Hà Nội cũng tăng điểm trở lại trong tuần qua. Tuy nhiên, mức tích lũy rất thấp, chỉ 0,08 điểm. HNX-Index chốt tuần ở 72,84 điểm.
Thanh khoản tiếp tục là bài toán khó với thị trường khi khối lượng giao dịch trên các sàn giảm tuần thứ 4 liên tiếp. Trên sàn TP HCM, trung bình có chưa đầy 23 triệu chứng khoán (tương đương 424 tỷ đồng) được chuyển nhượng mỗi phiên, giảm gần 5% so với tuần trước. Chi tiết đáng chú ý trên sàn là giao dịch thỏa thuận ở mã STB khi có đến hơn 13 triệu cổ phiếu (gần gấp đôi lượng giao dịch khớp lệnh) được sang tay dưới hình thức này sau những động thái giao dịch “khủng” của cổ đông nội bộ.
Trên sàn Hà Nội, khối lượng giao dịch trung bình phiên đạt 21,4 triệu chứng khoán, tương đương 242 tỷ đồng mỗi phiên. Lượng giao dịch này giảm gần 7 triệu cổ phiếu so với tuần trước.
Sau những phiên mua ròng rất mạnh từ tuần trước (chủ yếu là mua VNM sau khi mã này được nới room), khối ngoại đã chuyển hướng sang bán ròng trong tuần này tại HOSE. Việc bán ròng được thực hiện trọn trong cả 5 phiên với giá trị lên tới gần 60 tỷ đồng. Các mã bị bán mạnh nhất là PVT, STB, KBC, SSI… Tuy vậy khối này vẫn mua vào khá nhiều cổ phiếu REE, VFC, DPR, HPG, ITC…
Ngược lại, khối ngoại lại quay lại mua ròng trên sàn Hà Nội trong tuần qua. Tổng chênh lệch giữa mua vào và bán ra trên sàn này đạt khoảng 9 tỷ đồng sau 5 phiên. Trong tuần, VNF, WSS, PVO, DLR và BVS được nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt chú ý và tiến hành mua vào. Trong khi đó, khối này chủ yếu bán ra NTP, HDO, VND và VCG…
Hiện một số doanh nghiệp niêm yết đã bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quý II. Theo các công ty chứng khoán, đây sẽ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới thị trường tuần tới.
Nhật Minh
(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)