Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng

IBM trở thành doanh nghiệp công nghệ niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ nhì thế giới

0 nhận xét

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, giá trị vốn hóa thị trường của IBM đã tăng lên mức 214 tỷ USD khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/9. Trong khi đó, giá trị vốn hóa của Microsoft giảm xuống còn 213,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên IBM vượt Microsoft về giá trị vốn hóa tính trên giá cổ phiếu khi đóng cửa kể từ năm 1996.

Với thành tích này, IBM đã trở thành doanh nghiệp lớn thứ tư thế giới về giá trị vốn hóa. Trong các hãng công nghệ, IBM hiện còn chỉ thua Apple. “Quả táo” hiện là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, đạt 362,1 tỷ USD tính đến phiên giao dịch hôm qua.

IBM vừa trở thành doanh nghiệp công nghệ niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ nhì thế giới.

IBM vừa trở thành doanh nghiệp công nghệ niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ nhì thế giới.

Cách đây 6 năm, Giám đốc điều hành (CEO) Sam Palmisano của IBM đã bán lại bộ phận máy tính cá nhân cho Lenovo để tập trung vào mảng phần mềm và dịch vụ doanh nghiệp và chính phủ. Trong khi đó, mặc dù đã lấn sang các lĩnh vực quảng cáo và trò chơi trực tuyến, Microsoft vẫn tìm kiếm phần lớn lợi nhuận và doanh thu từ phần mềm hệ điều hành Windows và bộ văn phòng Office vốn được sử dụng chủ yếu trên máy tính cá nhân.

“IMB đã đi trước cả công nghệ. Họ sớm nhận thức được rằng, công nghệ điện toán sẽ vượt khỏi những chiếc máy tính cá nhân để bàn”, nhà phân tích Ted Schadler thuộc hãng nghiên cứu Forrester Research nhận xét.

Giá cổ phiếu của IBM kể từ đầu năm tới nay đã tăng 22%, trong khi giá cổ phiếu của Microsoft giảm 8,8%. Apple – đối thủ lâu năm của IBM và Microsoft trong lĩnh vực máy tính cá nhân – đã vượt Microsoft về giá trị vốn hóa trong năm nay. Như vậy, trong năm 2011 này, Microsoft đã bị cả Apple và “qua mặt” về giá trị vốn hóa.

Từ khi bán lại mảng máy tính cá nhân vào năm 2005 tới nay, dưới sự lãnh đạo của CEO Palmisano, IBM đã chi hơn 25 tỷ USD để đầu tư vào các mảng phần mềm, dịch vụ máy tính và tư vấn. Nhờ đó, lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu mà IBM mang đến cho các nhà đầu tư đã tăng 30 quý liên tục.

Doanh thu của IMB đã tăng 20% trong thời gian từ 2001-2010, trong khi chi phí của công ty 426.000 nhân viên hầu như không thay đổi. Năm ngoái, doanh thu của IBM đạt 99,9 tỷ USD, trong đó một nửa đến từ mảng dịch vụ.

IBM hiện là nhà cung cấp dịch vụ máy tính lớn nhất thế giới, và tin chắc có thể gia tăng doanh thu thêm 25 tỷ USD nữa trong thời gian từ nay đến năm 2015. Hãng đang tiếp tục mở rộng hoạt động ở các thị trường mới nổi cũng như các mảng phân tích, điện toán đám mây và sáng kiến Smarter Planet nhằm kết nối các hệ thống đường bộ, điện lưới và các cơ sở hạ tầng khác tển thế giới với Internet.

“Công nghệ điện toán giờ được sử dụng ở những thứ mà không ai nghĩ là máy tính. Công nghệ đó không chỉ được sử dụng ở máy chủ, máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy nghe nhạc MP3, máy tính bảng… mà còn được áp dụng ngày càng phổ biến ở các thiết bị gia dụng, ôtô, điện lưới, đường bộ, đường sắt, đường thủy…”, CEO Palmisano phát biểu trong một sự kiện hồi tháng 2.

Hồi năm 2000, Microsoft có giá trị vốn hóa lớn gấp 3 lần IBM. Vào tháng 7/2000, Microsoft đạt giá trị vốn hóa trên 430 tỷ USD. Đến tháng 3/2009, giá trị vốn hóa của hãng này lao dốc còn 135 tỷ USD cùng với suy thoái kinh tế trước khi hồi phục trở lại. Hiện Microsoft vẫn là hãng phần mềm lớn nhất thế giới.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6/2011, Microsoft đạt doanh thu 69,9 tỷ USD, trong đó khoảng 60% đến từ Windows và Office. Theo nhà phân tích Schadler, Microsoft đang rơi vào thế bí vì họ đã quá thành công trong mảng máy tính cá nhân đến mức khó gặt hái thành công ở những lĩnh vực mới như tìm kiếm trực tuyến, quảng cáo, phần mềm điều hành di động…

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Chứng khoán thế giới tăng giảm đan xen

0 nhận xét

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9 (vào rạng sáng nay, 2.9, giờ VN), sàn chứng khoán Phố Wall (Mỹ) và châu Á đã bất ngờ quay đầu giảm trong khi chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm.

Chốt phiên 1.9, chỉ số thị trường S&P 500 của Mỹ giảm 1,2%, chốt phiên ở mức 1.204,42 điểm. Trong 4 phiên vừa qua, chỉ số này đã phục hồi được 5,1%. Chỉ số Dow Jones Industrial để mất 119,96 điểm ngay trong phiên đầu tháng, tương đương giảm 1%, xuống chốt phiên ở mức 11.493,57 điểm.

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Nhiều thị trường chứng khoán tại Mỹ và châu Á đã mất điểm ngay trong phiên đầu tháng

Theo nhận định của các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Phố Wall đi xuống trong phiên này là tác động của thông tin từ thị trường lao động. Các chuyên gia dự báo số việc làm được tạo mới trong tháng 8 vừa qua tại Mỹ (không kể ngành nông nghiệp) đã tăng khoảng 68.000 việc làm, trong khi đó, mức tăng đạt được của tháng 7 lên tới 117.000 việc làm mới.

Trong phiên này, toàn bộ 10 nhóm ngành đóng góp vào S&P 500 đều mất điểm. Nhóm cổ phiếu tài chính giảm mạnh nhất với 2,4%. Chỉ số KBW Bank với sự đóng góp của 24 mã cổ phiếu ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã giảm mạnh tới 3%.

* Tại châu Âu, chứng khoán ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp, chuỗi tăng điểm dài nhất trong vòng hơn 1 tháng qua sau báo cáo về tăng trưởng của khu vực sản xuất của Mỹ trong tháng 8.

Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực tăng 0,6%. Trong tháng 8, chỉ số này đã giảm tới 11%, là tháng giảm kỷ lục nhất kể từ tháng 10.2008.

Cổ phiếu của các ngân hàng trong khu vực cũng tăng khá mạnh trong phiên này. Đặc biệt, cổ phiếu của các ngân hàng Anh tăng đáng kể sau khi có thông tin chính phủ Anh sẽ hoãn việc cải tổ các ngân hàng cho tới kỳ bầu cử tiếp theo nhằm tránh những tác động tiêu cực tới nền kinh tế quốc gia. Cổ phiếu của Royal Bank of Scotland tăng 8,2%. Cổ phiếu của Barclays tăng 5,6%. Cổ phiếu của Lloyds Banking Group tăng 6,2%.

Tổng kết các thị trường chứng khoán cấp quốc gia trong khu vực: Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng nhẹ 0,45%, lên thành 5.418,65 điểm; CAC 40 của Pháp tăng 0,28%, chốt phiên ở mức 3.265,83 điểm; DAX của Đức giảm 0,94%, xuống còn 5.730,63 điểm.

Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha tăng 0,49%; FTSE MIB của Ý tăng 0,69%; ISEQ của Ireland tăng 0,98%.

* Tại châu Á, chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 0,4%, làm gián đoạn chuỗi 6 ngày tăng điểm liên tiếp.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,78%, xuống còn 8.990,13 điểm; HSI của Hồng Kông tăng nhẹ 0,25%, chốt phiên ở mức 20.585,3 điểm.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,43%; KOSPI (Hàn Quốc) tăng 0,04%; S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,81%.

Thu Hạnh


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by