Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng
Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...
Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%
Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..
Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”
Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...
Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt
Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...
Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt
Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...
Bạn có đủ tiêu chuẩn nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm?
Vai trò của Thủ tướng trong việc thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp Nhật Bản
Ngày 31/10, tại Phủ nội các Nhật Bản ở thủ đô Tokyo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đề nghị chủ động đón nhận đầu tư từ các công ty Nhật trong các dự án hạ tầng của Việt Nam. Đề nghị được đưa ra tại một cuộc họp và ăn sáng với Bộ trưởng vận tải Takeshi Maeda ở Tokyo hôm thứ Tư.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã khẳng định lại sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhật Bản đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, đồng thời bày tỏ cam kết của Chính phủ Nhật Bản về việc tiếp tục xem xét hỗ trợ các dự án Sân bay quốc tế Long Thành, cũng như các dự án ưu tiên đã cam kết như Dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình-Bãi Vọt, đường cao tốc Nha Trang-Phan Thiết và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời xem xét tiếp tục cung cấp vốn ODA cho Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận rằng việc hình thành hợp tác công tư, theo đó khu vực nhà nước và tư nhân hợp tác ngay từ các giai đoạn lập kế hoạch ban đầu để phát triển cơ sở hạ tầng, là quan trọng nhằm để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sắt, cảng biển và sân bay, báo Mainichi của Nhật đưa tin ngày 2/11.
Sáng 31/10 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Liên minh nghị sỹ Hữu nghị Nhật – Việt của Đảng dân chủ; đối thoại với các doanh nghiệp Nhật bản do Keidanren tổ chức và tiếp lãnh đạo Tổng công ty Mitsubishi và Tổng công ty Itochu.
Giới lãnh đạo của 20 công ty của Nhật, bao gồm cả các nhà tổng thầu, đã tham dự cuộc họp này, và họ nhấn mạnh về khả năng công nghệ cũng như kế hoạch sẵn sàng tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản hồi lại rằng chính phủ của ông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xúc tiến các dự án đầu tư công tư. Các công ty Nhật và Việt Nam đã đồng ý thành lập một liên doanh để đầu tư xây dựng và phát triển cảng Lạch Huyện ở miền Bắc Việt Nam.
Đây là một trong số các dự án vừa được Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) và Bộ Tài chính Việt Nam ký kết Hiệp định vay vốn có trị giá 1,2 tỷ Đôla.
Vào ngày 1/11 báo Yomiuri có bài cổ vũ cho tuyên bố chung của hai thủ tướng về cam kết để Nhật xuất khẩu công nghệ nhằm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
Bài báo nói “Nhật phải mở rộng hợp tác Việt Nam trên cơ sở trung và dài hạn nhằm phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên môn liên quan đến việc vận hành và bảo trì các lò phản ứng”.
Hồi đầu năm nay thỏa thuận khung về pháp lý để hợp tác song phương đã được ký kết nhưng quốc hội Nhật Bản vẫn chưa thông qua thỏa thuận này.
“Đảng cầm quyền và phe đối lập nên đoàn kết để thông qua thỏa thuận này càng nhanh càng tốt”, Yomiuri bình luận.
Do có những khó khăn trong hoạt động sản xuất đất hiếm toàn cầu và xuất khẩu có giới hạn khiến giá đất hiếm tăng mạnh. Nhật Bản coi dự án cùng khai thác đất hiếm tại Lai Châu ở Việt nam có ý nghĩa chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn cung.
Chính phủ Việt Nam đang chú trọng đào tạo nhân lực, nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh để bảo đảm rằng Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tăng cường đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của mỗi bên và vì sự phát triển chung của cả hai nước.
Nguyễn Anh
(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Quân đội Viettel lên kế hoạch tiếp nhận EVN Telecom
Hãng viễn thông Quân đội Viettel đang hoàn tất phương án tiếp nhận EVN Telecom. Nhà khai thác di động lớn nhất VN này khẳng định sẽ xin với Chính phủ tiếp nhận toàn bộ chứ không nhượng mảng 3G cho hãng khác
Cuối tuần qua, Viettel ra Nghị quyết số 413 triển khai việc tiếp nhận Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, EVN Telecom sẽ được chuyển về Viettel nguyên trạng, các nguồn vốn, toàn bộ tài sản, trang thiết bị, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin.
Viettel khẳng định, việc tiếp nhận EVN Telecom là nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho tập đoàn. Vì vậy, các công việc sẽ được tiến hành nhanh gọn, rõ ràng, dứt điểm nhưng vẫn giữ được mối quan hệ hợp tác giữa 2 doanh nghiệp Nhà nước và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
Phía Tập đoàn Viettel và công ty mẹ EVN đang tiếp tục đàm phán các thỏa thuận để đề xuất với Chính phủ một số cơ chế ưu đãi, trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi để Viettel tiếp nhận toàn bộ EVN Telecom.
Viettel đã thành lập Ban chỉ đạo tiếp nhận chuyển giao EVN Telecom do Tổng giám đốc Hoàng Anh Xuân làm trưởng ban. Ban chỉ đạo này sẽ giám sát việc tiếp nhận toàn bộ tài sản, nguồn lực, đất đai, nhà trạm, đồng thời đánh giá các khoản tiền mà EVN Telecom đang nợ các đối tác khác.
Theo kế hoạch cuối tháng 10 này, Viettel và EVN sẽ báo cáo Chính phủ phương án tiếp nhận EVN Telecom. Sau khi có quyết định của Thủ tướng, công việc bàn giao sẽ hoàn tất trong tháng 11/2011.
Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo cấp cao của Viettel cho biết phương án sáp nhập EVN Telecom về với tập đoàn đang gấp rút hoàn thành. “Đây là vấn đề phức tạp nên chúng tôi đang đi từng bước rất thận trọng”, vị lãnh đạo này nói.
Về việc Hãng viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) đang đề nghị mua lại cổ phần của EVN Telecom vị lãnh đạo Viettel cho rằng điều này khó có thể xảy ra. “Hanoi Telecom với lý do cùng trong liên danh 3G nên xin mua lại phần ‘ngon nhất’ là toàn bộ mạng lưới 3G. Phần còn lại khá xương là các khoản nợ, nhân sự… họ muốn chuyển giao cho doanh nghiệp khác. Viettel sẽ không chấp nhận điều này”, ông nói.
Vị lãnh đạo này cho rằng việc chuyển giao vốn Nhà nước từ EVN Telecom sang, Chính phủ cần phải tính toán thận trọng. “Nếu mảng 3G chuyển giao cho Hanoi Telecom còn phần xương còn lại chuyển giao cho Viettel, chúng tôi sẽ không nhận”, ông này nói.
Hồng Anh
(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
IBM trở thành doanh nghiệp công nghệ niêm yết có giá trị vốn hóa lớn thứ nhì thế giới
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, giá trị vốn hóa thị trường của IBM đã tăng lên mức 214 tỷ USD khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/9. Trong khi đó, giá trị vốn hóa của Microsoft giảm xuống còn 213,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên IBM vượt Microsoft về giá trị vốn hóa tính trên giá cổ phiếu khi đóng cửa kể từ năm 1996.
Với thành tích này, IBM đã trở thành doanh nghiệp lớn thứ tư thế giới về giá trị vốn hóa. Trong các hãng công nghệ, IBM hiện còn chỉ thua Apple. “Quả táo” hiện là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, đạt 362,1 tỷ USD tính đến phiên giao dịch hôm qua.
Cách đây 6 năm, Giám đốc điều hành (CEO) Sam Palmisano của IBM đã bán lại bộ phận máy tính cá nhân cho Lenovo để tập trung vào mảng phần mềm và dịch vụ doanh nghiệp và chính phủ. Trong khi đó, mặc dù đã lấn sang các lĩnh vực quảng cáo và trò chơi trực tuyến, Microsoft vẫn tìm kiếm phần lớn lợi nhuận và doanh thu từ phần mềm hệ điều hành Windows và bộ văn phòng Office vốn được sử dụng chủ yếu trên máy tính cá nhân.
“IMB đã đi trước cả công nghệ. Họ sớm nhận thức được rằng, công nghệ điện toán sẽ vượt khỏi những chiếc máy tính cá nhân để bàn”, nhà phân tích Ted Schadler thuộc hãng nghiên cứu Forrester Research nhận xét.
Giá cổ phiếu của IBM kể từ đầu năm tới nay đã tăng 22%, trong khi giá cổ phiếu của Microsoft giảm 8,8%. Apple – đối thủ lâu năm của IBM và Microsoft trong lĩnh vực máy tính cá nhân – đã vượt Microsoft về giá trị vốn hóa trong năm nay. Như vậy, trong năm 2011 này, Microsoft đã bị cả Apple và “qua mặt” về giá trị vốn hóa.
Từ khi bán lại mảng máy tính cá nhân vào năm 2005 tới nay, dưới sự lãnh đạo của CEO Palmisano, IBM đã chi hơn 25 tỷ USD để đầu tư vào các mảng phần mềm, dịch vụ máy tính và tư vấn. Nhờ đó, lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu mà IBM mang đến cho các nhà đầu tư đã tăng 30 quý liên tục.
Doanh thu của IMB đã tăng 20% trong thời gian từ 2001-2010, trong khi chi phí của công ty 426.000 nhân viên hầu như không thay đổi. Năm ngoái, doanh thu của IBM đạt 99,9 tỷ USD, trong đó một nửa đến từ mảng dịch vụ.
IBM hiện là nhà cung cấp dịch vụ máy tính lớn nhất thế giới, và tin chắc có thể gia tăng doanh thu thêm 25 tỷ USD nữa trong thời gian từ nay đến năm 2015. Hãng đang tiếp tục mở rộng hoạt động ở các thị trường mới nổi cũng như các mảng phân tích, điện toán đám mây và sáng kiến Smarter Planet nhằm kết nối các hệ thống đường bộ, điện lưới và các cơ sở hạ tầng khác tển thế giới với Internet.
“Công nghệ điện toán giờ được sử dụng ở những thứ mà không ai nghĩ là máy tính. Công nghệ đó không chỉ được sử dụng ở máy chủ, máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy nghe nhạc MP3, máy tính bảng… mà còn được áp dụng ngày càng phổ biến ở các thiết bị gia dụng, ôtô, điện lưới, đường bộ, đường sắt, đường thủy…”, CEO Palmisano phát biểu trong một sự kiện hồi tháng 2.
Hồi năm 2000, Microsoft có giá trị vốn hóa lớn gấp 3 lần IBM. Vào tháng 7/2000, Microsoft đạt giá trị vốn hóa trên 430 tỷ USD. Đến tháng 3/2009, giá trị vốn hóa của hãng này lao dốc còn 135 tỷ USD cùng với suy thoái kinh tế trước khi hồi phục trở lại. Hiện Microsoft vẫn là hãng phần mềm lớn nhất thế giới.
Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 6/2011, Microsoft đạt doanh thu 69,9 tỷ USD, trong đó khoảng 60% đến từ Windows và Office. Theo nhà phân tích Schadler, Microsoft đang rơi vào thế bí vì họ đã quá thành công trong mảng máy tính cá nhân đến mức khó gặt hái thành công ở những lĩnh vực mới như tìm kiếm trực tuyến, quảng cáo, phần mềm điều hành di động…
PV
(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc
Theo đó, ông Nguyễn Duy Tuấn, sinh ngày 01/10/1975 được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh kể từ ngày 11/7. Ông Tuấn chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Viettel Global trong việc điều hành các lĩnh vực mình phụ trách.
Trước đó, Viettel Global cũng bổ nhiệm ông Phạm Đình Đang giữ chức Phó tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực hành chính, nhân sự từ ngày 16/6/2011.
Viettel Global là công ty con của Tâp đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, phụ trách các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Năm 2011 Viettel Global đặt mục tiêu lợi nhuận 1.000 tỷ đồng, tăng 53% so với năm 2010 và dự kiến đầu tư vào 8 thị trường trong năm 2011.
(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
VNPT được đề cử giải thưởng “Broadband Infovision Awards” 2011
Ban Tổ chức Giải thưởng Băng rộng thế giới (Broadband Infovision Awards) vừa công bố danh sách 44 lượt thương hiệu lọt vào vòng chung kết tranh 10 hạng mục giải thưởng của Broadband Infovision Awards 2011. Trong đó, VNPT là một trong 3 ứng cử viên của hạng mục giải thưởng Băng rộng làm thay đổi cuộc sống (Broadband Changes Our Lives).
Năm nay, Broadband Infovision Award là tâm điểm của Diễn đàn Băng rộng quốc tế (Broadband World Forum) lần thứ 11 sẽ được tổ chức từ ngày 27-29/9/2011 tại Paris, Pháp, với sự tham gia của 300 diễn giả từ hơn 150 doanh nghiệp viễn thông hàng đầu và thu hút hơn 10.000 người quan tâm từ hơn 100 nước trên thế giới. Diễn đàn băng rộng thế giới là một trong những sự kiện uy tín nhất của ngành VT-CNTT, nơi hội tụ các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trên thế giới để cùng chia sẻ và định hướng các dịch vụ băng rộng trong tương lai, thảo luận về các ứng dụng, giải pháp và dịch vụ.
VNPT tham gia tranh giải tại hạng mục Băng rộng làm thay đổi cuộc sống với giải pháp phổ cập, đưa Internet băng rộng về vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn thông qua các điểm BĐ-VH xã. Trong tổng số hơn 8.000 điểm BĐ-VH xã trên cả nước, VNPT đã đầu tư lắp đặt máy tính nối mạng Internet tốc độ cao cho 2.353 điểm, tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn được truy cập Internet để tiếp cận với thông tin, tri thức kinh tế, khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Thời gian qua, VNPT còn tích cực hợp tác với ngành Giáo dục, Y tế, Hội Nông dân và gần đây nhất là hợp tác với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm đưa Internet về 62 huyện nghèo nhất nước. Bên cạnh đó, VNPT còn triển khai các hoạt động cộng đồng góp phần phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, tiêu biểu như các chương trình “Một triệu giờ đồng hành”, “Tuổi trẻ VNPT nối mạng tri thức”… nhằm phổ cập tin học đơn giản, hướng dẫn cho người dân cách truy cập Internet để tìm kiếm thông tin.
Với nhiều nỗ lực, những năm qua hạ tầng và dịch vụ băng rộng của VNPT (chiếm 75% thị phần) đã và đang thực sự làm thay đổi cuộc sống, thói quen của người dân từ thành thị đến nông thôn Việt Nam trong tiếp cận Internet và nền kinh tế trí thức, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền KT-XH Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực viễn thông nói riêng.
X.Lương
(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)