Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngân hàng Bản Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngân hàng Bản Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

Ngân hàng Bản Việt: Nợ xấu đến cuối 2011 chỉ còn 2,69%

0 nhận xét

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sau khi chuyển đổi từ ngân hàng Gia Định thành ngân hàng Bản Việt đã giảm mạnh từ mức 4% cuối năm 2010 xuống còn 2,69%. Thấp hơn mức trung bình 2011 toàn ngành ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Bản Việt - Vietcapitalbank vừa thông báo kết quả báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 sau khi chuyển đổi từ NHTMCP Gia Định. 

Ngan hang Ban Viet - Viet Capital Bank
Ngân hàng Bản Việt: Nợ xấu đến cuối 2011 chỉ còn 2,69%

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, Vietcapital bank đạt lợi nhuận xấp xỉ 270 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với KQKD năm 2010. 

Thu nhập từ lãi thuần vẫn là chủ yếu đạt 422 tỷ đồng trong 578 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động. So với năm 2010, thu nhập tăng gần gấp 3 lần. Năm 2010, tổng thu nhập chỉ đạt 202 tỷ đồng

Tăng trưởng thu nhập cũng đi kèm với mức tăng chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng gấp 2 lần từ 108 tỷ đồng của năm tài chính 2010 lên 208 tỷ đồng trong năm 2011.

Đạt được thu nhập cao như vậy trong năm 2011 do ngân hàng mở rộng cho vay và lãi suất cho vay tăng mạnh. 

Dư nợ tính đến 31/12/2011 tăng trưởng 19.6% đạt 4.380 tỷ. Lãi suất cho vay thương mại bằng VND là 24%/năm và ngoại tệ là 7,5%. Trong khi năm 2010, lãi suất dao động từ 12-20%/năm với vay tín dụng cho vay VND và 6,8-8,5%/năm với tín dụng ngoại tệ. 

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng cải thiện đáng kể. Năm 2010, nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ có khả năng mất vốn chiếm 4% dư nợ cho vay. Đến cuối 2011, tỷ lệ này chỉ còn 2,69% mặc dù dư nợ tăng xấp xỉ 20%. 

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cũng có sự thay đổi, tăng tỷ lệ ở dư nợ ngắn hạn và giảm với kỳ hạn còn lại. Nếu như năm 2010, dư nợ ngắn hạn chiếm 66,9% tổng dư nợ thì đến 2011 tỷ lệ này là 73,7%. Với dư nợ dài hạn thì giảm từ 18% xuống còn 14,4%.

Đối tượng cho vay cũng chuyển dịch từ khách hàng cá nhân sang đối tượng là công ty cổ phẩn và công ty TNHH. Năm 2010, dư nợ cá nhân chiếm 43,84% thì năm 2011 chỉ còn 31,86%. Dư nợ dành cho công ty cổ phần và TNHH tăng từ 26,52% và 26,62% lên lần lượt 35,37% và 30,28%. 

Đến cuối năm 2011, ngân hàng có 5.773 tỷ đồng là kỳ phiếu hoặc trái phiếu do TCKT hay TCTD khác phát hành. Trong đó có 4 khoản TPDN phát hành có lãi suất từ 18-21%/năm nhưng không có tài sản đảm bảo với tổng khối lượng khoảng 1.000 tỷ. Còn lại là các kỳ phiếu do các TCTD khác phát hành, lãi suất 14-15,85%/năm.
Xem thêm →

Hệ lụy sở hữu chéo cổ phần ngân hàng

0 nhận xét
Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Tuy nhiên tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Nếu không được kiểm soát đúng mức, nguy cơ rủi ro hệ thống không phải là không có.

Khách hàng giao dịch tại Vietcombank. Ngân hàng này hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác
Ngân hàng Ngoại thương Vietcombank hiện là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều nhất cổ phần của những ngân hàng khác. Sau khi thoái vốn khỏi Ngân hàng TMCP Gia Định (tên mới là Bản Việt - Viet Capital Bank), Vietcombank đang còn là cổ đông của SaigonBank, Eximbank, Quân đội, Phương Đông... với tỷ lệ nắm giữ tại mỗi nơi khác nhau.

Việc tham gia của Vietcombank vào những tổ chức tín dụng đó là dấu ấn của quá khứ. Nhiều năm trước, khi việc thành lập hệ thống ngân hàng cổ phần được thực thi, Nhà nước chủ trương phải có đại diện của mình trong mỗi ngân hàng và Vietcombank đã góp vốn với tư cách cổ đông nhà nước.

Sự hiện diện của Vietcombank nhằm mục đích giúp Nhà nước hạn chế những hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có từ phía các ngân hàng cổ phần. Trong bối cảnh bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Ngoài ra xét từ góc độ nghiệp vụ, Vietcombank đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh với tất cả các ngân hàng họ góp vốn, thậm chí chia sẻ cả nhân lực. Trong đội ngũ lãnh đạo của không ít ngân hàng hiện tại, một số người gốc gác là từ Vietcombank.

Xuất phát điểm của sở hữu chéo cổ phần giữa các ngân hàng, như vậy, không bắt nguồn từ mục tiêu lợi nhuận, thâu tóm, sáp nhập, hợp nhất như đang thịnh hành hiện nay. Những năm 2006-2007, một số ngân hàng cổ phần góp vốn vào việc khai sinh những ngân hàng mới ở vai trò cổ đông lớn. Theo Luật các tổ chức tín dụng, họ chỉ được sở hữu tối đa 11% vốn của một ngân hàng. Để lách quy định trên, có ngân hàng lập các công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các công ty này cũng trở thành cổ đông của ngân hàng mới. Kết quả là những nhóm cổ đông có mối quan hệ ràng buộc đã khống chế hoạt động của ngân hàng nơi họ sở hữu cổ phần chi phối.  

Cơ chế “xóa sổ” sẽ hình thành?

Sở hữu chéo cổ phần về bản chất không đơn giản chỉ là giữa các ngân hàng. Nó liên quan đến các doanh nghiệp, nhất là một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước - những đơn vị đang bắt buộc thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Trong đợt xếp loại các tổ chức tín dụng vừa qua, thành phần của nhóm 4 (nhóm yếu kém, không được tăng trưởng tín dụng trong sáu tháng đầu năm) bao gồm chủ yếu các ngân hàng mới ra đời và cá biệt có ngân hàng lâu năm nhưng vướng vào các khoản nợ xấu lớn.

“Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.
Việc rút vốn của doanh nghiệp sẽ để lại khoảng trống về năng lực tài chính của những ngân hàng nhóm 4. Tuy nhiên vấn đề không dừng lại ở đấy. Tháo gỡ sở hữu chéo đòi hỏi trước hết phải xử lý nợ xấu. Khi nợ xấu đã giải quyết xong, những ngân hàng này cũng không thể tự đứng trên đôi chân của mình do năng lực quản trị và sức cạnh tranh yếu. Họ phải sáp nhập vào những ngân hàng khác và sự biến mất của một số cái tên là điều không tránh khỏi.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần kể: “Chúng tôi được gợi ý xem xét ngân hàng X. Công bằng mà nói ngân hàng này có bộ máy nhân sự và mạng lưới không đến nỗi nào, nhưng nợ xấu lớn quá. Giải quyết xong là coi như hết vốn điều lệ, chúng tôi đành từ chối”.

Hầu hết ngân hàng cổ phần lành mạnh không muốn “dính líu” đến ngân hàng nhóm 4. Bây giờ Ngân hàng Nhà nước chỉ còn trông cậy vào Vietinbank, BIDV, Vietcombank để thực hiện tiến trình tái cơ cấu. Sở hữu chéo sẽ được giải quyết dứt điểm. Không còn cơ chế, thí dụ Vietcombank, nắm giữ bao nhiêu phần trăm cổ phần ngân hàng X nói trên, mà là Vietcombank mua ngân hàng đó theo giá trị còn lại được kiểm toán xác định, sau đó có thể gộp lại, ghi nhận tăng vốn điều lệ cho Vietcombank, còn ngân hàng kia bị xóa sổ. Nếu đó là ngân hàng niêm yết, khả năng sẽ bị hủy niêm yết trước khi bị mua là điều có thể xảy ra.

Không giống như giữa các doanh nghiệp, công ty bị mua trở thành công ty con của đơn vị đi mua, ngân hàng bị mua có thể bị cơ cấu lại, trở thành chi nhánh của ngân hàng đi mua. Tại sao ư? Tại vì không thể tồn tại một ngân hàng con trong khuôn khổ một ngân hàng lớn kiểu ngân hàng mẹ - ngân hàng con được. Một ngân hàng thương mại là một khối thống nhất, nó có thể có các công ty hoạt động chuyên về nghiệp vụ riêng như công ty mua bán nợ, khai thác tài sản; công ty cho thuê tài chính; công ty chứng khoán...nhưng không thể có ngân hàng X trực thuộc Vietcombank chẳng hạn.

Sở hữu chéo và nhóm lợi ích

Vào cuối năm ngoái Việt Nam có 37 ngân hàng TMCP. Sau khi SCB, Tín Nghĩa, Đệ Nhất hợp nhất, còn lại 35 ngân hàng. Trong số này, như tuyên bố của Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến, có mươi ngân hàng không lành mạnh, cần tiếp tục tái cơ cấu. Khoảng 20-25 ngân hàng cổ phần là số lượng mà cơ quan quản lý cho rằng thích hợp và hướng tới.

Tình trạng sở hữu chéo cổ phần đang đưa tới việc tạo ra những liên minh ngân hàng, khiến cho việc quản lý của Nhà nước trở nên phức tạp. Một mặt những ngân hàng liên kết có thể tạo dựng sức cạnh tranh mạnh hơn trong việc hợp vốn cho vay dự án tầm cỡ, hỗ trợ thanh khoản lẫn nhau, chia sẻ thông tin về khách hàng... Mặt khác, nếu không được kiểm soát đúng mức, nó cũng tạo điều kiện cho việc cho vay tập trung vào những đối tượng có quan hệ với cổ đông lớn, dồn tín dụng cho những lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán. “Rút ruột” là thành ngữ phổ biến hiện nay đề cập đến việc các nhóm cổ đông sở hữu chéo cổ phần ngân hàng vay mượn lẫn nhau trong mối quan hệ chằng chịt, khiến cho việc thu hồi vốn khó khăn và nợ xấu tiềm ẩn cao hơn bao giờ hết.

Từ liên minh đến hình thành những nhóm lợi ích trong lĩnh vực ngân hàng là khoảng cách ngắn. Trong khi các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành có xu hướng tiếp thị chính sách để việc ban hành chúng gần hơn với thực tế cuộc sống, thì các nhóm lợi ích tỏ ra không kém sắc sảo trong vận động hành lang nhằm làm cho cơ chế, chính sách nghiêng về phía bảo vệ quyền lợi của họ.

Nếu cơ chế càng không minh bạch, công khai, nhóm lợi ích càng dễ hiện hữu. Thí dụ gần nhất là phân loại ngân hàng. Có tổ chức tín dụng đang là con nợ của những khoản vay lớn liên ngân hàng, vừa được tái cấp vốn nhưng vẫn được tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. Có ngân hàng nợ xấu thấp, chấp hành nghiêm chỉnh quy định, không bao giờ vi phạm trần lãi suất hay tỷ lệ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích...song vẫn chỉ được tăng trưởng tín dụng 8%. Và trên hết, dư luận vẫn chưa thể biết một cách chính xác nhóm bốn cụ thể có tên những ngân hàng nào. Một ngân hàng khi được hỏi về hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay đã trả lời thế này: “Chỉ tiêu tăng trưởng của chúng tôi dưới 15%”. Lập lờ như thế khiến dư luận có thể hiểu ngân hàng đó thuộc nhóm 2, 3 hay 4 cũng đều được cả.
Xem thêm →

Ngân hàng TMCP Bản Việt - Viet Capital Bank khai trương chi nhánh Đồng Nai

0 nhận xét
Sáng ngày 27/02/2012, Ngân hàng TMCP Bản ViệtViet Capital Bank chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Chi nhánh Đồng Nai tại số 35 – 36 -37 đường Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đây là điểm giao dịch đầu tiên tại Đồng Nai, nâng tổng số điểm hoạt động của Viet Capital Bank lên 35 điểm giao dịch trên các tỉnh, thành lớn và vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước.

Lễ cắt băng khánh thành khai trương Viet Capital Bank (Ngân hàng Bản Việt) chi nhánh Đồng Nai  
Sự kiện Ngân hàng TMCP Bản ViệtViet Capital Bank chính thức đưa vào hoạt động Chi nhánh Đồng Nai đánh dấu một bước tiến vững chắc của Ngân hàng trong chiến lược mở rộng mạng lưới và gia tăng thị phần, đánh giá cao tiềm năng phát triển tại Tp Biên Hòa nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, Viet Capital Bank đã quyết định khai trương điểm giao dịch đầu tiên tại Tp Biên Hòa – Chi nhánh Viet Capital Bank Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của một thành phố năng động, đang trên đà phát triển và giao dịch tài chính không ngừng tăng của người dân trên địa bàn tỉnh.
Việc đưa vào hoạt động Chi nhánh Đồng Nai nằm trong kế hoạch phát triển mạng lưới năm 2012 của Viet Capital Bank nhằm đưa nhiều sản phẩm, tiện ích, cung ứng các dịch vụ Tài chính – Ngân hàng đến với Doanh nghiệp và dân cư trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận, góp phần trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Cũng nhân dịp này, Chi nhánh Viet Capital Bank Đồng Nai sẽ có nhiều quà tặng hấp dẫn dành cho khách hàng khi đến giao dịch.
Xem thêm →

Viet Capital Bank chi nhánh ở Tiền Giang khai trương tưng bừng

0 nhận xét
Ngày 20/02/2012 Ngân hàng TMCP Bản Việt – Viet Capital Bank tưng bừng khai trương Chi nhánh Tiền Giang tại địa chỉ 21 – 23 – 25 Lê Văn Duyệt, P.1, Tp. Mỹ Tho, Tiền Giang.
Hình ảnh trong ngày khai trương Viet Capital  chi nhánh Tiền Giang 
Đây được xem là một trong những tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và là địa bàn trung chuyển quan trọng của khu vực miền Tây Nam Bộ. Việc Ngân hàng TMCP Bản Việt – Viet Capital Bank chính thức đưa vào hoạt động Chi nhánh Tiền Giang đánh dấu một bước tiến vững chắc của Ngân hàng trong chiến lược mở rộng mạng lưới và gia tăng thị phần tại khu vực Tây Nam Bộ và đây cũng là điểm giao dịch thứ 32 của Viet Capital Bank

Hình ảnh trong ngày khai trương Viet Capital  chi nhánh Tiền Giang 
Với thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ hiện đại và đội ngũ cán bộ nhân viên đầy nhiệt huyết, chất lượng cao, với phương châm phục vụ khách hàng: nhanh chóng, nhiệt tình, an toàn và hiệu quả, Viet Capital Bank luôn đem đến cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ tài chính hiện đại, đa dạng, đồng bộ và có tính cạnh tranh cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cũng nhân dịp này, Chi nhánh Tiền Giang sẽ có nhiều quà tặng hấp dẫn dành cho khách hàng khi đến giao dịch.
Xem thêm →

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

0 nhận xét
Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT.
3 lãnh đạo của quỹ và chứng khoán Bản Việt giữ vị trí chủ chốt tại ngân hàng

Sau khi ngân hàng TMCP Gia Định đổi tên thành ngân hàng Bản Việt, đội ngũ lãnh đạo của ngân hàng có sự thay đổi lớn. Số người trong ban lãnh đạo tăng từ 15 người lên 18 người. Bà Nguyễn Thanh Phượng thay ông Đỗ Duy Hưng làm Chủ tịch HĐQT, ông Lê Trung Việt cũng không còn giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng.

Cụ thể, Hội đồng quản trị được tăng từ 6 thành viên lên 8 thành viên, với 6 thành viên cũ của ngân hàng Gia Định trước đây và 2 thành viên mới là bà Nguyễn Thanh Phượng và ông Tô Hải, lãnh đạo quỹ Bản Việt và công ty chứng khoán Bản Việt.

>> Xem thêm để biết Bà Nguyễn Thanh Phượng là ai?

1. Bà Nguyễn Thanh Phượng - Chủ tịch HĐQT

Bà Nguyễn Thanh Phượng

Bà Phượng sinh năm 1980, hiện cũng là Chủ tịch HĐQT của 3 công ty bao gồm: công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt.

Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên nghành Quản trị tài chính của trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ.

Trước đó, trong đại hội cổ đông bất thường của GiaDinhBank ngày 3/11/2011, có thông tin cho rằng bà Phượng chỉ giữ chức thành viên hội đồng quản trị ngân hàng này.

2. Ông Nguyễn Văn Cựu - Phó Chủ tịch HĐQT

Ông Cựu sinh năm 1972, ông nguyên là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT GiaDinhBank.

Ông Cựu là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường đại học IMPAC - Mỹ, ông có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài chính - Tín dụng, cử nhân Luật.

3. Ông Đỗ Duy Hưng - Thành viên HĐQT


Ông Hưng sinh năm 1974, nguyên là Chủ tịch HĐQT GiaDinhBank. Ông tốt nghiệp trường Đại học Tài chính kế toán TPHCM, chuyên ngành tài chính doanh nghiệp và có bằng thạc sĩ Tài chính do đại học công nghệ Sydney cấp.

Trước đó, có thông tin cho rằng ông Hưng vẫn tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT sau khi ngân hàng Gia Định đổi tên thành ngân hàng Bản Việt.

4. Ông Lê Trung Việt - Thành viên HĐQT


Ông Việt sinh năm 1966, nguyên là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng Gia Định.

Ông tốt nghiệp trường Đại học ngân hàng TPHCM, chuyên ngành tiền tệ tín dụng.


5. Bà Trần Tuấn Anh - Thành viên HĐQT


Bà Tuấn Anh sinh năm 1976, nguyên là thành viên HĐQT ngân hàng Gia Định.

Bà tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng và có bằng Thạc sĩ Luật kinh tế.


6. Ông Tô Hải - Thành viên HĐQT


Ông Tô Hải là thành viên được bầu mới vào HĐQT ngân hàng Bản Việt. Ông Hải sinh năm 1973, hiện cũng giữ chức thành viên HĐQT, Tổng giám đốc công ty Chứng khoán Bản Việt.

Trước đó, ông là Giám đốc chi nhánh của công ty chứng khoán Bảo Việt (2003 - 2007); Trưởng phòng tư vấn - Công ty chứng khoán Đông Á (2002 - 2003); Chuyên viên phân tích - Công ty chứng khoán Bảo Việt (2001 - 2002); Cán bộ dự án - Công ty viễn thông liên tỉnh, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (1997 - 2000).

Ông có bằng Cử nhân Quản trị công nghiệp của Đại học Bách Khoa TPHCM và bằng Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của đại học Sydney, Úc.

7. Ông Đỗ Hà Nam - Thành viên HĐQT độc lập


Ông Nam sinh năm 1956, nguyên là thành viên HĐQT độc lập ngân hàng Gia Định và hiện là Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Intimex, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam

Ông Nam có bằng cử nhân Bách Khoa và cử nhân Kinh tế, trường đại học Ngoại thương.

8. Ông Nguyễn Ngọc Bích - Thành viên HĐQT độc lập

Ông Bích sinh năm 1945, nguyên là thành viên HĐQT độc lập ngân hàng Gia Định.

Ông Bích tốt nghiệp cử nhân Trường Luật Sài Gòn năm 1972 và thạc sĩ luật Trường Đại học Luật Harvard. Ông làm nghề luật từ 1974 cho đến nay, chuyên về công ty, luật kinh doanh và thương mại.


Ban Kiểm soát vẫn giữ nguyên số lượng 3 thành viên những đã có thay đổi về nhân sự từng vị trí, trong đó có bầu thêm 1 thành viên của công ty quản lý quỹ Bản Việt.

1. Bà Trịnh Thị Kim Dung - Trưởng ban kiểm soát

Bà Dung được bầu giữ chức vụ này thay ông Lý Công Nha.

2. Bà Trần Thị Bông


Bà Bông sinh năm 1981, nguyên là thành viên ban kiểm soát ngân hàng Gia Định.

Bà có bằng cử nhân ngoại ngữ và cử nhân Luật kinh tế.

3. Ông Phạm Anh Tú - Thành viên ban Kiểm soát


Ông Tú là thành viên ban kiểm soát được bầu mới, thay cho bà Nguyễn Bích Thủy.

Ông hiện là Giám đốc tài chính quỹ Bản Việt, trưởng đại diện văn phòng Hà Nội của quỹ Bản Việt, Trưởng Ban kiểm soát công ty chứng khoán Bản Việt.

Trước đó, ông Tú từng là Giám đốc phát triển kinh doanh của Ngân hàng Citibank - Chi nhánh TPHCM, đảm trách các hoạt động phát triển kinh doanh và chiến lược phát triển Công ty.

Ông cũng có hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, quản trị thuế và kiểm soát hoạt động doanh nghiệp tại HSBC, công ty IKEA Việt Nam, công ty Novartis Việt Nam.

Ông Tú tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp tại Đại học Tài chính Kế toán TPHCM năm 1996.

Ban điều hành được tăng số lượng thành viên từ 6 người lên 7 người. Ông Lê Trung Việt không còn giữ chức Tổng giám đốc mà thay bằng ông Đỗ Duy Hưng, thành viên HĐQT ngân hàng Bản Việt và nguyên là chủ tịch HĐQT ngân hàng Gia Định trước đây.

Ông Nguyễn Duy Phú không còn là Phó Tổng giám đốc ngân hàng mà có thêm 2 thành viên mới là bà Trần Tuấn Anh - thành viên HĐQT ngân hàng và ông Nguyễn Hoài Nam, thành viên hoàn toàn mới.

1. Ông Đỗ Duy Hưng - Tổng giám đốc


Ông Duy Hưng được bổ nhiệm chức vụ này thay ông Lê Trung Việt. Trước đó, ông Hưng giữ chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng Gia Định.

Sau khi ngân hàng này đổi tên thành Bản Việt, ông Hưng giữ chức thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc.


2. Bà Phạm Thị Mỹ Chi - Phó Tổng giám đốc


Bà Chi sinh năm 1964, nguyên là Phó Tổng giám đốc thường trực ngân hàng Gia Định.

Bà Chi có bằng cử nhân Tài chính ngân hàng.

3. Ông Trần Văn Thái Bình - Phó Tổng giám đốc


Ông Bình sinh năm 1975, nguyên là Phó Tổng giám đốc thường trực ngân hàng Gia Định.

Ông Bình có bằng cử nhân Tài chính ngân hàng.

4. Bà Trần Tuấn Anh - Phó Tổng giám đốc


Bà Trần Tuấn Anh là thành viên được bầu mới vào ban điều hành ngân hàng.

Hiện bà cũng giữ chức vụ thành viên HĐQT ngân hàng Bản Việt.

5. Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Tổng giám đốc


Bà Hà sinh năm 1968, nguyên là Phó Tổng giám đốc ngân hàng Gia Định.

Bà có bằng cử nhân Tài chính ngân hàng.

6. Bà Đỗ Sông Hồng - Phó Tổng giám đốc


Bà Hồng sinh năm 1975, nguyên là Phó Tổng giám đốc ngân hàng Gia Định.

Bà có bằng thạc sĩ Tài chính ngân hàng.

7. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng giám đốc

Ông Nam là thành viên hoàn toàn mới trong ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt.

Ngân hàng Bản Việt hiện (VietCapital Bank) có trụ sở chính tại 112 - 118 Hai Bà Trưng, phường Đakao, quận 1, TPHCM (trụ sở cũ ngân hàng Gia Định), 3 chi nhánh tại TPHCM, và các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Đăk Lăk.

Từ 20 - 27/2, ngân hàng sẽ khai trương thêm 3 chính nhánh mới tại Tiền Giang, An Giang và Đồng Nai.


Trong tháng 10, theo nguồn tin của Thời báo kinh tế Sài Gòn, một nhóm cổ cổ đông đã mua lại 30% vốn của GiaDinhBank từ cổ đông lớn nhất VietcomBank.
Đến ngày 3/11, Đại hội cổ đông bất thường của GiaDinhBank đã thông qua đổi tên thành ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) và tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Gia Định
(đã đổi tên thành ngân hàng Bản Việt từ 3/11/2011)

Theo Gafin
Xem thêm →

Bà Nguyễn Thanh Phượng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank

0 nhận xét
Sau khi đổi tên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) chính thức công bố cơ cấu tổ chức nhân sự lãnh đạo mới.
Theo thông tin vừa công bố, bà Nguyễn Thanh PhượngChủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank, thay người tiền nhiệm là ông Đỗ Duy Hưng (hiện đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc).


Ngày 9/1/2012, Ngân hàng Gia Định (GiaDinhBank) chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank).

Bà Phượng hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty bất động sản Bản Việt.
Bà Phượng sinh năm 1980, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Geneva. Bà từng là Phó giám đốc tài chính của Holcim Vietnam, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Thụy Sỹ; từng là Giám đốc đầu tư của Quỹ đầu tư Thụy Sỹ VietnamHolding, niêm yết tại thị trường chứng khoán Luân Đôn, AIM.
Trong cơ cấu mới, Hội đồng Quản trị của Viet Capital Bank có 8 thành viên; Ban kiểm soát có 3 thành viên; Ban điều hành có 7 thành viên.
Bà Nguyễn Thanh Phượng.

Trước đó, ngày 9/1/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Gia Định (GiaDinhBank) chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank). Hoạt động sáp nhập này là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của thị trường tài chính Việt Nam năm vừa qua.
Trong năm 2011, kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng (đảm bảo yêu cầu vốn pháp định) của ngân hàng này cũng là một sự kiện thu hút sự chú ý của thị trường. 
Xem thêm →

Bà Nguyễn Thanh Phượng được bầu làm thành viên HĐQT ngân hàng Bản Việt

0 nhận xét

Bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch công ty quản lý quỹ Bản Việt được bầu làm thành viên HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2010-2014.
Đại hội cổ đông bất thường sáng ngày 3/11 của ngân hàng TMCP Gia Định (GiaDinhBank) đã thông qua sửa đổi điều lệ đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) và tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Cuối tháng 7/2011, GiaDinhBank đã chào bán 100 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn. Công ty chứng khoán Bản Việt là công ty tư vấn phát hành.
Theo nguồn tin của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, một nhóm cổ đông đã mua với tỷ lệ tối thiểu 30% vốn điều lệ của GiaDinhBank. Cổ đông lớn nhất của GiaDinhBank là Vietcombank cũng đã cơ bản hoàn tất thương vụ bán hết 30% vốn cho một số cổ đông.
GiaDinhBank
GiaDinhBank
Ngoài ra, đại hội cũng thông qua việc bầu bổ sung bà Nguyễn Thanh Phượng làm thành viên HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2010-2014.
Hiện Hội đồng quản trị của GiaDinhBank bao gồm ông Đỗ Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT; 4 thành viên HĐQT bao gồm bà Nguyễn Thanh Phượng, ông Tô Hải (thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc chứng khoán Bản Việt), bà Trần Tuấn Anh, ông Lê Trung Việt, ông Nguyễn Văn Cựu; 2 thành viên HĐQT độc lập là ông Đỗ Hà Nam và ông Nguyễn Ngọc Bích.
Bà Phượng hiện là chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty quản lý quỹ Bản Việt, chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán Bản Việt và chủ tịch HĐQT công ty bất động sản Bản Việt.
Bà Nguyễn Thanh Phượng sinh ngày 20/3/1980 tại Kiên Giang, tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên nghành Quản trị tài chính của Trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ.
Hiện bà Phượng là nghiên cứu sinh chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh, Học Viện Công nghệ Châu Á.
Theo DVT/TBKTSG
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by