Bà Nguyễn Thanh Phượng tham dự hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2012 |
Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng
Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...
Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%
Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..
Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”
Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...
Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt
Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...
Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt
Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...
Bà Nguyễn Thanh Phượng: Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2012
(Websiste Nguyễn Thanh Phượng) - Ngày 14/07/2012, Ngân hàng TMCP Bản Việt – Viet Capital Bank tổ chức hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác 06 tháng cuối năm 2012.
Bà Nguyễn Thanh Phượng đã đến tham dự và phát biểu tại hội nghị.
Sáu tháng đầu năm 2012 đã đi qua với không ít khó khăn chung của nền kinh tế, và tác động không nhỏ đến ngành ngân hàng, tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và sự nỗ lực, cống hiến hết mình của tập thể CBNV, Ngân hàng Bản Việt đã từng bước vượt qua khó khăn và thực hiện có kết quả các mục tiêu kế hoạch đề ra, thiết lập được những nền tảng cơ bản cho sự phát triển bền vững: triển khai sâu rộng Dự án Chiến lược phát triển trên tất cả các lĩnh vực; tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý đảm bảo cho nhu cầu phát triển; triển khai thành công hàng loạt các dự án về công nghệ, rủi ro, phát triển mạng lưới, quản lý vốn tập trung, phân bổ thu nhập, chi phí, v.v…
Tại hội nghị, Ông Phạm Anh Tú – Phó Tổng Giám Đốc đã báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2012, đồng thời cũng ghi nhận kết quả một số công tác trọng tâm khác: cơ bản hoàn thành việc tái cấu trúc bộ máy họat động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa theo chuẩn mực ngân hàng tiên tiến, hoàn thành giai đoạn 1 việc chuẩn hóa bộ mặt công sở, triển khai áp dụng hệ thống lương thưởng mới; đặt trọng tâm cho công tác quản lý rủi ro; giảm dư nợ tín dụng phi sản xuất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; đưa vào triển khai hoạt động hệ thống thẻ ATM mới; triển khai dịch vụ Mobile banking và Internet banking cho khách hàng cá nhân, v.v…
Cũng trong dịp này, HĐQT và Ban Điều hành cùng các trưởng đơn vị phòng ban trực thuộc trên toàn hệ thống đã có buổi tọa đàm lắng nghe chia sẻ và đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện thành công kế hoạch năm 2012, hướng tới mục tiêu đưa Ngân hàng Bản Việt đứng trong nhóm các Ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.
Ngoài ra, để ghi nhận những đóng góp tích cực của các CBNV cho sự phát triển của Ngân hàng trong thời gian qua, tại Hội nghị lần này, Ban lãnh đạo đã tuyên dương, khen thưởng cho các tập thể và cá nhân xuất sắc nhất trên toàn hệ thống.
Hội nghị đã khép lại với sự quyết tâm cao của HĐQT, Ban Điều Hành và Ban Lãnh đạo cùng toàn thể CBNV trong nỗ lực đưa Ngân hàng Bản Việt ngày càng phát triển và mang đến những giải pháp tài chính ưu việt, đáp ứng tối ưu nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Cuộc phiêu lưu đầu tư mạo hiểm của Nguyễn Bảo Hoàng
Hè năm 1995, chưa đầy 1 năm sau ngày Mỹ bãi bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam, chàng trai gốc Việt 22 tuổi Nguyễn Bảo Hoàng đã thực hiện chuyến hồi hương lần đầu tiên trong vòng 14 tuần.
Là phóng viên tập sự cho một tạp chí du lịch ở Mỹ, anh đã có dịp thăm thú hầu hết các cảnh đẹp lẫn cuộc sống đời thường của người dân vùng Tây Bắc “Việt Nam là một đất nước thú vị, chứ không như những gì tôi từng được xem qua các bộ phim như Platoon hay Apocalypse Now (2 bộ phim của Mỹ lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam)”, anh nói.
Nguyễn Bảo Hoàng – Hiện đang là Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm IDG (Mỹ) |
Niềm thôi thúc trở về đã lớn dần sau chuyến đi. Sáu năm sau, Hoàng quay về Việt Nam và lần này là để điều hành hoạt động kinh doanh viễn thông cho công ty của gia đình anh tại TP.HCM. Đến năm 2004, anh đã lọt vào mắt xanh của Patrick McGovern, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Mạo hiểm IDG (Mỹ), người đã chọn anh vào vị trí Tổng Giám đốc của quỹ này tại Việt Nam.
Cơ duyên này là bước đầu để anh đặt chân vào thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam và ghi dấu ấn tại đây qua nhiều thương vụ nổi bật, nhất là thương vụ đầu tư vào VinaGame.
Trái ngọt từ VinaGame
Giống như nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm khác, IDG Ventures Việt Nam (IDGVV) cũng đánh cược vào khả năng thành công của các hãng công nghệ mới thành lập.Điểm chiến lược kinh doanh hiện nay của IDGVV là dựa vào 20% các khoản đầu tư để mang về 80% tổng lợi nhuận cho Quỹ. lại danh mục đầu tư của Nguyễn Bảo Hoàng, mỗi mảng chỉ có 1-2 thương vụ được anh đánh giá là thành công.
Ở 2 mảng thông tin – truyền thông và kinh doanh công nghệ, khoản đầu tư của IDGVV vào VCCorp (chủ sở hữu các trang điện tử Bamboo, CafeF…) và PeaceSoft (quản lý các trang thương mại điện tử NganLuong.vn và ChoDienTu.vn) đều đã đạt tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR) khá cao, hơn 30%.
Danh mục đầu tư của IDG Ventures Việt Nam theo ngành, theo thứ tự màu từ trong ra ngoài là: Hạ tầng thương mại điện tử, Thông tin truyền thông, Kinh doanh công nghệ, Truyền thông -Giải trí. |
Không những thế, Hoàng tin rằng Quỹ sẽ thu được khoản lợi nhuận gấp 5 lần số vốn đã rót vào 2 hãng công nghệ này. Bằng chứng là từ giữa tháng 3/2011, eBay đã chấp nhận mua gần 20% cổ phiếu của PeaceSoft với giá 2 triệu USD (Hoàng không tiết lộ khoản đầu tư của IDGVV vào PeaceSoft nhưng ước tính giá trị không quá 500.000 USD). Trước đó vào tháng 9.2008, IDGVV cũng đã thoái thành công một phần vốn khỏi công ty này qua thương vụ với SoftBank, một tập đoàn công nghệ đến từ Nhật.
Trong khi đó, ở 2 mảng truyền thông – giải trí và hạ tầng thương mại điện tử lại nổi lên 2 cái tên đang làm mưa làm gió ở thị trường Việt Nam là VinaGame (tiền thân của Tập đoàn VNG) và DiaDiem JSC (sáng lập NhomMua.com).
Giữa năm 2005, IDGVV đã quyết định rót 500.000 USD vào VinaGame với kỳ vọng sẽ lặp lại thành công mà Quỹ Đầu tư IDG đã làm được tại thị trường Trung Quốc, nơi họ đã thu về 300 triệu USD từ khoản đầu tư ban đầu 2 triệu USD vào hãng công nghệ Tencent.
Bảo Hoàng quyết định đầu tư mạo hiểm vào VNG với số tiền 500.000 USD và đạt doanh thu ngoài mong đợi. |
Để đảm bảo thành công cho khoản đầu tư này, Hoàng đã mời Bryan Pelz, một serial entrepreneur (người chuyên tạo dựng công ty mới dựa trên một ý tưởng rồi trao lại trách nhiệm cho người khác để tiếp tục với những ý tưởng và công ty tiếp theo) từ Mỹ về làm việc với vai trò đồng sáng lập và cố vấn cho VinaGame. Hoàng cũng là người đã “mai mối” cho ông Pelz với LêHồng Minh, đồng sáng lập VinaGame.
“Sự kết hợp giữa một chuyên gia phát triển doanh nghiệp với Lê Hồng Minh, một cựu chuyên gia tài chính đam mê công nghệ, đã làm nên sự thành công của VinaGame”, anh nói. Và tất nhiên không thể không nói đến công của người mai mối là Nguyễn Bảo Hoàng.
Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm
Những nỗ lực của anh cuối cùng đã tạo ra trái ngọt. Báo cáo tài chính năm 2006 cho thấy doanh thu của VinaGame đạt 17 triệu USD, tăng gấp 6 lần so với năm trước đó. Đến năm 2009, doanh thu đã tăng lên gần 50 triệu USD và công ty này đã chiếm hơn 60% thị trường trò chơi trực tuyến trong nước.
Kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam mang lại tỉ suất lợi nhuận rất cao, có thể đạt 50-70%. Đó là bởi vì thị trường Việt Nam có lợi thế dân số trẻ với độ tuổi trung bình chỉ vào khoảng 25. Quan trọng hơn, với dân số gần 90 triệu người cùng tốc độ tăng trưởng nhanh về lượng người sử dụng internet, Việt Nam được xem là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư công nghệ.
Theo báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 do hãng nghiên cứu thị trường Cimigo công bố, trong giai đoạn 2000-2010, tỉ lệ tăng trưởng người sử dụng internet tại Việt Nam đạt 12% và đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.
Nhận xét về thương vụ đầu tư vào VinaGame, Hoàngnói: “Thuận lợi cơ bản khi đầu tư vào các công ty công nghệ là mô hình kinh doanh của họ dựa vào internet nên có khả năng mở rộng rất cao. Đơn cử như VinaGame, cho dù chỉ có một hay có đến một triệu người chơi trò chơi trực tuyến thì hạ tầng mạng cần xây dựng cũng không phải thay đổi quá nhiều”.
Ngoài VinaGame, DiaDiem JSC, một công ty cung cấp bản đồ trực tuyến, cũng là thương vụ đáng chú ý khác của IDGVV. Cần nói thêm là IDGVV đã đầu tư vào DiaDiemJSC từ năm 2007, nhưng phải đến 3 năm sau, công ty này mới thực sự tạo được sức bật nhờ phát triển sang lĩnh vực thương mại điện tử với sự ra đời của NhomMua.com vào tháng 10.2010. Theo đánh giá của Hoàng, NhomMua.com là mô hình kinh doanh tương đối thành công. Mô hình này đã giúp người tiêu dùng Việt Nam tiết kiệm hơn 14 triệu USD, góp phần mang lại cho các đối tác mức lợi nhuận lên tới 7 triệu USD. Hiện nay, NhomMua.com có lượng truy cập trung bình hơn 5 triệu lượt/tháng.
“Chúng tôi thường dành nhiều thời gian để thảo luận với người sáng lập Công ty, ban lãnh đạo cùng các nhân sự chủ chốt nhằm xem xét điểm mạnh, điểm yếu của họ, khả năng điều hành hoạt động kinh doanh. Điều này thường chiếm hơn 80% quyết định đầu tư của IDGVV”, Hoàng cho biết.
Nhà đầu tư luôn nhìn vào khả năng thoái vốn để đánh giá mức độ thành công của một khoản đầu tư. Đối với DiaDiem JSC, IDGVV đã thoái vốn từng phần khỏi công ty này vào tháng 9 năm ngoái khi cùng 2 quỹ đầu tư nước ngoài là Rebate Networks (Đức) và RuNet Global (Nga) thành lập MJ Group với khoản đầu tư lên tới 60 triệu USD. MJ Group ra đời trên cơ sở sáp nhập 4 công ty dịch vụ công nghệ thông tin là DiaDiem.com, NhomMua.com, Two.vn và Two Media, với mục tiêu trở thành mô hình thương mại điện tử hàng đầu khu vực châu Á.
Việc thoái vốn khỏi VinaGame cũng đã được IDGVV lên kế hoạch vào đầu năm nay thông qua việc niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ). Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị hoãn lại vì nhiều lý do. Hoàng cho biết khi thời điểm thuận lợi, việc thoái vốn khỏi VinaGame có thể được thực hiện cùng lúc trên cả 2 sàn chứng khoán lớn là Nasdaq và Hồng Kông.
Vị đắng từ Cyvee và Mobivox
Có thắng thì cũng có thua. Hoàng đã từng nếm vị đắng, đặc biệt là từ 2 thương vụ đầu tư vào Cyvee và Mobivox.
Cyvee là mạng xã hội giúp kết nối giới trí thức và tạo cơ hội tìm việc làm cho những người có nhu cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hoàng, thị trường hiện nay có quá nhiều mạng xã hội có chức năng tương tự và điều này đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của Cyvee. Anh cho biết có 3 lý do chính khiến Cyvee chưa thành công.
Năng lực quản trị của những người đứng đầu công ty mục tiêu thường ảnh hưởng đến hơn80% quyết định đầu tư của IDGVV
Trước hết, Cyvee chưa xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình, dẫn đến việc liên kết và trao đổi thông tin trên mạng xã hội này trở nên rối rắm và kém hiệu quả. Kế đến, Cyvee tổ chức thu phí trên các hoạt động kết nối trong khi đối thủ nặng ký của họ là LinkedIn lại miễn phí, khiến người sử dụng cảm thấy không hài lòng.
Cuối cùng, việc đầu tư cùng lúc vào quá nhiều dịch vụ trong khi không có cái nào thực sự nổi bật đã khiến cho hoạt động kinh doanh của Cyvee bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặc dù vậy, Hoàng vẫn khá lạc quan và cho biết IDGVV đang hỗ trợ Cyvee trong quá trình chuyển đổi sang một mô hình hoạt động hiệu quả hơn và dự kiến sẽ tái ra mắt vào cuối năm nay.Một khoản đầu tư khó thoái vốn khác của IDGVV là Mobivox (Mỹ). Đây là khoản đầu tư chung của 4 đơn vị, bao gồm IDGVV, IDG Ventures Asset (Mỹ), IDG Ventures Trung Quốc và một quỹ đầu tư ở châu Âu vào năm 2006.
Mobivox cung cấp dịch vụ đàm thoại trực tuyến và có kế hoạch mở rộng hoạt động đến các thị trường như châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á.Theo Hoàng, nguyên nhân đầu tiên khiến khoản đầu tư vào Mobivox không thành công như mong đợi là do cạnh tranh gay gắt từ người khổng lồ Skype vào thời điểm đó. Ngoài ra, việc phối hợp không tốt nguồn lực tài chính và khả năng tư vấn giữa 4 quỹ đầu tư này cũng đã góp phần dẫn đến thất bại của Mobivox.
Rõ ràng, chiến lược thoái vốn là điều đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải tính đến trước khi ra quyết định giải ngân cho bất kỳ khoản đầu tư mạo hiểm nào. Đây là vấn đề không đơn giản đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vì thị trường vốn ở đây vẫn còn non trẻ. Trong một báo cáo về triển vọng đầu tư quý II/2012 do Grant Thornton Việt Nam thực hiện, có đến 55% nhà đầu tư cho biết họ rất quan ngại về khả năng thanh khoản nguồn vốn của mình trong thời điểm hiện tại.
Dù vậy, Hoàng vẫn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Anh dẫn chứng trường hợp của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào cuối thập niên 1990. Khi đó, ai cũng đều quan ngại về triển vọng phát triển của nó, nhưng hiện nay, Trung Quốc là một trong những thị trường chứng khoán phát triển mạnh nhất trên thế giới.
Người điều hành IDGVV nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư thành công của Quỹ sẽ góp phần tạo nên lực hút đối với hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong tương lai. Gần đây, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và Trung Quốc xét về mức độ hấp dẫn các quỹ đầu tư tài sản nước ngoài (theo tổ chức nghiên cứu Emerging Portfolio Fund Research).
Tuy nhiên, nhà đầu tư quốc tế thường có khuynh hướng thành lập doanh nghiệp mới tại 2 thị trường lớn này. Còn ở Việt Nam, theo Hoàng, họ thường chọn cách mua lại những công ty đã có sẵn trên thị trường, do mức độ cạnh tranh khốc liệt tại đây. Vì vậy, khả năng thoái vốn “được giá” thông qua M&A có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai là rất khả quan.
“Chúng tôi không lo lắng quá nhiều về chuyện thoái vốn mà tập trung vào việc hỗ trợ các công ty trong danh mục đầu tư củng cố và phát triển hoạt động kinh doanh. Bởi vì họ thành công có nghĩa là chúng tôi thành công”, anh nói.
Liên quan đến triển vọng M&A, báo cáo nêu trên của Grant Thornton Việt Nam cũng nhận định rằng nhân tố quan trọng nhất khiến các nhà đầu tư chấp nhận mua lại doanh nghiệp chính là mức độ tăng trưởng trong quá khứ và tăng trưởng dự kiến trong tương lai. Có lẽ đây chính là lý do khiến Hoàng tỏ ra khá tự tin vào khả năng thoái vốn của IDGVV.
Thoái vốn thông qua M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của IDGVV và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm
“Thoái vốn thông qua các hoạt động M&A sẽ chiếm phần rất lớn trong chiến lược đầu tư của chúng tôi và thời điểm thoái vốn trung bình là sau 4-7 năm”, anh chia sẻ.Không chỉ lên kế hoạch thoái vốn, việc lấn sân sang lĩnh vực khác như năng lượng sạch, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng đã được Hoàng đưa vào tầm ngắm.
Hiện IDGVV đang gây quỹ thứ hai trị giá 150 triệu USD để đầu tư vào các lĩnh vực trên, dự kiến bắt đầu giải ngân vào đầu hoặc giữa năm sau.“Chiến lược mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực khác vẫn tuân theo định hướng đầu tư truyền thống của Quỹ là ưu tiên những công ty tận dụng được thế mạnh công nghệ, vì đó chính là giá trị cốt lõi của chúng tôi. IDGVV dự kiến sẽ đầu tư vào 5-6 công ty mỗi năm để đạt tổng số khoảng 25 doanh nghiệp cho quỹ thứ hai này”, anh cho biết.Quản lý một danh mục đầu tư lên tới 41 công ty với số vốn hàng trăm triệu USD, đôi khi Hoàng cũng cảm thấy căng thẳng.
Những lúc này, anh lại tìm đến những khoảng lặng trong cuộc sống. Bên cạnh gia đình, đó chính là niềm đam mê bất tận dành cho thể thao.Năm 2011, Hoàng đã thành lập đội bóng rổ Saigon Heat trên cơ sở hợp tác giữa Trung tâm Huấn luyện Thể thao Sài Gòn với Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam nhằm khơi dậy và bồi dưỡng cho thiếu niên niềm đam mê bóng rổ và đào tạo họ trở thành những đấu thủ bóng rổ nổi tiếng của Việt Nam trong tương lai.
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập |
Anh đang say mê cổ vũ cho đội bóng rổ Sai Gon Heat do anh thành lập |
“Tôi có niềm tin rằng trong vòng 5 năm nữa, Saigon Heat sẽ lọt vào nhóm các câu lạc bộ bóng rổ mạnh nhất khu vực Đông Nam Á”, anh cười tự tin.
Bà Nguyễn Thanh Phượng thôi làm người đại diện pháp luật của VietCapital Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (VietCapital Bank) vừa thông báo thay đổi tên người đại diện theo pháp luật từ ngày 20/6/2012.
Theo đó, ông Đỗ Duy Hưng, Tổng giám đốc, sẽ là người đại diện theo pháp luật mới của VietCapital Bank, thay cho bà Nguyễn Thanh Phượng.
Bà Nguyễn Thanh Phượng thôi làm người đại diện pháp luật của VietCapital Bank |
Ngoài việc giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank, bà Nguyễn Thanh Phượng hiện cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty Bất động sản Bản Việt.
Bà Phượng sinh năm 1980, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Geneva. Bà từng là Phó giám đốc tài chính của Holcim Vietnam, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Thụy Sỹ; từng là Giám đốc đầu tư của Quỹ đầu tư Thụy Sỹ VietnamHolding, niêm yết tại thị trường chứng khoán London.
6 tháng đầu năm, tự doanh CTCK bán ròng hơn 391 tỷ đồng
Theo số liệu của CTCK Bản Việt (VCSC), trong 6 tháng đầu năm, khối tự doanh của hơn 100 CTCK đã bán ròng hơn 391,83 tỷ đồng (tính đến 25/6).
Cụ thể, khối này đã mua vào tổng cộng 3.056,397 tỷ đồng và bán ra 3.448,228 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối tự doanh tập trung bán ròng trong 3 tháng đầu năm, đặc biệt là tháng 3/2012, đây là thời điểm các chỉ số chứng khoán cùng cổ phiếu tăng rất mạnh.
Diễn biến giao dịch của tự doanh CTCK trên HOSE |
Được biết, ngay từ đầu năm 2012, nhiều CTCK đã xác định tập trung hoạt động chính vào mảng môi giới và chú trọng việc thoái vốn ở hoạt động tự doanh, do đó, việc khối tự doanh tập trung bán ròng trong 3 tháng đầu năm là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán sôi động, một số CTCK có nguồn tiền lớn gửi ngân hàng đã bắt đầu tham gia vào thị trường.
Trình Chính phủ Quỹ Tiết kiệm nhà ở
Cá nhân, hộ gia đình tham gia phải đóng vào quỹ tối thiểu bằng khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay để mua.
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình Thủ tướng đề án Quỹ Tiết kiệm nhà ở. Theo đó, mô hình thứ nhất là Quỹ Tiết kiệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, hộ nghèo tại đô thị vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội và doanh nghiệp trong nước vay để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Nguồn vốn hình thành quỹ hình thành từ vốn hiện có của Quỹ phát triển nhà ở (bao gồm tối thiểu 10% tiền thu được từ chuyển quyền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại, ngân sách địa phương); lợi nhuận thu được từ phát hành xổ số kiến thiết... Hình thức tham gia quỹ là tự nguyện, không bắt buộc.
Cá nhân, hộ gia đình tham gia phải đóng vào quỹ ít nhất khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay để mua, thuê mua nhà ở xã với mức tối thiểu trong thời gian 5 năm. Mức tiền được vay thêm tối đa bằng 2 lần tổng số tiền đã đóng vào quỹ. Thời gian trả nợ trong vòng 15 năm với mức lãi suất cho vay trong khoảng 6,5-8,5%.
Trường hợp người tham gia không có nhu cầu vay để tạo lập hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì sẽ được quỹ thanh toán cả gốc và lãi nhưng mức lãi suất được hưởng sẽ cao hơn lãi suất huy động ban đầu là 2% mỗi năm.
Doanh nghiệp có nhu cầu vay phải có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và đã có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt. Số tiền được vay tối đa bằng 50% tổng vốn đầu tư xây lắp của dự án nhà ở xã hội (bao gồm cả chi phí trang thiết bị của nhà ở đó);
Mô hình thứ hai là hai thành lập Quỹ Tiết kiệm nhà ở để cho các cá nhân, hộ gia đình trong nước vay mua nhà ở thương mại, trong đó chủ yếu tập trung cho đối tượng có thu nhập từ trung bình trở lên vay. Việc huy động vốn, cơ chế cho vay, tính lãi suất huy động, lãi suất cho vay, cơ cấu tổ chức, cơ chế tài chính, nguyên tắc hoạt động của Quỹ tiết kiệm nhà ở này do Thủ tướng quyết định.
Bộ Xây dựng đề xuất giao UBND thành phố Hà Nội và UBND TP HCM thành lập 2 mô hình tiết kiệm nhà ở cho người có thu nhập thấp và cá nhân, hộ gia đình khác nhu cầu mua nhà ở thương mại. Dự kiến, quỹ sẽ vận hành từ đầu năm 2013.
Ở các nước trên thế giới, chủ yếu có 3 mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở. Hệ thống Quỹ Tiết kiệm nhà ở dạng “đóng” chỉ huy động tài chính từ một nguồn duy nhất từ các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay để tạo lập nhà ở mà không được phép huy động từ các nguồn khác. Hiện nay, có một số nước đang áp dụng dạng mô hình Quỹ này như Cộng hòa Liên Bang Đức (Quỹ Bauspar), Cộng hòa Séc, Hungari, Rumani, Malaysia, Trung Quốc, Singapore…
Hệ thống Quỹ Tiết kiệm nhà ở dạng “mở”: Ngoài việc huy động từ tiền đóng góp tiết kiệm của các hộ gia đình, cá nhân, quỹ động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội. Quỹ còn thực hiện đầu tư tài chính ra bên ngoài như: phát hành chứng chỉ quỹ, đầu tư trên thị trường chứng khoán... Hiện nay, có một số nước đang áp dụng dạng mô hình Quỹ này như Mỹ, Anh, Cộng hòa Pháp (Quỹ Ėpargne-logement), Slovenia, Tunisia…
Mô hình tiết kiệm nhà ở dạng hỗn hợp (kết hợp giữa Quỹ Đầu tư phát triển nhà ở và Quỹ Tiết kiệm nhà ở): Do Nhà nước thành lập và quản lý được. Điển hình của dạng này là Quỹ phát triển nhà ở quốc gia của Hàn Quốc, một số địa phương của Trung Quốc. Nguồn tài chính từ đóng góp của Chính phủ, nguồn tiết kiệm tạo lập nhà ở của người tham gia quỹ, tiền thu từ bán xổ số... Tính trong năm 2009, Quỹ nhà ở quốc gia Hàn Quốc đã có vốn khoảng 32,1 tỷ USD, trong đó số tiền do người tham gia quỹ đóng góp khoảng 2,18 tỷ USD (chiếm 6,8% tổng nguồn vốn hình thành quỹ).
Viet Capital Bank thông báo về việc khai trương Chi nhánh Phan Thiết
Căn cứ công văn số: 54/NHNN-TTGSNH ngày 05/01/2012 của NHNN Việt Nam về việc chấp thuận mở Chi nhánh Phan Thiết của Ngân hàng TMCP Bản Việt; Căn cứ Quyết định số: 196/12/QĐ-HĐQT ngày 02/05/2012 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt về việc thành lập Chi nhánh Phan Thiết.
Xem thêm →
Ngân hàng TMCP Bản Việt trân trọng thông báo về việc khai trương Chi nhánh Phan Thiết như sau:
1. Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Bản Việt - Chi nhánh Phan Thiết.
2. Tên giao dịch: Viet Capital Bank - Phan Thiết.
3. Địa chỉ: 148 Tôn Đức Thắng, P. Phú Thủy, Tp. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
4. Điện thoại: 062 3939139 Fax: 062 3831338.
5. Nội dung hoạt động: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và kinh doanh theo pháp luật hiện hành. Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Dịch vụ cầm đồ, hoạt động bao thanh toán.
6. Người đại diện: Ông Đoàn Dũng - Giám đốc Chi nhánh.
7. Ngày khai trương: 28/06/2012.
Nhân dịp khai trương, Viet Capital Bank sẽ tặng nhiều phần quà hấp dẫn cho khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh Phan Thiết.
Trân trọng thông báo.
Viet Capital Bank
'Để có vốn, doanh nhân phải biết bán mình'
Tầm nhìn người đứng đầu doanh nghiệp có tác động rất lớn tới quyết định cấp vốn của ngân hàng hay quỹ đầu tư. Do đó, lời khuyên dành cho các doanh nhân là phải biết biến mình thành món hàng tốt để "bán" được giá.
Sau 10 năm làm thuê, thành lập công ty năm 1998 với số vốn 200 triệu đồng và nay có 38 công ty thành viên, tổng trị giá lên đến 3.000 tỷ đồng là câu chuyện thành công của ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn đầu tư U&I, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam. Kinh nghiệm được ông Tín tiết lộ là: "Trong kinh doanh, ai đó chỉ đầu tư cho bạn khi họ thấy hợp. Không hợp thì không thể hùn –góp chung, chẳng thế mà ông cha ta từ xưa đã có từ 'hùn hợp'".
Chủ tịch Tập đoàn U&I phân tích, việc đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó chủ yếu dựa trên 3 lý do: sở thích, mua lại, phát triển rồi bán hoặc bị rủ rê. Tuy nhiên, dù với nguyên nhân nào, người rót vốn cũng cần nhìn thấy điểm chung với lãnh đạo của nơi sử dụng nguồn tiền đó. "Doanh nhân hãy là chính mình nhưng phải biết tiếp thị là một món hàng tốt để 'bán' có giá hay chính là thu hút được đầu tư" – ông Tín nói.
Ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn đầu tư U&I. Ảnh: ST |
Câu chuyện trên được ông Tín chia sẻ cùng 100 CEO trong buổi giao lưu hôm qua tại Hà Nội với chủ đề “Phương thức vay và huy động vốn hiệu quả”.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Hồng Trường, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh và công nghệ IDG Ventures Việt Nam cho rằng, thu hút đầu tư thành công hay không trước hết dựa vào người đứng đầu doanh nghiệp. Đó là tầm nhìn, mục tiêu, khả năng ảnh hưởng của vị lãnh đạo và đặc biệt là sự hiểu biết nhà đầu tư, kế sau mới là sản phẩm hay kế hoạch kinh doanh.
"Đôi khi chỉ là những cuộc nói chuyện 5 phút, bài test 30 giây, qua con người, chúng ta sẽ quyết định đầu tư hay không. Nếu doanh nhân đó chứng mình được tầm nhìn, khả năng và biết chắc họ làm cái gì thì bằng bất cứ bản kế hoạch nào, họ cũng đã tìm được con đường ngắn nhất", ông Trường nói.
Tuy nhiên, về kinh nghiệm hút vốn từ các quỹ đầu tư chiến lược, ông Nguyễn Hồng Trường cho biết, doanh nghiệp thường chỉ tìm đến khi khởi nghiệp hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Điều này cũng chỉ nên thực hiện sau cuộc huy động 3F – Family, Friends, Fools – gia đình, bạn bè và nhà đầu tư thiên thần. Bởi khi đã có sự vào cuộc của các quỹ đầu tư, doanh nghiệp ít nhiều bị "pha loãng" từ việc bán cổ phần, cổ phiếu.
Theo chuyên gia tài chính, ngân hàng – Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, điểm khó nhất của doanh nghiệp khi đi vay vốn hiện nay là tài sản thế chấp. Nhưng trường hợp không có, doanh nhân đổi lại bằng một bản kế hoạch, báo cáo, dự báo tình hình cụ thể trong 3-5 năm thì vấn đề cho vay sẽ được xem xét.
Bởi ngân hàng và người đi vay cần tìm được tiếng nói chung, nếu khả thi, ngân hàng có thể lấy chính sản phẩm hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp. Theo đó, một bản dự báo chi tiết là cần thiết, tầm nhìn, khả năng của doanh nhân là mấu chốt trong việc hút đầu tư.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đưa ra một thực tế nghịch lý hiện nay: ngân hàng có thừa vốn nhưng không cho doanh nghiệp vay. Thay vào đó, họ đi mua trái phiếu Chính phủ và cho nhau vay, dù lỗ 3-5% so với đầu tư vào các công ty kinh doanh. "Tại sao lại như vậy? Có vấn đề gì đang xảy ra ở đây?" – ông đặt câu hỏi.
Theo ông Hiếu, tình trạng nợ xấu đã khiến hầu hết ngân hàng "co càng" và không đơn vị nào muốn mạo hiểm nữa. Một nợ xấu phải đổi lại bằng 50 nợ mới, bởi thông thường, biên độ lợi nhuận của ngân hàng chỉ là 2%.
"Vậy thì doanh nghiệp hay chính là người đi vay phải chứng mình được với các ngân hàng khả năng thanh khoản, bảo đảm của mình. Hai bên hiểu và cùng chung ngôn ngữ mới khơi thông được nguồn tiền", ông Hiếu nói.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng "mách nước" cách tiếp cận ngân hàng với các doanh nghiệp. Ngoài tài sản thế chấp đang có và hình thành từ nguồn vốn, đơn vị đi vay phải chuẩn bị báo cáo, dự báo tài chính, kế hoạch kinh doanh...
Thêm đó, doanh nghiệp đi vay cần nắm và giữ cho được tâm lý đàm phán. Đơn cử như thông thường, ngân hàng sẽ hỏi người đi vay "Anh đã tiếp cận ngân hàng nào trước chúng tôi?" và doanh nhân trả lời "Không, các ông là đầu tiên". Nhưng thực tế, đó là sai lầm.
"Đừng ngần ngại thể hiện sức mạnh và cho họ biết tôi đã làm việc với nhiều ngân hàng nhưng muốn xem ngân hàng của ông có lợi thế hơn họ hay không", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu tư vấn. Ngoài ra, trong bất kể trường hợp nào, người đi vay cũng không được vượt quá "điểm tổn thương", tức là bằng mọi giá để vay được vốn, "nếu thấy khó chấp nhận, hãy sẵn sàng rời bàn đàm phán và luôn giữ vị thế chủ động", ông nói.
Một kinh nghiệm được chuyên gia này tiết lộ, dù "khỏe" đến mấy, doanh nghiệp cũng nên giữ quan hệ với ngân hàng. Tức là dù không cần cũng hãy vay một ít để "họ vui lòng" và được "cấp cứu" khi không may khó khăn. Bởi ngân hàng được xem là một sinh vật, chỉ đưa dù cho doanh nghiệp khi "nắng" chứ không đưa dù khi "trời mưa".
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2011, cả nước có 79.000 doanh nghiệp phá sản. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 4 tháng đầu năm, con số này là 17.000 doanh nghiệp. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng điều này có một phần nguyên nhân lớn do lãi suất cho vay từ các ngân hàng quá cao, thậm chí không ít công ty làm chỉ để trả lãi. Thông thường, với lãi suất 20%, doanh nghiệp phải có lợi nhuận 40% mới "sống" được.
Bản thân nhiều ngân hàng cũng đang chịu "gậy ông đập lưng ông" vì cuộc chạy đua huy động lãi suất, đẩy mức cho vay lên quá cao. Bởi chính việc đẩy doanh nghiệp vào khó khăn, không có khả năng thanh khoản đã tạo nên "cục máu đông" nợ xấu hiện nay.
Ông Trần Bảo Toàn thôi làm thành viên HĐQT chứng khoán Bản Việt
Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt thông báo thay đổi thành viên quản trị. Theo đó, ông Trần Bảo Toàn thôi giữ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị của công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt kể từ ngày 5/6.
Ông Trần Bảo Toàn nộp đơn xin từ nhiệm với lý do cá nhân. |
Ông Toàn là một trong những thành viên sáng lập của Quỹ Bản Việt. Trước khi thành lập Quỹ Bản Việt, Ông là một trong những Giám đốc của Vietnam Holding. Ông Toàn có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, quản lý quỹ và tài sản tại Thụy Sỹ, Luxembourg. Ông từng làm Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư cấp cao và trưởng phòng Nghiên cứu.
Hội đồng quản trị chứng khoán Bản Việt còn lại 6 thành viên, với Chủ tịch Hội đồng quản trị là bà Nguyễn Thanh Phượng.
5 thành viên Hội đồng quản trị gồm: Ông Tô Hải (kiêm Tổng giám đốc), ông Huỳnh Richard Lê Minh (kiêm Phó Tổng giám đốc), ông Nguyễn Quang Bảo (kiêm Phó Tổng giám đốc - Giám đốc chi nhánh Hà Nội), ông Trần Quyết Thắng và ông Nguyễn Hoàng Bảo.
TMCP Bản Việt: Tổ chức Hội nghị Đoàn viên nhiệm kỳ 2011 - 2014
Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt đã tổ chức Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt vào ngày 05/05/2012.
Thực hiện sự chỉ đạo của BTV Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh về việc tiến hành Đại hội, Hội nghị cấp cơ sở tiến tới Đại hội Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh lần V (nhiệm kỳ 2012 - 2017), Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt tổ chức Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt - VCCB vào ngày 05/05/2012 với sự tham dự của 40 đại biểu được triệu tập từ 05 Chi đoàn trực thuộc.
Tham dự Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở VCCB, còn có sự tham dự của đồng chí Trần Hồng Nhân – Phó Bí thư Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc kiêm Bí thư Chi bộ cơ sở VCCB và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn VCCB.
TMCP Bản Việt: Tổ chức Hội nghị Đoàn viên nhiệm kỳ 2011 - 2014 |
Hội nghị đã diễn ra trong không khí nghiêm túc, khẩn trương và đã thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị, bao gồm các nội dung: Thông qua báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết Nhiệm kỳ I (từ đầu nhiệm kỳ cho đến thời điểm hiện nay), phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo, thông qua việc kéo dài thời gian Nhiệm kỳ I của Đoàn Cơ sở VCCB từ 2011 – 2013 thành 2011 – 2014, bầu cử đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh lần V (nhiệm kỳ 2012 - 2017) với 03 đại biểu được trúng cử với tỷ lệ tín nhiệm cao.
Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở VCCB đã giới thiệu đến các đại biểu tham dự Đề án Nâng cao tổ chức và hoạt động Đoàn cơ sở trong thời gian tới, đồng thời ra mắt Ban Chấp hành Đoàn cơ sở Nhiệm kỳ I được Ban Chấp hành Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh chuẩn y.
Chứng khoán Bản Việt tiếp tục giữ danh hiệu "Nhà tư vấn M&A Tiêu Biểu Nhất Việt Nam năm 2012"
Ngày 7/6/2012, Trong khuôn khổ Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam năm 2012 do Báo Đầu tư - Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vinh dự được trao tặng danh hiệu "Nhà tư vấn M&A Tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2012".
Đây là lần thứ hai liên tiếp VCSC được Hội đồng bình chọn (gồm các tổ chức độc lập) đánh giá là nhà tư vấn tiêu biểu nhất, dẫn đầu các công ty tư vấn về số lượng, giá trị và tính chất phức tạp của các thương vụ M&A được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2011-2012.
Trong năm 2012, VCSC đã thành công trong việc là nhà tư vấn nhiều dự án M&A như: tư vấn cho CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MSF) mua lại 51% cổ phần của CTCP VinaCafe Biên Hòa (VCF); tư vấn sáp nhập và tái cấu trúc các công ty thành viên của tập đoàn FPT; tư vấn cho Tổng Công ty Xi măng Việt Nam mua lại nhà máy xi măng Cẩm Phả (thuộc Vinaconex); tư vấn cho thương vụ chào bán riêng lẻ của Vinamilk (VNM). Thương vụ này chỉ được bán cho các tổ chức nước ngoài. Số lượng khách hàng tổ chức muốn mua lớn gấp 6 lần số lượng được bán, cổ phiếu được chào bán với giá cao hơn 25% so với giá thị trường vào thời điểm đóng cửa...
Ngoài việc nhiều năm liền giữ vị trí số 1 về hoạt động tư vấn M&A tại Việt Nam, năm vừa qua VCSC còn được FinanceAsia - Tập đoàn xuất bản tài chính hàng đầu châu Á trong lĩnh vực tài chính ngân hàng công nhận là "Công ty tư vấn phát hành vốn tốt nhất Việt Nam" và là một trong 5 công ty chứng khoán hàng đầu có thị phần môi giới lớn nhất tại HSX, được tạp chí The Asset trao giải thưởng "Nhà môi giới tốt nhất Việt Nam năm 2011".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)