Ông Trần Bảo Toàn nộp đơn xin từ nhiệm với lý do cá nhân. |
Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng
Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...
Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%
Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..
Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”
Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...
Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt
Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...
Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt
Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...
Ông Trần Bảo Toàn thôi làm thành viên HĐQT chứng khoán Bản Việt
Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt thông báo thay đổi thành viên quản trị. Theo đó, ông Trần Bảo Toàn thôi giữ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị của công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt kể từ ngày 5/6.
Ông Toàn là một trong những thành viên sáng lập của Quỹ Bản Việt. Trước khi thành lập Quỹ Bản Việt, Ông là một trong những Giám đốc của Vietnam Holding. Ông Toàn có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, quản lý quỹ và tài sản tại Thụy Sỹ, Luxembourg. Ông từng làm Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư cấp cao và trưởng phòng Nghiên cứu.
Hội đồng quản trị chứng khoán Bản Việt còn lại 6 thành viên, với Chủ tịch Hội đồng quản trị là bà Nguyễn Thanh Phượng.
5 thành viên Hội đồng quản trị gồm: Ông Tô Hải (kiêm Tổng giám đốc), ông Huỳnh Richard Lê Minh (kiêm Phó Tổng giám đốc), ông Nguyễn Quang Bảo (kiêm Phó Tổng giám đốc - Giám đốc chi nhánh Hà Nội), ông Trần Quyết Thắng và ông Nguyễn Hoàng Bảo.
TMCP Bản Việt: Tổ chức Hội nghị Đoàn viên nhiệm kỳ 2011 - 2014
Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt đã tổ chức Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt vào ngày 05/05/2012.
Thực hiện sự chỉ đạo của BTV Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh về việc tiến hành Đại hội, Hội nghị cấp cơ sở tiến tới Đại hội Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh lần V (nhiệm kỳ 2012 - 2017), Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt tổ chức Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt - VCCB vào ngày 05/05/2012 với sự tham dự của 40 đại biểu được triệu tập từ 05 Chi đoàn trực thuộc.
Tham dự Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở VCCB, còn có sự tham dự của đồng chí Trần Hồng Nhân – Phó Bí thư Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc kiêm Bí thư Chi bộ cơ sở VCCB và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn VCCB.
TMCP Bản Việt: Tổ chức Hội nghị Đoàn viên nhiệm kỳ 2011 - 2014 |
Hội nghị đã diễn ra trong không khí nghiêm túc, khẩn trương và đã thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị, bao gồm các nội dung: Thông qua báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết Nhiệm kỳ I (từ đầu nhiệm kỳ cho đến thời điểm hiện nay), phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo, thông qua việc kéo dài thời gian Nhiệm kỳ I của Đoàn Cơ sở VCCB từ 2011 – 2013 thành 2011 – 2014, bầu cử đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh lần V (nhiệm kỳ 2012 - 2017) với 03 đại biểu được trúng cử với tỷ lệ tín nhiệm cao.
Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở VCCB đã giới thiệu đến các đại biểu tham dự Đề án Nâng cao tổ chức và hoạt động Đoàn cơ sở trong thời gian tới, đồng thời ra mắt Ban Chấp hành Đoàn cơ sở Nhiệm kỳ I được Ban Chấp hành Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh chuẩn y.
Chứng khoán Bản Việt tiếp tục giữ danh hiệu "Nhà tư vấn M&A Tiêu Biểu Nhất Việt Nam năm 2012"
Ngày 7/6/2012, Trong khuôn khổ Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam năm 2012 do Báo Đầu tư - Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vinh dự được trao tặng danh hiệu "Nhà tư vấn M&A Tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2012".
Đây là lần thứ hai liên tiếp VCSC được Hội đồng bình chọn (gồm các tổ chức độc lập) đánh giá là nhà tư vấn tiêu biểu nhất, dẫn đầu các công ty tư vấn về số lượng, giá trị và tính chất phức tạp của các thương vụ M&A được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2011-2012.
Trong năm 2012, VCSC đã thành công trong việc là nhà tư vấn nhiều dự án M&A như: tư vấn cho CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MSF) mua lại 51% cổ phần của CTCP VinaCafe Biên Hòa (VCF); tư vấn sáp nhập và tái cấu trúc các công ty thành viên của tập đoàn FPT; tư vấn cho Tổng Công ty Xi măng Việt Nam mua lại nhà máy xi măng Cẩm Phả (thuộc Vinaconex); tư vấn cho thương vụ chào bán riêng lẻ của Vinamilk (VNM). Thương vụ này chỉ được bán cho các tổ chức nước ngoài. Số lượng khách hàng tổ chức muốn mua lớn gấp 6 lần số lượng được bán, cổ phiếu được chào bán với giá cao hơn 25% so với giá thị trường vào thời điểm đóng cửa...
Ngoài việc nhiều năm liền giữ vị trí số 1 về hoạt động tư vấn M&A tại Việt Nam, năm vừa qua VCSC còn được FinanceAsia - Tập đoàn xuất bản tài chính hàng đầu châu Á trong lĩnh vực tài chính ngân hàng công nhận là "Công ty tư vấn phát hành vốn tốt nhất Việt Nam" và là một trong 5 công ty chứng khoán hàng đầu có thị phần môi giới lớn nhất tại HSX, được tạp chí The Asset trao giải thưởng "Nhà môi giới tốt nhất Việt Nam năm 2011".
Giải Bóng đá (Futsal) - Cúp Viet Capital Bank 2012 chính thức được khởi động
Sáng ngày 28/5, Báo Công an TPHCM phối hợp cùng Báo Thể thao Việt Nam với sự tài trợ chính Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank), tổ chức họp báo giới thiệu “Giải Bóng đá (Futsal) trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mở rộng lần thứ 13 Cup Viet Capital Bank 2012”.
Giải sẽ diễn ra từ ngày 01-06/6/2012 tại nhà thi đấu Quân khu 7, số 202 Hoàng Văn Thụ, P.9, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Với tư cách là nhà tài trợ chính cho Giải bóng đá (Futsal) “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” lần thứ 13 – Cúp Viet Capital Bank, Ngân hàng Bản Việt đánh giá đây là một giải đấu mang tính xã hội rất cao. Giải đấu này tạo ra một sân chơi lành mạnh để các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt điều kiện thi đấu, thể hiện bản thân cũng như rèn luyện thể chất, kỹ năng và tinh thần.
Giải Bóng đá (Futsal) trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mở rộng lần thứ 13 Cúp Viet Capital Bank 2012 có sự tham gia của 8 đội trong nước gồm; Hà Nội, Đà Nẵng, Gia Lai, Trường Giáo Dưỡng 4, 5, Tp Hồ Chí Minh 1, 2 và đội lần đầu tiên tham dự đó là An Giang.
Giải Futsal 2012, các đội sẽ nhận được số tiền thưởng như:
Giải thưởng đồng đội:
Đội vô địch: 30.000.000 đồng cùng Cúp, Huy chương vàng, cờ và hoa.
Đội xếp thứ nhì: 25.000.000 đồng cùng Huy chương bạc, cờ và hoa.
Đội xếp thứ ba: 20.000.000 đồng cùng Huy chương đồng, cờ và hoa
Đội xếp hạn tư: 10.000.000 đồng cùng cờ và hoa
Giải phong cách: 10.000.000 đồng, cờ và hoa
Giải khuyến khích: 7.000.000 đồng cùng cờ và hoa
Tổ trọng tài điều hành trận chung kết: 7.000.000 đồng
Đội hình tiêu biểu (10VĐV x 700.000 đồng): 7.000.000 đồng
Giải thưởng cá nhân:
Vua phá lưới: Cờ và 2.000.000 đồng
Cầu thủ xuất sắc nhất: Cờ và 2.000.000 đồng
Thủ môn suất sắc nhất: Cờ và 2.000.000 đồng
01 huấn luyện viên tiêu biểu: Cờ và 2.000.000 đồng
Ngân hàng Bản Việt: "Lễ lớn tri ân - Muôn phần quà tặng"
Xác định việc mang đến cho khách hàng những tiện ích, dịch vụ tối ưu là một chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng. Cùng với các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại, Ngân hàng Bản Việt đã không ngừng xây dựng triển khai liên tiếp thêm nhiều chương trình ưu đãi đến với mọi khách hàng thông qua các tiện ích đi kèm, giúp khách hàng nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2012) và kỷ niệm 126 năm ngày quốc tế lao động 01/05, Ngân hàng Bản Việt triển khai chương trình “Lễ lớn tri ân - Muôn phần quà tặng”dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm bằng VND, USD. Đây là chương trình đặc biệt thay lời tri ân gửi đến quý khách hàng đã không ngừng ủng hộ Ngân hàng Bản Việt trong suốt gần 20 năm qua trên toàn hệ thống.
Chương trình được khởi động từ ngày 25/04 đến hết 25/05/2012 với 5.000 quà tặng đặc biệt gồm: bộ tách sứ Minh Long sang trọng, bộ ly thủy tinh cao cấp, đồng hồ treo tường cùng hàng nghìn quà tặng giá trị khách dành cho khách hàng gửi tiết kiệm từ 25 triệu đồng hoặc 1.500 USD trở lên, kỳ hạn 1 tháng.
Niềm vui khách hàng khi nhận quà tặng tri ân |
Bên cạnh quà tặng hấp dẫn, khách hàng tham gia còn được hưởng nhiều ưu đãi cộng thêm khác. Đồng thời, khách hàng sẽ được bảo hiểm tiền gửi, xác nhận số dư để chứng minh năng lực tài chính cho các mục đích cá nhân (du học chữa bệnh, du lịch…) hoặc cầm cố, ủy quyền và chuyển nhượng số tiền tiết kiệm khi có nhu cầu.
Với tiêu chí chất lượng sản phẩm, dịch vụ tài chính toàn diện kiến tạo giá trị ngân hàng, trong những năm qua Ngân hàng Bản Việt đã cho ra mắt nhiều sản phẩm tiết kiệm, như tiết kiệm 01 ngày, tiết kiệm lãi suất Phi Mã, tiền gửi thanh toán tài khoản Vạn Lợi, tiết kiệm bậc thang linh hoạt hay các khoản đầu tư dài hạn cho con đi du học, mua nhà, mua ô tô… với mức lãi suất tốt, kỳ hạn linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau. Qua đó, Ngân hàng Bản Việt không ngừng gia tăng uy tín của mình trên thị trường và tạo được tiếng vang với các chương trình ưu đãi mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng, như "Gửi ngay – Quà liền tay – Quay trúng thưởng", cùng nhiều chương trình khách và hiện tại là chương trình "Lễ lớn tri ân – Muôn phần quà tặng".
Qua gần một tháng triển khai, chương trình đã thu hút được hàng nghìn khách hàng tham gia, trong đó đã có gần 5.000 khách hàng nhận quà tri ân. Là khách hàng đầu tiên nhận quà tri ân, anh Trần Thanh Tùng (Tân Bình, TP Hồ Chí Minh – bộ tách sứ Minh Long cao cấp) cho biết: "Tôi rất vui vì sự trưởng thành và không ngừng phát triển của Ngân hàng Bản Việt, là khách hàng từ những ngày đầu thành lập của Ngân hàng, tôi rất hài lòng về thái độ phục vụ tận tình của đội ngũ nhân viên và hơn hết chính là các chế độ hậu mãi, chất lượng dịch vụ, chương trình tiết kiệm mang lại nhiều phần quà tặng giá trị thiết thực ý nghĩa đến khách hàng. Chia sẻ thêm về niềm vui nhận quà tri ân đó, cô Nguyễn Ngọc Dung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không giấu được sự phấn khởi đã tâm sự: “Nhận phần quà là một bộ ly thủy tinh cao cấp, tôi rất lấy làm vui vì sự quan tâm hỗ trợ, tư vấn việc xoay vòng nguồn tiền tiết kiệm thông qua các sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng đã giúp tôi có đủ điều kiện lo cho con đang du học tốt hơn, bởi bên cạnh hoạt động kinh doanh không ngừng tăng cao, Ngân hàng Bản Việt luôn hướng đến việc xây dựng các chương trình khuyến mãi luôn mang đến lợi ích cho khách hàng, đặc biệt là các chương trình đóng góp chia sẻ đến với những bà con có hoàn cảnh khó khăn. Gửi tiết kiệm ở đây, tôi có thể hoàn toàn yên tâm không chỉ bởi sự an toàn mà còn bởi khả năng sinh lời tốt, chưa kể đến những may mắn bất ngờ từ các chương trình khuyến mãi hấp dẫn”.
Không ngừng gia tăng các tiện ích cho khách hàng gửi tiết kiệm qua các chương trình khuyến mãi, ưu đãi khách hàng, thu chi ngoài quầy.v.v. Ngân hàng Bản Việt đã và đang nỗ lực mang đến cho khách hàng một địa chỉ tin cậy để gửi gắm nguồn vốn của mình một cách hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất.
Sinh viên học cách quản lý tiền
Làm sao để sinh viên hạn chế tình trạng "viêm màng túi", "cháy túi"? Làm sao không bị động trước những tình huống khẩn cấp cần đến tiền? Đâu là bí quyết quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ?
Đó là những thắc mắc của nhiều sinh viên khi dự hội thảo "IQ tài chính - cùng bạn hoạch định tương lai" tại ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM sáng 12-5.
Làm người chi tiêu thông minh
Chương trình có sự tham gia của hoa hậu Hương Giang, tiến sĩ Trịnh Quốc Trung - giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, ông Nguyễn Hoài Nam - phó tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt, tiến sĩ Nguyễn Thắng - tổng giám đốc Tập đoàn Herbalife Việt Nam.
Trước những thắc mắc về tình trạng thường xuyên "cháy túi" của các bạn sinh viên, tiến sĩ Trịnh Quốc Trung kể câu chuyện của mình: "Trong 20 năm qua tôi thường xuyên kiểm soát chi tiêu, nhờ vậy tôi chủ động trong tài chính, biết được đồng tiền của mình sử dụng hữu ích hay không".
Hoa hậu Hương Giang nêu một kinh nghiệm thời sinh viên: "Hằng tháng khi nhận tiền sinh hoạt từ gia đình, tôi lên ngay kế hoạch sử dụng: trích ngay 10% cho quỹ khẩn cấp như bệnh, hỏng xe...; quỹ chi tiêu bắt buộc như nhà ở, ăn uống, học hành và cuối cùng là khoản dành cho giải trí".
Sống và học hành ở nước ngoài gần 10 năm, ông Nguyễn Hoài Nam thấm thía sự cơ cực nơi đất khách: "Hằng tháng cứ đến ngày 10, sau khi trả tiền nhà, tiền học là tôi "cháy túi". Vì thế, tôi làm thêm đủ việc như giao bánh pizza, lau dọn siêu thị… và tối giản các chi phí bằng cách bỏ hút thuốc, ít đi chơi, ít đi nghe nhạc…".
Tiến sĩ Nguyễn Thắng mở rộng đến việc kiểm soát thời gian: "Phần lớn người kiểm soát thời gian tốt là những người kiểm soát tài chính tốt. Thời gian kiếm ra tiền chứ tiền không thể mua được thời gian. Các bạn cũng cần đưa vào não mình "khẩu hiệu" việc cần chi chắc chắn phải chi, việc không cần thì một đồng cũng không chi".
Hành động từ bây giờ
Chương trình sẽ diễn ra tại ĐH Ngân hàng TP.HCM vào ngày 20-5, ĐH Văn hóa TP.HCM ngày 24-5.
Các diễn giả gồm: ông Don Lâm - tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, ông Hoàng Mạnh Thắng - chủ nhiệm cao cấp Ernst & Young Việt Nam, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên và tiến sĩ Trần Thanh Nam - phó tổng giám đốc Ngân hàng Maritime.
Nguyễn Khắc Trung - sinh viên ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM - thắc mắc sinh viên vừa ra trường, bắt đầu đi làm, nên hoạch định tài chính thế nào.
Ông Nguyễn Hoài Nam - phó tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt - chia sẻ. "Tôi về nước và khởi nghiệp với mức thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng ở một công ty nhà nước. Cái tôi nhìn thấy ở nơi đó không phải là lương thấp mà là các cơ hội học hỏi và phát triển nhanh nhất. Và tám năm sau tôi ở đây!".
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Thắng khuyên các bạn trẻ: "Đừng bị hấp dẫn bởi những công việc có thu nhập cao ngắn hạn. Các bạn cần tính toán vì có những công việc mang lại nguồn thu nhập hôm nay thấp nhưng sẽ rất cao và ổn định trong tương lai".
Hoa hậu Hương Giang bật mí kinh nghiệm hoạch định tài chính cá nhân: "Nên xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn có thể là sáu tháng, một năm… đó chính là các bước đệm để tiến xa. Điều quan trọng nhất là phải lên kế hoạch từ bây giờ và thường xuyên thực hiện kế hoạch đó".
Hoa hậu Hương Giang - giám đốc Công ty GMC - người khởi xướng chuỗi hội thảo "IQ tài chính" tại các trường đại học - Ảnh: Thu Thảo |
"Để quản lý tài chính cá nhân tốt, bên cạnh việc tăng thu giảm chi, các bạn trẻ cần tăng cường bảo vệ các khoản thu nhập, giữ gìn tài sản và bản thân" - lời khuyên của tiến sĩ Trịnh Quốc Trung.
Chuỗi hội thảo "IQ tài chính" do Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM và Công ty GMC phối hợp tổ chức.
Nhà đầu tư chứng khoán tiếp tục chốt lời
Thị trường chứng khoán tiếp tục có phiên giảm thứ hai khi áp lực chốt lời vẫn còn, sau chuỗi tăng dài vừa qua. Đóng cửa phiên ngày 10-5, các chỉ số chứng khoán đều mất điểm, tuy vậy thanh khoản đã tăng cao trở lại.
Chỉ số chứng khoán giảm điểm do áp lực chốt lời vẫn mạnh. Ảnh: TL. |
Mở cửa thị trường, VN-Index có mức tăng hơn 2 điểm, nhiều cổ phiếu giảm giá phiên trước cũng đã tăng lại, tuy vậy, đà tăng sớm chấm dứt trước lực bán ồ ạt được đưa vào sàn. Hết phiên sáng, VN-Index mất 1,75 điểm, HNX-Index mất 0,5 điểm.
Tuy vậy, chỉ trong buổi sáng, giá trị giao dịch của sàn TPHCM đã đạt 1.700 tỉ đồng, gần bằng cả phiên hôm qua.
Không có diễn biến khác hơn trong phiên chiều, chỉ số chứng khoán sàn TPHCM đóng cửa với mức giảm 1,55 điểm, (0,32%) xuống 486,07 điểm. Trong khi đó, HNX-Index của sàn Hà Nội mất 0,53 điểm (0,63%) về 83,23 điểm.
Giá trị giao dịch của 2 sàn lên cao, vượt qua 3.000 tỉ đồng. Cụ thể, sàn TPHCM có 134,6 triệu chứng khoán được chuyển nhượng, giá trị đạt 2.310 tỉ đồng, tăng gần 30% so với phiên hôm qua. Còn tại sàn Hà Nội, đã có 98,4 triệu cổ phiếu được mua bán, giá trị là 1.065 tỉ đồng, tăng 79 tỉ đồng so với phiên trước.
Các cổ phiếu nhóm dầu khí sau khi tăng vào các phiên trước thì hôm nay hầu như đi xuống, chỉ còn PCG, PJT tăng nhẹ. Nhóm khoáng sản cũng đã hạ nhiệt sau chuỗi tăng dài, đa phần chìm trong sắc đỏ.
Theo khảo sát của Công ty Chứng khoán Bản Việt, số tài khoản mở mới đã tăng mạnh trong vài tuần gần đây do thị trường đã lấy lại niềm tin và duy trì đà tăng khiến thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn so với các tài sản khác, như vàng giảm giá và lãi suất huy động thấp hơn. Tuy nhiên, dù các tài khoản đều đã có tiền, các nhà đầu tư mới vẫn đang chờ đợi thị trường điều chỉnh hoặc xác định chắc chắn đã bứt phá các ngưỡng kháng cự trước đây.
Chỉ số HNX-Index hiện đang tiến gần ngưỡng kháng cự kỹ thuật ngay dưới mốc 84, trong khi ngưỡng kháng cự tiếp theo của VN-Index là mốc tâm lý 500 điểm sau khi vượt qua ngưỡng kháng cự 473- 480 trong những ngày qua. Do không có tin tức hỗ trợ quan trọng, thị trường có thể sẽ củng cố ngắn hạn hoặc điều chỉnh nhỏ trước khi tăng trở lại. Bản Việt tin rằng về trung và dài hạn, thị trường có xu hướng tăng.
Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank): Khai trương Chi nhánh tại Nha Trang
Ngày 10-5, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Chi nhánh Nha Trang tại 42A Lê Thành Phương. Đây là điểm giao dịch đầu tiên của Ngân hàng Bản Việt tại Nha Trang và là điểm giao dịch thứ 36 trên toàn quốc. Đến dự lễ có các ông: Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; Trần Sơn Hải - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa.
Các vị lãnh đạo thực hiện nghi thức cắt băng khai trương Chi nhánh Ngân hàng Bản Việt tại Nha Trang. |
Ngân hàng TMCP Bản Việt là một thương hiệu mới được xây dựng và kế thừa từ Ngân hàng TMCP Gia Định - đã thành lập và hoạt động gần 20 năm. Trên nền tảng kế thừa đó, Ngân hàng Bản Việt đã hoạt động và phát triển ổn định. Năm 2011, kết quả lợi nhuận của Bản Việt tăng 380% so với năm trước, huy động vốn tăng 120%, vốn điều lệ tăng lên 3.000 tỷ đồng… Các chỉ tiêu khác đều đảm bảo đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sự kiện Ngân hàng Bản Việt chính thức đưa vào hoạt động Chi nhánh Nha Trang được xem là một mốc đánh dấu bước tiến vững chắc của ngân hàng trong chiến lược mở rộng phát triển mạng lưới và gia tăng thị phần tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
Trong tháng khai trương, Chi nhánh Ngân hàng bản Việt Nha Trang sẽ dành tặng nhiều phần quà có giá trị cho 200 khách hàng đầu tiên đến giao dịch.
Trật tự mới với các ngân hàng Việt
Hệ thống ngân hàng cũng như một rổ táo, nếu có vài quả hỏng, chắc chắn ta phải sớm loại bỏ chúng ra nếu không muốn cả rổ hỏng theo.
Thông tin PVFC đang theo đuổi mục tiêu chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng thương mại trở thành đề tài được quan tâm trong tuần qua. Nhiều đối tác nội có, ngoại có đặt vấn đề trở thành cổ đông lớn của Tổng công ty này cho thấy, kinh doanh ngân hàng ở góc độ nào đó vẫn là chùm khế ngọt. Từ câu chuyện của PVFC và rất nhiều trường hợp ồn ào gần đây liên quan đến SHB, HBB, STB… có thể dự đoán một trật tự mới với các ngân hàng Việt sẽ hình thành.
Công ty tài chính: chiếc áo chật
Ông Nguyễn Thiện Bảo, Tổng giám đốc Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí Việt Nam (PVFC) cho biết, PVFC đang chuẩn hóa hoạt động theo mô hình của ngân hàng cổ phần.
Trên thực tế, hoạt động “Ngân hàng” của PVFC năm 2011 có bước tiến hiệu quả và là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất cho tổ chức này. Dư nợ cho vay của TCT tăng 34,3%, trong đó tăng trưởng cho vay vốn nhận ủy thác đạt 33,9%, chênh lệch tỷ giá chiếm 2,5% và tín dụng trực tiếp của TCT giảm 2,4%. Ông Bảo cho rằng, những con số này thể hiện quyết tâm rất lớn của TCT trong việc tái cấu trúc nguồn vốn. Tính cả năm, doanh thu tín dụng của PVFC đạt 4.257 tỷ đồng, lợi nhuận từ riêng mảng hoạt động này đạt 1.103 tỷ đồng. Hoạt động ngân hàng hiệu quả, song do trích lập dự phòng đầu tư nên lợi nhuận của PVFC năm qua giảm còn một nửa, dù vẫn hoàn thành kế hoạch năm.
Tại sao lại có sự chuyển đổi? Ông Bảo cho hay, mô hình công ty tài chính là chiếc áo quá chật và rất khó để phát triển hơn nữa trong tương lai. Cụ thể, hiện nay, PVFC không được huy động vốn với kỳ hạn dưới một năm, không được thực hiện dịch vụ thanh toán, cho thuê tài chính, mạng lưới chỉ bao gồm 10 chi nhánh và 25 điểm giao dịch trên cả nước… Rõ ràng, chuyển đổi thành công mô hình hoạt động sẽ giúp PVFC cải thiện nguồn thu.
Những ngôi sao đang lên và những cái tên biến mất
Thời gian tái cấu trúc không đợi ai, kể cả những “tay to” với tiềm lực mạnh. 4 ngân hàng thương mại có vốn chủ lực của Nhà nước là Vietinbank, VCB, BIDV và Agribank đều theo đuổi kế hoạch tăng tổng tài sản bằng các cách như phát hành trái phiếu quốc tế, bán cổ phần cho đối tác nước ngoài… mặc dù tìm vốn nước ngoài không dễ, nhất là khủng hoảng nợ châu Âu khiến các cam kết về hợp tác tài chính trên toàn cầu bị đình hoãn.
Trong số các ngân hàng có vốn dân doanh, Techcombank gần đây tỏ ra khá nổi trội. Ngân hàng này hiện có vốn điều lệ trên 8.788 tỷ đồng, năm 2011, dù lãi 4.421 tỷ đồng, tăng 54% so với năm trước, song HĐQT quyết định không chia cổ tức, giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tập trung đầu tư. Bức tranh lợi nhuận năm 2011 của các ngân hàng cho thấy một thực tế rằng, trong thời điểm khó khăn kẻ mạnh sẽ càng mạnh. Simon Morris, Tân tổng giám đốc Techcombank từng là CEO của Standard Charter Bank tại nhiều quốc gia châu Á, được mời về làm việc với chế độ đãi ngộ cạnh tranh không kém. Vị CEO này chia sẻ, ông sẵn sàng tạo ra nhiều thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo, mở thêm nhiều chi nhánh, đầu tư thêm công nghệ, tập trung khai thác thị trường miền Nam với tham vọng trở thành ngân hàng hàng đầu vào năm 2014.
Người ta cũng quan tâm đến những ngôi sao sẽ nổi bật trong nhóm G12, dù tên tuổi nhóm ngân hàng này không được công bố chính thức. Thị trường cũng đồn đoán cục diện các ngân hàng sẽ thay đổi, đơn cử như là lính mới, Ngân hàng Bản Việt khởi đầu rất suôn sẻ với dư địa tăng trưởng tín dụng 17% và được xếp trong ngân hàng nhóm 1.
Đó là những phán đoán về những ngôi sao đang lên, vậy còn những cái tên sẽ biến mất? Đến thời điểm này đã chắc chắn ít nhất 3 cái tên ngân hàng biến mất trong giai đoạn đầu của quá trình tái cấu trúc: Habubank, Ficombank và Tín Nghĩa Bank… Bao nhiêu ngân hàng sẽ phù hợp với quy mô nền kinh tế và thị trường Việt Nam? Theo một nghiên cứu của Công ty bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, sau tái cấu trúc, Việt Nam chỉ nên có 15 ngân hàng, trong đó có 4 ngân hàng lớn với mỗi ngân hàng có vốn tối thiểu 40.000 tỷ đồng, 6 ngân hàng trung bình mỗi ngân hàng có vốn 20.000 tỷ đồng và 5 ngân hàng nhỏ mỗi ngân hàng 10.000 tỷ đồng. Cộng lại, tổng vốn điều lệ của các ngân hàng đạt khoảng 330.000 tỷ đồng, tương đương vốn của 37 ngân hàng hiện nay. 3 cái tên ngân hàng đã dần biến mất khỏi thị trường một cách khá êm thấm và giới quan sát cho rằng, các ngân hàng nhỏ dễ dàng là đối tượng bị chỉ định M&A.
Tuy nhiên, trong con mắt của giới kinh doanh quốc tế, bao nhiêu ngân hàng không quan trọng, quan trọng là sức khỏe của mỗi ngân hàng. Ông Simon Morris dẫn chứng, Indonesia có 235 triệu dân và có 130 ngân hàng; với 85 triệu dân, 37 ngân hàng tại Việt Nam không phải là quá nhiều. Ông nói: “Nếu tất cả ngân hàng đều vận hành tốt thì chẳng ai quan tâm đến số lượng ngân hàng làm gì. Nhiều ngân hàng, cạnh tranh tốt, người dân và doanh nghiệp sẽ được lợi về dịch vụ. Nhưng như một rổ táo, nếu có vài quả hỏng chắc chắn chúng ta phải sớm loại bỏ chúng ra nếu không muốn cả rổ hỏng theo”.
Việc loại bỏ những ngân hàng yếu kém sẽ góp phần xóa đi những điều rất đáng ngạc nhiên trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Đơn giản như chuyện lãi suất. Một chuyên gia từng làm việc cho các ngân hàng Phillippine, Hàn Quốc, Maylaysia… đã nói, ở các thị trường khác, ngân hàng yếu kém được phép phá sản, sẽ có người mất tiền gửi vào ngân hàng. Đó là lý do vì sao mọi người cần cẩn trọng khi gửi tiền và lựa chọn ngân hàng. Còn trong một môi trường kinh doanh ngân hàng không được phép phá sản, tiêu chuẩn lựa chọn ngân hàng sẽ khác và dẫn đến câu chuyện khó giải quyết về lãi suất.
Câu trả lời: chờ tháng 6
Thời điểm nào PVFC có thể công bố lộ trình và kế hoạch chuyển đổi mô hình hoạt động một cách chính thức? Câu hỏi được ông Nguyễn Thiện Bảo trả lời: chờ tới tháng 6, thời điểm Ngân hàng Nhà nước công bố rộng rãi đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại.
Có nhiều biện pháp kỹ thuật để TCT này chuyển đổi thành công, trong đó kế hoạch hợp nhất với một ngân hàng khác đang được xem xét. Còn quá sớm để nói đến Ngân hàng PVFC, song có thể mường tượng phần nào quy mô và diện mạo của họ. Về vốn điều lệ, PVFC có kế hoạch phát hành riêng lẻ trái phiếu chuyển đổi tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ lên 9.000 tỷ đồng ngay trong năm 2012, đó là chưa cộng với vốn điều lệ của ngân hàng hợp nhất theo dự đoán có quy mô khoảng 3.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của PVFC hiện đạt gần 100.000 tỷ đồng. Quan trọng hơn là tiềm năng phát triển của đơn vị này khi có cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Morgan Stanley. Chính bởi khả năng tiếp cận và cung cấp dịch vụ cho các DN trong ngành dầu khí nên đợt phát hành của PVFC đang được nhiều tổ chức quan tâm, trong đó có ít nhất 2 định chế tài chính nước ngoài đang đàm phán dù thị trường vốn đang rất khó khăn.
Trên thị trường, HDBank, DongA Bank, ACB… cũng đã tiến hành đại hội đồng cổ đông 2012 và cho biết, nếu có điều kiện và gặp đối tác phù hợp, họ có thể mua lại và sáp nhập để tăng nhanh tiềm lực tài chính. “Mục đích của quá trình tái cấu trúc ngân hàng là nhằm tạo ra hệ thống ngân hàng ổn định hơn, hoạt động bền vững hơn. Tôi tin Ngân hàng Nhà nước biết rõ những quả táo nào đang hỏng, cần nhấc ra khỏi rổ. Ngân hàng Nhà nước cũng biết họ cần phải làm gì”, ông Simon Morris nhận định.
Đồng hành cùng nỗ lực giữ lại hương vị thơm ngon của rổ táo, một trật tự mới sẽ đến với các ngân hàng Việt. Dẫu vậy, đó là một hành trình cần sự quyết tâm, vượt qua những giọt nước mắt và cả các nhóm lợi ích đan xen.
Đính chính vụ Văn Giang - Ecopark và bà Nguyễn Thanh Phượng
Ban biên tập nhận nguồn tin từ Cộng tác viên cho biết: Ngày 2/5/2012, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) là ông Đào Ngọc Thanh, đã ban hành công văn số 83/CV-VH gửi các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương trong cả nước với mong muốn các cơ quan truyền thông giúp ông Đào Ngọc Thanh làm sáng tỏ thông tin về việc bà Nguyễn Thanh Phượng với nội dung:
Hình ảnh công văn của công ty “Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” gửi cơ quan báo chí
Nội dung trong bản công văn được ông Đào Ngọc Thanh khẳng định rõ: “Sau khi cưỡng chế đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 24/4/2012, trên mạng Internet xuất hiện một số thông tin cho rằng “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) và Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng là một.
Trước thông tin này, Tổng giám đốc khẳng định “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” hoàn toàn không liên quan gì tới Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng”, mọi thông tin về pháp lý của công ty, hoàn toàn có thể kiểm chứng tại cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư Hưng Yên. Đường dẫn: http://hungyenbusiness.gov.vn. Và kể từ năm 2003 thành lập công ty đến nay, “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng”(Vihajico), chưa từng thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng bất kỳ lần nào. Tổng giám đốc công ty hiện nay là ông Đào Ngọc Thanh, cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lương Xuân Hà, chứ không phải theo một số tin đồn thất thiệt là Bà Nguyễn Thanh Phượng mà cộng đồng mạng đã đồn đoán.
Chúng tôi khẳng định bà Nguyễn Thanh Phượng hoàn toàn không liên quan gì tới dự án Ecopark, cũng như không có bất cứ vai trò pháp lý nào trong Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.
Nội dung chi tiết bản công văn của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng:
Nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/tin-nong-cong-ty-cp-dt-pt-do-thi-viet-hung-dinh-chinh-ve-vu-viec-ecopark.html
Xem thêm →
Hình ảnh công văn của công ty “Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” gửi cơ quan báo chí
Nội dung trong bản công văn được ông Đào Ngọc Thanh khẳng định rõ: “Sau khi cưỡng chế đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 24/4/2012, trên mạng Internet xuất hiện một số thông tin cho rằng “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) và Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng là một.
Trước thông tin này, Tổng giám đốc khẳng định “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” hoàn toàn không liên quan gì tới Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng”, mọi thông tin về pháp lý của công ty, hoàn toàn có thể kiểm chứng tại cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư Hưng Yên. Đường dẫn: http://hungyenbusiness.gov.vn. Và kể từ năm 2003 thành lập công ty đến nay, “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng”(Vihajico), chưa từng thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng bất kỳ lần nào. Tổng giám đốc công ty hiện nay là ông Đào Ngọc Thanh, cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lương Xuân Hà, chứ không phải theo một số tin đồn thất thiệt là Bà Nguyễn Thanh Phượng mà cộng đồng mạng đã đồn đoán.
Chúng tôi khẳng định bà Nguyễn Thanh Phượng hoàn toàn không liên quan gì tới dự án Ecopark, cũng như không có bất cứ vai trò pháp lý nào trong Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.
Nội dung chi tiết bản công văn của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng:
Nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/tin-nong-cong-ty-cp-dt-pt-do-thi-viet-hung-dinh-chinh-ve-vu-viec-ecopark.html
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)