Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

VN-Index tiếp tục tăng điểm

0 nhận xét

Thị trường chứng khoán có thêm một phiên giao dịch sôi động sáng nay (1-3). Với 131 mã tăng giá, bao gồm 59 mã tăng trần, chỉ số VN-Index cộng thêm 4,31 điểm, tức 1,02%, lên 427,95.
Chứng khoán tăng phiên thứ 2 liên tiếp
Thanh khoản giảm mạnh so với phiên trước đó những vẫn ở mức khá cao. Trên sàn TPHCM có 89,5 triệu cổ phiếu có giá trị hơn 1.530 tỉ đồng được sang nhương. Cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán tiếp tục thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài, nổi bật nhất vẫn là STB, MBB và EIB.

Trong khi đó, một loạt cổ phiếu trong rổ VN30 tăng trần như BVH, MSN và OGC đã giúp chỉ số này tăng đến 5,83 điểm lên 491,01 điểm.

Công ty chứng khoán Rồng Việt cho rằng nhìn chung thị trường đã tăng ở một mức khá cao và thích hợp với tâm lý chốt lời, những phiên điều chỉnh là cần thiết. Tuy nhiên, quan sát cho thấy những đợt điều chỉnh gần đây điều diễn ra trong thời gian ngắn, lực cầu gom hàng vẫn chờ sẵn. Hiện tại dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu suy yếu, khối ngoại vẫn đang trong trạng thái mua ròng, giao dịch của nhà đầu tư tổ chức liên tục diễn ra ở những mã thuộc nhóm VN30. Điều này cho thấy tâm lý thị trường vẫn đang tích cực và người mua đã chấp nhận một vùng giá cao mới.

Công ty Bản Việt trong khi đó cho biết cổ phiếu ngân hàng đã đẩy giá trị giao dịch tháng 2 trên cả hai sàn lên tổng cộng gần 3.000 tỉ đồng. Nhà đầu tư dường như phấn khởi hơn khi biết rằng việc tái cơ cấu ngành ngân hàng sẽ thực hiện theo hình thức "hộ tống", trong đó các ngân hàng lớn sẽ bao quát những ngân hàng yếu hơn, từ đó giúp củng cố hệ thống. Kỳ vọng giảm lãi suất càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng.

Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu EIB và STB giải trình các giao dịch bất thường trong vài ngày qua. EIB đã có hai giao dịch khối lượng lớn với khoảng 5,7% tổng số cổ phiếu đang lưu hành trong hai ngày qua. Trong khi đó, giá của STB đã tăng 20% trong bốn ngày. Diễn biến của EIB và STB được đặc biệt quan tâm do các vấn đề gần đây quanh cuộc họp đại hội đồng cổ đông của STB.

Chỉ số HNX-Index tiếp tục tăng nhẹ 0,9 điểm, tương đương 1,31%, và chốt phiên ở mức 69,58. Giao dịch trên sàn giao dịch Hà Nội giảm nhẹ so với phiên trước với 64,3 triệu cổ phiếu có giá trị 587 tỉ đồng được mua bán.
Xem thêm →

Hệ lụy sở hữu chéo cổ phần ngân hàng

0 nhận xét
Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Tuy nhiên tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Nếu không được kiểm soát đúng mức, nguy cơ rủi ro hệ thống không phải là không có.

Khách hàng giao dịch tại Vietcombank. Ngân hàng này hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác
Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác. Sau khi thoái vốn khỏi Ngân hàng TMCP Gia Định (tên mới là Bản Việt - Viet Capital Bank), Vietcombank đang còn là cổ đông của SaigonBank, Eximbank, Quân đội, Phương Đông... với tỷ lệ nắm giữ tại mỗi nơi khác nhau.

Việc tham gia của Vietcombank vào những tổ chức tín dụng đó là dấu ấn của quá khứ. Nhiều năm trước, khi việc thành lập hệ thống ngân hàng cổ phần được thực thi, Nhà nước chủ trương phải có đại diện của mình trong mỗi ngân hàng và Vietcombank đã góp vốn với tư cách cổ đông nhà nước.

Sự hiện diện của Vietcombank nhằm mục đích giúp Nhà nước hạn chế những hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có từ phía các ngân hàng cổ phần. Trong bối cảnh bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Ngoài ra xét từ góc độ nghiệp vụ, Vietcombank đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với tất cả các ngân hàng họ góp vốn, thậm chí chia sẻ cả nhân lực. Trong đội ngũ lãnh đạo của không ít ngân hàng hiện tại, một số người gốc gác là từ Vietcombank.

Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng, như vậy, không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Những năm 2006-2007, một số ngân hàng cổ phần góp vốn vào việc khai sinh những ngân hàng mới ở vai trò cổ đông lớn. Theo Luật các tổ chức tín dụng, họ chỉ được sở hữu tối đa 11% vốn của một ngân hàng. Để lách quy định trên, có ngân hàng lập các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các công ty này cũng trở thành cổ đông của ngân hàng mới. Kết quả là những nhóm cổ đông có mối quan hệ ràng buộc đã khống chế hoạt động của ngân hàng nơi họ sở hữu cổ phần chi phối.  

Cơ chế “xóa sổ” sẽ hình thành?

Sở hữu chéo cổ phần về bản chất không đơn giản chỉ là giữa các ngân hàng. Nó liên quan đến các doanh nghiệp, nhất là một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước - những đơn vị đang bắt buộc thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Trong đợt xếp loại các tổ chức tín dụng vừa qua, thành phần của nhóm 4 (nhóm yếu kém, không được tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng đầu năm) bao gồm chủ yếu các ngân hàng mới ra đời và cá biệt có ngân hàng lâu năm nhưng vướng vào các khoản nợ xấu lớn.

“Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.
Việc rút vốn của doanh nghiệp sẽ để lại khoảng trống về năng lực tài chính của những ngân hàng nhóm 4. Tuy nhiên vấn đề không dừng lại ở đấy. Tháo gỡ sở hữu chéo đòi hỏi trước hết phải xử lý nợ xấu. Khi nợ xấu đã giải quyết xong, những ngân hàng này cũng không thể tự đứng trên đôi chân của mình do năng lực quản trị và sức cạnh tranh yếu. Họ phải sáp nhập vào những ngân hàng khác và sự biến mất của một số cái tên là điều không tránh khỏi.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần kể: “Chúng tôi được gợi ý xem xét ngân hàng X. Công bằng mà nói ngân hàng này có bộ máy nhân sự và mạng lưới không đến nỗi nào, nhưng nợ xấu lớn quá. Giải quyết xong là coi như hết vốn điều lệ, chúng tôi đành từ chối”.

Hầu hết ngân hàng cổ phần lành mạnh không muốn “dính líu” đến ngân hàng nhóm 4. Bây giờ Ngân hàng Nhà nước chỉ còn trông cậy vào Vietinbank, BIDV, Vietcombank để thực hiện tiến trình tái cơ cấu. Sở hữu chéo sẽ được giải quyết dứt điểm. Không còn cơ chế, thí dụ Vietcombank, nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần ngân hàng X nói trên, mà là Vietcombank mua ngân hàng đó theo giá trị còn lại được kiểm toán xác định, sau đó có thể gộp lại, ghi nhận tăng vốn điều lệ cho Vietcombank, còn ngân hàng kia bị xóa sổ. Nếu đó là ngân hàng niêm yết, khả năng sẽ bị hủy niêm yết trước khi bị mua là điều có thể xảy ra.

Không giống như giữa các doanh nghiệp, công ty bị mua trở thành công ty con của đơn vị đi mua, ngân hàng bị mua có thể bị cơ cấu lại, trở thành chi nhánh của ngân hàng đi mua. Tại sao ư? Tại vì không thể tồn tại một ngân hàng con trong khuôn khổ một ngân hàng lớn kiểu ngân hàng mẹ - ngân hàng con được. Một ngân hàng thương mại là một khối thống nhất, nó có thể có các công ty hoạt động chuyên về nghiệp vụ riêng như công ty mua bán nợ, khai thác tài sản; công ty cho thuê tài chính; công ty chứng khoán...nhưng không thể có ngân hàng X trực thuộc Vietcombank chẳng hạn.

Sở hữu chéo và nhóm lợi ích

Vào cuối năm ngoái Việt Nam có 37 ngân hàng TMCP. Sau khi SCB, Tín Nghĩa, Đệ Nhất hợp nhất, còn lại 35 ngân hàng. Trong số này, như tuyên bố của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến, có mươi ngân hàng không lành mạnh, cần tiếp tục tái cơ cấu. Khoảng 20-25 ngân hàng cổ phần là số lượng mà cơ quan quản lý cho rằng thích hợp và hướng tới.

Tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Một mặt những ngân hàng liên kết có thể tạo dựng sức cạnh tranh mạnh hơn trong việc hợp vốn cho vay dự án tầm cỡ, hỗ trợ thanh khoản lẫn nhau, chia sẻ thông tin về khách hàng... Mặt khác, nếu không được kiểm soát đúng mức, nó cũng tạo điều kiện cho việc cho vay tập trung vào những đối tượng có quan hệ với cổ đông lớn, dồn tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán. “Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.

Từ liên minh đến hình thành những nhóm lợi ích trong lĩnh vực ngân hàng là khoảng cách ngắn. Trong khi các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành có xu hướng tiếp thị chính sách để việc ban hành chúng gần hơn với thực tế cuộc sống, thì các nhóm lợi ích tỏ ra không kém sắc sảo trong vận động hành lang nhằm làm cho cơ chế, chính sách nghiêng về phía bảo vệ quyền lợi của họ.

Nếu cơ chế càng không minh bạch, công khai, nhóm lợi ích càng dễ hiện hữu. Thí dụ gần nhất là phân loại ngân hàng. Có tổ chức tín dụng đang là con nợ của những khoản vay lớn liên ngân hàng, vừa được tái cấp vốn nhưng vẫn được tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. Có ngân hàng nợ xấu thấp, chấp hành nghiêm chỉnh quy định, không bao giờ vi phạm trần lãi suất hay tỷ lệ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích...song vẫn chỉ được tăng trưởng tín dụng 8%. Và trên hết, dư luận vẫn chưa thể biết một cách chính xác nhóm bốn cụ thể có tên những ngân hàng nào. Một ngân hàng khi được hỏi về hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay đã trả lời thế này: “Chỉ tiêu tăng trưởng của chúng tôi dưới 15%”. Lập lờ như thế khiến dư luận có thể hiểu ngân hàng đó thuộc nhóm 2, 3 hay 4 cũng đều được cả.
Xem thêm →

Thung lũng Silicon: Cơ hội của các CEO trẻ tuổi

0 nhận xét
Các nhà đầu tư tư bản cho biết, chưa bao giờ lượng tiền đầu tư cho các giám đốc điều hành dưới 21 tuổi lên cao như hiện tại.

Ông Marc Andreessen và các nhà đầu tư mạo hiểm khác cũng cho biết những doanh nhân mà họ hiện đang đầu tư chỉ ở độ tuổi 18, 19, đang là học sinh cấp 3, vừa học lập trình máy tính, vừa có những dự án tự do đầy tham vọng và tự học trên Internet.

Các doanh nhân trẻ tuổi cũng là khách hàng mục tiêu của các nhà đầu tư do mô hình công ty của họ thường không đòi hỏi nhiều vốn. Ông Joe Kraus, nhà đầu tư mạo hiểm vào Goolge cho biết: Thông thường, một công ty muốn khởi nghiệp phải cần 10 triệu đến 20 triệu USD tiền vốn khởi nghiệp và các nhà đầu tư chắc chắn không muốn đổ số tiền lớn như vậy cho một doanh nhân trẻ, kể cả họ có là người tài năng nhất.

Kraus là người đỡ đầu cho Airy Labs, một công ty phát triển game giáo dục do Andrew Hsu, một CEO 20 tuổi đã kiếm thêm 1,5 triệu USD cho công ty.

Brian Wong, 20 tuổi, hiện đang điều hành công ty mạng Kiip, đã phát triển được số vốn đầu tư từ Hummer Winblad Venture Partners và các nhà đầu tư khác lên thêm 4 triệu USD.

Zuckerberg, rời Harvard sau hai năm đã làm cho thế giới phải nhìn nhận lại những người bỏ học. Peter Thiel, nhà đầu tư đầu tiên vào Facebook, đồng sáng lập PayPal cũng khuyến khích những người trẻ xin tài trợ từ các chương trình nghiên cứu hai năm, tạm thời nghỉ học để tới San Francisco theo đuổi đam mê kinh doanh.

Josh Buckley, Giám đốc Điều hành của một công ty game online mới thành lập đã bán một công ty khi còn học phổ thông với số tiền mà theo như Buckley là không dưới 6 con số, nâng số vốn đầu tư từ Andreessen Horowitz và các nhà đầu tư khác lên hơn 1 triệu USD.

Nhưng Buckley không phải là người trẻ nhất sáng lập và bán công ty. John Collison, 16 tuổi bắt đầu khởi nghiệp và cùng với người anh trai sắp 19 tuổi của mình lúc bấy giờ sáp nhập với một công ty khác tên là Automatic. Sau đó, họ quyết định bán lại công ty mới này cho một công ty của Canada với giá 5 triệu USD tiền mặt và cổ phiếu.

Hầu hết các doanh nhân trẻ tuổi cho biết họ có đam mê xây dựng hơn là bán công ty của mình.

Tuy nhiên, ông Marc Andreessen, một nhà đầu tư mạo hiểm cho biết: “Ở một mức độ nhất định, các CEO không nên trẻ hơn thế, nếu không thì chúng tôi sẽ rơi vào tình trạng như đang đầu tư vào vườn trẻ.”
Xem thêm →

Ngân hàng TMCP Bản Việt - Viet Capital Bank khai trương chi nhánh Đồng Nai

0 nhận xét
Sáng ngày 27/02/2012, Ngân hàng TMCP Bản ViệtViet Capital Bank chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Chi nhánh Đồng Nai tại số 35 – 36 -37 đường Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là điểm giao dịch đầu tiên tại Đồng Nai, nâng tổng số điểm hoạt động của Viet Capital Bank lên 35 điểm giao dịch trên các tỉnh, thành lớn và vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.

Lễ cắt băng khánh thành khai trương Viet Capital Bank (Ngân hàng Bản Việt) chi nhánh Đồng Nai  
Sự kiện Ngân hàng TMCP Bản ViệtViet Capital Bank chính thức đưa vào hoạt động Chi nhánh Đồng Nai đánh dấu một bước tiến vững chắc của Ngân hàng trong chiến lược mở rộng mạng lưới và gia tăng thị phần, đánh giá cao tiềm năng phát triển tại Tp Biên Hòa nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, Viet Capital Bank đã quyết định khai trương điểm giao dịch đầu tiên tại Tp Biên Hòa – Chi nhánh Viet Capital Bank Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của một thành phố năng động, đang trên đà phát triển và giao dịch tài chính không ngừng tăng của người dân trên địa bàn tỉnh.
Việc đưa vào hoạt động Chi nhánh Đồng Nai nằm trong kế hoạch phát triển mạng lưới năm 2012 của Viet Capital Bank nhằm đưa nhiều sản phẩm, tiện ích, cung ứng các dịch vụ Tài chính – Ngân hàng đến với Doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận, góp phần trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Cũng nhân dịp này, Chi nhánh Viet Capital Bank Đồng Nai sẽ có nhiều quà tặng hấp dẫn dành cho khách hàng khi đến giao dịch.
Xem thêm →

Viet Capital Bank chi nhánh ở Tiền Giang khai trương tưng bừng

0 nhận xét
Ngày 20/02/2012 Ngân hàng TMCP Bản Việt – Viet Capital Bank tưng bừng khai trương Chi nhánh Tiền Giang tại địa chỉ 21 – 23 – 25 Lê Văn Duyệt, P.1, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
Hình ảnh trong ngày khai trương Viet Capital  chi nhánh Tiền Giang 
Đây được xem là một trong những tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và là địa bàn trung chuyển quan trọng của khu vực miền Tây Nam Bộ. Việc Ngân hàng TMCP Bản Việt – Viet Capital Bank chính thức đưa vào hoạt động Chi nhánh Tiền Giang đánh dấu một bước tiến vững chắc của Ngân hàng trong chiến lược mở rộng mạng lưới và gia tăng thị phần tại khu vực Tây Nam Bộ và đây cũng là điểm giao dịch thứ 32 của Viet Capital Bank

Hình ảnh trong ngày khai trương Viet Capital  chi nhánh Tiền Giang 
Với thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ hiện đại và đội ngũ cán bộ nhân viên đầy nhiệt huyết, chất lượng cao, với phương châm phục vụ khách hàng: nhanh chóng, nhiệt tình, an toàn và hiệu quả, Viet Capital Bank luôn đem đến cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ tài chính hiện đại, đa dạng, đồng bộ và có tính cạnh tranh cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cũng nhân dịp này, Chi nhánh Tiền Giang sẽ có nhiều quà tặng hấp dẫn dành cho khách hàng khi đến giao dịch.
Xem thêm →

Quỹ Bản Việt đăng ký mua 500.000 cổ phiếu

0 nhận xét
Sau khi thành cổ đông lớn, Quỹ đầu tư chứng khoán Y tế Bản Việt đăng ký mua và bán 500.000 cổ phiếu.

CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) thông báo giao dịch lượng lớn cổ phiếu.
Quỹ Bản Việt đăng ký mua 500.000 cổ phiếu
Tên nhà đầu tư thực hiện giao dịch: Quỹ đầu tư chứng khoán Y tế Bản Việt

Số lượng cổ phiếu đã mua: 1.217.010 đơn vị tương đương tỷ lệ 5%

Sau khi giao dịch, Quỹ đầu tư chứng khoán Y tế Bản Việt nắm giữ 1.217.010 đơn vị tương đương tỷ lệ 5% và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thành cổ đông lớn thực hiện ngày 24/2/2012.

Sau khi thành cổ đông lớn, Quỹ đầu tư chứng khoán Y tế Bản Việt đăng ký mua và bán 500.000 cổ phiếu từ ngày 1/3 đến 29/3/2012.
Xem thêm →

Cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm

0 nhận xét
Các chỉ số chứng khoán đã tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27-2, sau khi giảm nhẹ cuối tuần qua. Dòng tiền tiếp tục ở lại thị trường khi thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao. Tâm điểm chú ý của phiên này vẫn là các cổ phiếu ngân hàng.
Thị trường chứng khoán lại có những phiên sôi động
Đã có 8/9 mã trong nhóm cổ phiếu ngân hàng của 2 sàn tăng giá. Nổi bật nhất trên sàn TPHCM là STB khi mã này tăng trần, với dư mua dày đặc, trong 2 tháng qua, STB đã tăng hơn 26,3%. Còn ở sàn Hà Nội, HBB có dư mua  tới 9,5  triệu cổ phiếu với giá trần không thể khớp vì không ai bán ra cổ phiếu này. Mức tăng của HBB được các công ty chứng khoán lý giải là do giá cổ phiếu này đã quá thấp, (5.500 đồng/cổ phiếu). Cuối tuần rồi, HBB cũng khớp lệnh được hơn 14 triệu cổ phiếu. HBB tăng hơn 23% từ sau tết.

Phiên chốt lời cuối tuần đã khiến không ít dự báo cho rằng xu hướng giảm sẽ kéo dài đến đầu tuần này, tuy thế với lực mua ào ạt đổ vào sàn, đã hấp thụ hết lượng cổ phiếu đặt bán giúp cho VN-Index kết phiên tăng trở lại 4,98 điểm (1,18 %) lên 428,4 điểm. Chỉ số VN30-Index đạt mức tăng cao hơn, với 8,08 điểm (1,69%) lên 485,85 điểm. Trong rổ tính VN30 chỉ có 4 mã giảm giá, 4 mã giữ giá tham chiếu, còn lại 22 mã tăng giá, với nhiều mã tăng trần.

Thanh khoản của sàn TPHCM vẫn khả quan với 65,3 triệu chứng khoán được giao dịch, giá trị đạt 931,1 tỉ đồng.

Không khí mua bán sôi động cũng diễn ra tại sàn Hà Nội. Chỉ số HNX-Index chốt phiên tăng 2,09 điểm (3,12%) lên 69,16 điểm. Giao dịch tiếp tục giữ được mức cao với 71,36 triệu cổ phiếu được mua bán, giá trị đạt hơn 627 tỉ đồng.

Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán Bản Việt, thì tới thời điểm hiện tại, VN-Index đã tăng đến hơn 21%, lớn hơn nhiều so với mức tăng cao nhất khoảng 14% của các thị trường trong khu vực châu Á.

Bản Việt cho rằng trong thời gian tới, cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ tiếp tục được quan tâm khi nhà đầu tư ngày càng tin rằng việc quy định mức tăng trưởng tín dụng và cải cách hệ thống ngân hàng là nhằm củng cố chất lượng hoạt động tốt hơn cho toàn hệ thống.

Còn theo Công ty Chứng khoán TPHCM (HSC), thị trường sẽ tiếp tục nỗ lực tăng điểm và các chỉ số có thể sẽ tiếp tục tăng trong tuần này do có nhiều nhà đầu tư chỉ mới vừa tham gia thị trường và có nhiều dấu hiệu cho thấy tiền của các nhà đầu tư tổ chức vẫn còn chưa giải ngân.
Xem thêm →

Chứng khoán Bản Việt: Điều chỉnh là cơ hội mua vào

1 nhận xét
Ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng trong quý I/2012, chiến lược chính của VCSC là tập trung MUA.Ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn giữ xu hướng tăng trong trung hạn, các đợt điều chỉnh là cơ hội mua vào cho Nhà đầu tư.
Ông Raphael Wilhelm

Phiên giao dịch ngày 21/2 để lại nhiều lo lắng cho các Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu khi bên bán chốt lời rất mạnh khiến thị trường không giữ được đà tăng. Tuy nhiên, ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn giữ xu hướng tăng trong trung hạn, các đợt điều chỉnh là cơ hội mua vào cho Nhà đầu tư.

* Ông bình luận gì về xu hướng của thị trương qua các tín hiệu phân tích kỹ thuật?

Dựa trên các chỉ số phân tích xung lượng và xu hướng của chúng tôi, TTCK Việt Nam hiện đang trong chu kỳ tăng, cả ngắn hạn lẫn trung hạn. Ngưỡng kháng cự tiếp theo của VN-Index là 425 điểm. Một khi VN-Index vượt qua ngưỡng này thành công thì việc tăng lên đến 500 điểm là điều hoàn toàn có thể. Chúng ta có thể thấy nhiều cổ phiếu trụ cột trên cả 2 sàn đang cho dấu hiệu tạo đáy trong ngắn hạn và xu hướng tăng trung hạn hiện vẫn sẽ tiếp tục. Do đó, trong quý I/2012, chiến lược chính của chúng tôi là tập trung MUA.

* Ông cắt nghĩa thế nào về khối lượng giao dịch 140 triệu cổ phiếu trên hai sàn trong phiên 21/2 và “bulltrap” diễn ra trong phiên?

Khối lượng giao dịch tăng mạnh tại sàn Hà Nội cho thấy dòng tiền lớn và nhiều Nhà đầu tư chậm chân đã bắt đầu tham gia vào thị trường. Các chỉ số kỹ thuật đều cho thấy xu hướng tăng tiếp tục được khẳng định. Điều này khiến cho việc tăng điểm của thị trường có cơ sở vững chắc hơn.

* Theo ông, trong bối cảnh này, Nhà đầu tư nên làm gì?

Mua thêm mỗi khi thị trường điều chỉnh là lời khuyên của tôi.

* Vậy Nhà đầu tư nên mua nhóm cổ phiếu nào?

Chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành có hệ số beta cao và nhạy cảm với thông tin lãi suất như bất động sản, vật liệu cơ bản và tài chính.
Xem thêm →

Tăng cường xúc tiến thương mại, giữ vững thị trường xuất khẩu

0 nhận xét
Ba năm gần đây, tình trạng "mất" đơn hàng xuất khẩu đầu năm ở TP Hồ Chí Minh có chiều hướng tăng dần. Nguyên nhân chủ yếu do các tập đoàn nhập khẩu nước ngoài phải tạm dừng hoặc nhập khẩu nhỏ giọt để xem lại sức mua tại thị trường chính quốc.

May áo sơ-mi xuất khẩu ở Công ty May Việt Tiến (TP Hồ Chí Minh).  

Trong nước, do giá đầu vào như vật tư, nguyên liệu, chi phí nhân công, vận tải, lãi suất ngân hàng cao đẩy giá thành sản phẩm đội giá, doanh nghiệp trong nước khó lòng cạnh tranh với doanh nghiệp (DN) nước ngoài kinh doanh mặt hàng cùng loại. Mới đây, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (vitas) cho biết, "quý I-2012, có gần 80% số doanh nghiệp ký được đơn hàng, một số ít có đơn hàng quý II hoặc quý III. Hơn 20% số DN còn lại chấp nhận ký hợp đồng từng tháng để duy trì sản xuất".

Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh cũng cho biết: quy mô đơn hàng mà doanh nghiệp nhận làm ngày càng nhỏ. Nếu nhận đơn hàng lớn, thời gian kéo dài 4-5 tháng trong tình hình chi phí đầu vào trượt giá như hiện nay, nhà nhập khẩu không chấp nhận mức giá thành quá cao so với giá trong hợp đồng... nên chuyển sang các nước trong khu vực. Song những đơn hàng nhỏ cũng khó ký kết được bởi giá thành tính đủ vẫn bị đối tác nước ngoài tìm đủ cách buộc hạ giá, nên DN đành tạm nghỉ hoặc chuyển sang công việc khác. Tổng Giám đốc Tổng công ty May Việt Tiến Bùi Văn Tiến, một trong những DN may lớn của cả nước cho biết: Năm 2011, chúng tôi đã ký đơn hàng cả năm từ những tháng đầu năm. Năm 2012, đến nay mới có đủ đơn hàng quý I do thị trường châu Âu giảm mạnh. Nhờ tìm được đơn hàng mới ở các nước khu vực nên sản xuất, kinh doanh của Việt Tiến chưa bị ảnh hưởng. Hiện chúng tôi đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp tìm kiếm bạn hàng và thị trường mới bổ sung cho đơn hàng quý II, III".

Với ngành nhựa, một trong những thế mạnh về hàng tiêu dùng của thành phố (TP), cũng do giá nguyên liệu chiếm 70% giá thành sản phẩm cộng với lãi suất ngân hàng 22%, chiếm chi phí khá lớn trong giá thành, buộc DN phải tính toán thật kỹ để chào giá cạnh tranh so với các nước khu vực. Ðó là chưa nói đến chi phí vận tải, cạnh tranh giành lao động trong những tháng đầu năm bằng "chiêu" treo bảng mức lương cao song thực tế trả thấp. Rồi tình trạng đơn hàng đã ký mà vẫn bị hủy, bị cắt thường xuyên do đối tác không đủ khả năng chi trả khiến kế hoạch dự phòng của nhiều DN bị "bể".

Từng bước giảm áp lực mất thị trường, giúp DN tìm cách tồn tại và phát triển, Chính phủ, các bộ, ngành và TP Hồ Chí Minh đang thực hiện nhiều giải pháp giúp DN thành phố và cả nước vượt khó. Theo Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương) Bùi Huy Sơn: "Nhật Bản đang thiếu hụt vật tư xây dựng, lương thực, thực phẩm phục vụ việc tái thiết các vùng chịu thiệt hại nặng do đợt động đất và sóng thần vừa qua. Tuy nhiên, cần chú ý các mặt hàng vật tư, xây dựng có tính ngắn hạn, còn nông thủy sản, thực phẩm thị trường này luôn có nhu cầu lớn". Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã được ký cách đây hai năm giữa hai Chính phủ Nhật Bản - Việt Nam cũng nêu rõ: "Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,5% kim ngạch thương mại trong vòng mười năm với hầu hết thuế các mặt hàng công nghiệp ở mức rất thấp từ 0 đến 5%. Về nông - lâm - thủy sản, Nhật Bản cũng cam kết mức ưu đãi cao hơn các nước ASEAN. Ở nhóm các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, đồ gỗ, cơ khí cũng có ưu đãi, nhất là các mặt hàng cơ khí, cáp điện, máy tính và linh kiện đang hưởng thuế suất 0%.

Xác định rõ kim ngạch xuất khẩu thành phố chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhiều năm nay, thành phố kiên trì thực hiện công tác xúc tiến thương mại, du lịch, xuất khẩu nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường. Mới đây, đoàn đại biểu cấp cao TP Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy dẫn đầu cùng 30 DN thành phố đã trực tiếp sang Nhật Bản, đến bảy thành phố lớn mời gọi đầu tư vào TP Hồ Chí Minh với việc sẽ dành riêng khu công nghiệp rộng từ 100 đến 200 ha có kết cấu đồng bộ, với thuế suất ưu đãi để các doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm sản xuất. Một số tập đoàn và nhiều DN Nhật Bản đã cam kết sẽ hợp tác với các DN trên địa bàn ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thành phố cũng chủ động xúc tiến thương mại, quảng bá, đưa sản phẩm chào bán tại thị trường Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, châu Phi, Trung Ðông... Trong đó, hàng Việt Nam sản xuất tại TP Hồ Chí Minh như nước hoa, mỹ phẩm của Công ty CP mỹ phẩm Sài Gòn (SCC), bút bi Thiên Long, mì Miliket, lạp xưởng Tân Huệ Viên, bánh pía, phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, hạt giống... của Công ty CP bảo vệ thực vật Sài Gòn, Công ty TNHH Năm Sao, các mặt hàng sữa của Công ty Vinamilk được người tiêu dùng Lào, Cam-pu-chia, Thái-lan ưa thích. Ðáng chú ý là trong dịp Hội chợ thương mại Việt Nam - Cam-pu-chia lần thứ ba tại tỉnh Bát-tam-bang thuộc vùng tây bắc Cam-pu-chia, hàng hóa sản xuất tại TP Hồ Chí Minh được người tiêu dùng Cam-pu-chia mua và đặt hàng khá nhiều. Ở Mi-an-ma, thị trường mới đầy tiềm năng cũng được TP Hồ Chí Minh hết sức quan tâm do 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng ở đây đều phải nhập khẩu. Nhiều mặt hàng của thành phố xuất khẩu sang Mi-an-ma, chỉ trong hai ngày đã được tiêu thụ hết. Nhiều DN của thành phố mong muốn hợp tác, làm ăn tại Mi-an-ma, song thủ tục xin phép đầu tư khá rườm rà, mất nhiều thời gian với 35 loại giấy tờ đi kèm. Sắp tới, thành phố sẽ cử đoàn xúc tiến thương mại sang Mi-an-ma để cùng tháo gỡ khó khăn, giúp DN thành phố trụ vững và phát triển.

Vượt khó ngay trong tháng 1-2012, Công ty sữa Việt Nam vừa ký xong đơn hàng xuất khẩu trị giá 22,3 triệu USD, gấp năm lần cùng kỳ. Công ty CP điện tử Tân Bình đang tích cực sản xuất lô hàng máy tính, ti-vi, tủ lạnh sang Cu-ba với đơn hàng 500.000 USD trong quý I. Công ty CP may Sài Gòn 3 với nhiều biện pháp hỗ trợ đời sống công nhân trước và sau Tết Nguyên đán đang tích cực hoàn thành kế hoạch quý I.

Cùng với sự tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, thành phố, các DN đang nỗ lực vươn lên tìm cách bám giữ thị trường trong và ngoài nước. Nhiều DN tìm cách hạ chi phí, giảm lợi nhuận, thực hiện nhiều phương án dự phòng, trong đó coi thị trường trong nước có yếu tố quyết định sự tồn tại của DN, thị trường ngoài nước là nhân tố phát triển DN trong tương lai.

Theo Nhân dân điện tử
Xem thêm →

Chứng khoán Bản Việt lướt sóng 600.000 cổ phiếu VSC

0 nhận xét

Thời gian giao dịch dự kiến từ 23/2 đến 23/4/2012.

Công ty cổ phần Container Việt Nam (VSC) thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bản Việt. Từ ngày 23/2 đến 23/4/2012, I đăng ký mua 300.000 và bán 300.000 cổ phiếu VSC.

Hiện quỹ này đang nắm giữ hơn 1,4 triệu cổ phiếu VSC, tương đương 5,94% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Mục đích Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt đăng ký giao dịch là để tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by