Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh doanh. Hiển thị tất cả bài đăng

Tăng cường xúc tiến thương mại, giữ vững thị trường xuất khẩu

0 nhận xét
Ba năm gần đây, tình trạng "mất" đơn hàng xuất khẩu đầu năm ở TP Hồ Chí Minh có chiều hướng tăng dần. Nguyên nhân chủ yếu do các tập đoàn nhập khẩu nước ngoài phải tạm dừng hoặc nhập khẩu nhỏ giọt để xem lại sức mua tại thị trường chính quốc.

May áo sơ-mi xuất khẩu ở Công ty May Việt Tiến (TP Hồ Chí Minh).  

Trong nước, do giá đầu vào như vật tư, nguyên liệu, chi phí nhân công, vận tải, lãi suất ngân hàng cao đẩy giá thành sản phẩm đội giá, doanh nghiệp trong nước khó lòng cạnh tranh với doanh nghiệp (DN) nước ngoài kinh doanh mặt hàng cùng loại. Mới đây, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (vitas) cho biết, "quý I-2012, có gần 80% số doanh nghiệp ký được đơn hàng, một số ít có đơn hàng quý II hoặc quý III. Hơn 20% số DN còn lại chấp nhận ký hợp đồng từng tháng để duy trì sản xuất".

Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh cũng cho biết: quy mô đơn hàng mà doanh nghiệp nhận làm ngày càng nhỏ. Nếu nhận đơn hàng lớn, thời gian kéo dài 4-5 tháng trong tình hình chi phí đầu vào trượt giá như hiện nay, nhà nhập khẩu không chấp nhận mức giá thành quá cao so với giá trong hợp đồng... nên chuyển sang các nước trong khu vực. Song những đơn hàng nhỏ cũng khó ký kết được bởi giá thành tính đủ vẫn bị đối tác nước ngoài tìm đủ cách buộc hạ giá, nên DN đành tạm nghỉ hoặc chuyển sang công việc khác. Tổng Giám đốc Tổng công ty May Việt Tiến Bùi Văn Tiến, một trong những DN may lớn của cả nước cho biết: Năm 2011, chúng tôi đã ký đơn hàng cả năm từ những tháng đầu năm. Năm 2012, đến nay mới có đủ đơn hàng quý I do thị trường châu Âu giảm mạnh. Nhờ tìm được đơn hàng mới ở các nước khu vực nên sản xuất, kinh doanh của Việt Tiến chưa bị ảnh hưởng. Hiện chúng tôi đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp tìm kiếm bạn hàng và thị trường mới bổ sung cho đơn hàng quý II, III".

Với ngành nhựa, một trong những thế mạnh về hàng tiêu dùng của thành phố (TP), cũng do giá nguyên liệu chiếm 70% giá thành sản phẩm cộng với lãi suất ngân hàng 22%, chiếm chi phí khá lớn trong giá thành, buộc DN phải tính toán thật kỹ để chào giá cạnh tranh so với các nước khu vực. Ðó là chưa nói đến chi phí vận tải, cạnh tranh giành lao động trong những tháng đầu năm bằng "chiêu" treo bảng mức lương cao song thực tế trả thấp. Rồi tình trạng đơn hàng đã ký mà vẫn bị hủy, bị cắt thường xuyên do đối tác không đủ khả năng chi trả khiến kế hoạch dự phòng của nhiều DN bị "bể".

Từng bước giảm áp lực mất thị trường, giúp DN tìm cách tồn tại và phát triển, Chính phủ, các bộ, ngành và TP Hồ Chí Minh đang thực hiện nhiều giải pháp giúp DN thành phố và cả nước vượt khó. Theo Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương) Bùi Huy Sơn: "Nhật Bản đang thiếu hụt vật tư xây dựng, lương thực, thực phẩm phục vụ việc tái thiết các vùng chịu thiệt hại nặng do đợt động đất và sóng thần vừa qua. Tuy nhiên, cần chú ý các mặt hàng vật tư, xây dựng có tính ngắn hạn, còn nông thủy sản, thực phẩm thị trường này luôn có nhu cầu lớn". Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã được ký cách đây hai năm giữa hai Chính phủ Nhật Bản - Việt Nam cũng nêu rõ: "Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,5% kim ngạch thương mại trong vòng mười năm với hầu hết thuế các mặt hàng công nghiệp ở mức rất thấp từ 0 đến 5%. Về nông - lâm - thủy sản, Nhật Bản cũng cam kết mức ưu đãi cao hơn các nước ASEAN. Ở nhóm các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, đồ gỗ, cơ khí cũng có ưu đãi, nhất là các mặt hàng cơ khí, cáp điện, máy tính và linh kiện đang hưởng thuế suất 0%.

Xác định rõ kim ngạch xuất khẩu thành phố chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhiều năm nay, thành phố kiên trì thực hiện công tác xúc tiến thương mại, du lịch, xuất khẩu nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường. Mới đây, đoàn đại biểu cấp cao TP Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy dẫn đầu cùng 30 DN thành phố đã trực tiếp sang Nhật Bản, đến bảy thành phố lớn mời gọi đầu tư vào TP Hồ Chí Minh với việc sẽ dành riêng khu công nghiệp rộng từ 100 đến 200 ha có kết cấu đồng bộ, với thuế suất ưu đãi để các doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm sản xuất. Một số tập đoàn và nhiều DN Nhật Bản đã cam kết sẽ hợp tác với các DN trên địa bàn ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thành phố cũng chủ động xúc tiến thương mại, quảng bá, đưa sản phẩm chào bán tại thị trường Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, châu Phi, Trung Ðông... Trong đó, hàng Việt Nam sản xuất tại TP Hồ Chí Minh như nước hoa, mỹ phẩm của Công ty CP mỹ phẩm Sài Gòn (SCC), bút bi Thiên Long, mì Miliket, lạp xưởng Tân Huệ Viên, bánh pía, phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, hạt giống... của Công ty CP bảo vệ thực vật Sài Gòn, Công ty TNHH Năm Sao, các mặt hàng sữa của Công ty Vinamilk được người tiêu dùng Lào, Cam-pu-chia, Thái-lan ưa thích. Ðáng chú ý là trong dịp Hội chợ thương mại Việt Nam - Cam-pu-chia lần thứ ba tại tỉnh Bát-tam-bang thuộc vùng tây bắc Cam-pu-chia, hàng hóa sản xuất tại TP Hồ Chí Minh được người tiêu dùng Cam-pu-chia mua và đặt hàng khá nhiều. Ở Mi-an-ma, thị trường mới đầy tiềm năng cũng được TP Hồ Chí Minh hết sức quan tâm do 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng ở đây đều phải nhập khẩu. Nhiều mặt hàng của thành phố xuất khẩu sang Mi-an-ma, chỉ trong hai ngày đã được tiêu thụ hết. Nhiều DN của thành phố mong muốn hợp tác, làm ăn tại Mi-an-ma, song thủ tục xin phép đầu tư khá rườm rà, mất nhiều thời gian với 35 loại giấy tờ đi kèm. Sắp tới, thành phố sẽ cử đoàn xúc tiến thương mại sang Mi-an-ma để cùng tháo gỡ khó khăn, giúp DN thành phố trụ vững và phát triển.

Vượt khó ngay trong tháng 1-2012, Công ty sữa Việt Nam vừa ký xong đơn hàng xuất khẩu trị giá 22,3 triệu USD, gấp năm lần cùng kỳ. Công ty CP điện tử Tân Bình đang tích cực sản xuất lô hàng máy tính, ti-vi, tủ lạnh sang Cu-ba với đơn hàng 500.000 USD trong quý I. Công ty CP may Sài Gòn 3 với nhiều biện pháp hỗ trợ đời sống công nhân trước và sau Tết Nguyên đán đang tích cực hoàn thành kế hoạch quý I.

Cùng với sự tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, thành phố, các DN đang nỗ lực vươn lên tìm cách bám giữ thị trường trong và ngoài nước. Nhiều DN tìm cách hạ chi phí, giảm lợi nhuận, thực hiện nhiều phương án dự phòng, trong đó coi thị trường trong nước có yếu tố quyết định sự tồn tại của DN, thị trường ngoài nước là nhân tố phát triển DN trong tương lai.

Theo Nhân dân điện tử
Xem thêm →

Bộ Tài chính – Công Thương tranh cãi về giá xăng

0 nhận xét

Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng Bộ Tài chính điều hành giá xăng càng lúc càng rối, khiến doanh nghiệp lỗ nặng. Đáp lại, Bộ trưởng Tài chính khẳng định chịu trách nhiệm trước dân, nếu doanh nghiệp lỗ không kinh doanh được thì rút.

Buổi hội thảo về “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” tổ chức sáng nay biến thành cuộc tranh cãi song phương gay gắt giữa đại diện 2 bộ Tài chính và Công Thương, dù đây là cuộc họp mở rộng có sự góp mặt của hơn 20 chuyên gia đầu ngành và báo chí.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (ảnh trái), Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú (ảnh phải) chưa thống nhất được quan điểm.

Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ (ảnh trái), Thứ trưởng Bộ Công Thương - Nguyễn Cẩm Tú (ảnh phải) chưa thống nhất được quan điểm.

Bộ trưởng Tài chính – Vương Đình Huệ, người từng công tác 10 năm trong ngành kiểm toán, cho biết mục đích của cuộc hội thảo là để lắng nghe các ý kiến trái chiều liên quan đến mặt hàng nhạy cảm – xăng dầu. Trên cơ sở các số liệu công khai về lỗ lãi doanh nghiệp, biến động thị trường, các ý kiến đề xuất, Bộ Tài chính sẽ có các giải pháp điều hành hiệu quả trong thời gian tới.

Đại diện cho phía Bộ Công Thương có Thứ trưởng Bộ Nguyễn Cẩm Tú. Dù không có tên trong danh sách phát biểu, ông Tú xin có ý kiến vì cho rằng bức xúc của ông đã ở ngưỡng không thể tiếp tục kìm nén.

Ông Tú cho rằng cách điều hành giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam thời gian qua mang tính nửa vời và chẳng giống ai, không hẳn là bao cấp cũng chẳng thị trường. Theo ông, mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ Bộ Tài chính không xác định rõ mục tiêu là đảm bảo an ninh năng lượng hay bao cấp cho dân.

“Chúng ta đang điều hành giá xăng theo kiểu ‘sống chết mặc bay’, dùng tay chân thay cho cái đầu vì vậy mà lãnh đạo cấp cao chửi, báo chí chửi, làm đúng cũng bị chửi và dân thì coi như tội đồ… Dân chửi cố mà nghe, vợ tôi chửi, anh em họ hàng nhà tôi chửi, tôi cũng phải chịu. Đây là cách tốt nhất có thể làm lúc này”, ông Tú bức xúc.

Theo ông, chủ trương của Chính phủ là đảm bảo nguồn cung ở mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm, đảm bảo an ninh năng lượng phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng thời gian qua, Bộ Tài chính điều hành giá xăng theo kiểu dư luận tới đâu, điều hành tới đó. Các mục tiêu cân đối cung cầu, hệ thống ra sao, doanh nghiệp lỗ lãi thế nào, xuất lậu ra sao đều bị bỏ qua.

“Bộ Tài chính hứa bù lỗ cho doanh nghiệp bao lần nhưng hứa nhiều lại thất hứa. Tôi thật xấu hổ khi hứa quá nhiều với doanh nghiệp nhưng lại bất lực không làm được gì giúp họ cả trong khi vẫn yêu cầu đảm bảo nguồn cung”, ông Tú nói.

Theo ông, chính cách điều hành kể trên đã dẫn đến hậu quả là cơ quan quản lý bất lực trước doanh nghiệp. Nếu giá không theo thị trường, không giải quyết các khoản lỗ cho doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến các nguy cơ vỡ hệ thống, đứt nguồn cung… Vì vậy, việc tăng giá từng bước cần phải thực hiện.

Bổ sung cho ý kiến của Thứ trưởng Tú, Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo dẫn chứng một loạt con số lỗ lãi mà doanh nghiệp này phải chịu trước áp lực giá thế giới và cách điều hành quá rối rắm của Bộ Tài chính.

Ông Bảo cho biết suốt thời gian qua, giá bán lẻ của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp luôn trong trạng thái lỗ trường kỳ. Tính tới tháng 8, Petrolimex lỗ 1.800 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 9 khoản lỗ của công ty ước khoảng 200 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ trong 9 tháng đầu năm lên 2.000 tỷ đồng. “Bộ Tài chính nên xem xét xử lý các khoản lỗ cho doanh nghiệp”, ông Bảo nói.

Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dầu VN (PV Oil) – Lê Xuân Trình tiếp lời: “Các khoản lỗ này không phải do doanh nghiệp tạo ra mà do cơ chế”. Ông Trình đề xuất nên “thả” giá xăng, dầu theo thị trường giống như một số mặt hàng khác trong đó có gas. Vì khi giá theo thị trường có lên, có xuống người tiêu dùng sẽ cảm thấy sòng phẳng, doanh nghiệp cũng dễ thở hơn…

Tại hội thảo, đại diện của Bộ Công Thương và một số doanh nghiệp cũng lớn tiếng phê phán Bộ Tài chính về quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu 500 đồng hồi cuối tháng 8 vừa qua. Lý do là, quyết định này quá bất ngờ và nó không phản ánh đúng thực tế của thị trường. Tại thời điểm tháng 7/2011 khi giá thế giới giảm mạnh, doanh nghiệp lãi, Bộ Tài chính “lờ” chuyện giảm giá. Khi giá thế giới tăng trở lại (tháng 8/2011), doanh nghiệp lỗ, quyết định giảm giá lại được đưa ra.

Trước luồng ý kiến chỉ trích gay gắt từ Bộ Công Thương và doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói rằng quyết định giảm giá bán lẻ được ông căn cứ vào đúng quy định của Luật, diễn biến thực tế của thị trường. Và nếu chịu sức ép dư luận, lẽ ra ông phải quyết định giảm giá ngay thời điểm đảm nhận vị trí Bộ trưởng Tài chính – giai đoạn mà dư luận bức xúc nhất về giá xăng dầu, chứ không phải đợi đến 20 ngày sau mới ra quyết định.

Ông Huệ tiết lộ, tại thời điểm giảm giá xăng dầu, ông đã mời Chủ tịch Petrolimex lên để hỏi: “Có giảm giá được hay không?”. Lúc ấy, Petrolimex đã lãi tới 780 đồng mỗi lít xăng, sau khi đã tính đủ các chi phí và cả 300 đồng lợi nhuận định mức mà Chính phủ cho phép. Khoản lãi của Petrolimex cũng được ông Huệ cập nhật từ chính số liệu của hải quan.

“Tôi ra quyết định giảm giá và tôi chịu trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi không quan liêu mà sau mỗi quyết định là cả tập thể lãnh đạo”, ông Huệ nói.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng với kinh nghiệm 10 năm kiểm toán ông thuộc các số liệu lỗ lãi của doanh nghiệp như lòng bàn tay. Điều này có nghĩa, ông thừa hiểu các nhà nhập khẩu xăng dầu lỗ hay lãi và sức chịu đựng của họ đến đâu. “Không ai muốn tăng giá xăng cả vì tác động đến lạm phát ảnh hưởng tới 80 triệu dân. Việc giảm giá cũng vậy, không ai lại bỏ qua khi có cơ hội giảm”, ông Huệ chia sẻ.

Theo ông, sở dĩ giá xăng dầu chưa thể “thả” theo thị trường ngay được vì vẫn còn tồn tại độc quyền. Ba doanh nghiệp đang chiếm trên 90% thị phần trong đó có Petrolimex (trên 60%) và PV Oil. Nếu 3 doanh nghiệp này “đi đêm” với nhau thì doanh nghiệp khác chết, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.

“Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước”, ông Huệ tỏ thái độ.

Năm 2008, Nhà nước đã trích trên 4.600 tỷ đồng để bù lỗ cho doanh nghiệp. Theo bộ trưởng Huệ, sự hy sinh của Nhà nước chẳng ai đề cập tới, trong khi doanh nghiệp chỉ biết kêu lỗ mà không biết chia sẻ với người tiêu dùng.

Ông Huệ cảnh báo tới đây, Bộ Tài chính sẽ liên tục có “trát” yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo lỗ lãi, các hoạt động kinh doanh ở bất cứ thời điểm nào

Liên quan đến ý kiến của Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, ông Huệ cũng thẳng thắn: Bảo đảm nguồn cung, bình ổn, hoạt động kinh doanh… trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương. Việc vỡ hay không vỡ hệ thống không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất cũng đã vận hành 100% công suất là nguồn dự trữ cho thị trường nội địa.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ chốt lại: Từ nay đến cuối năm sẽ không có chuyện tăng giá và cũng không nên tăng giá bán lẻ xăng dầu mà sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn. Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước sẽ bù lỗ.

Hồng Anh (Theo Vnexpress)


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Nhà đầu tư “đổ” tiền mua đất nền để đón đầu cơ hội

0 nhận xét

Sau hơn một tháng chững lại theo tình hình chung của thị trường, gần đây phân khúc thị trường đất nền giá “mềm” thuộc các dự án ở các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh như Bình Dương, Long An, Đồng Nai đã có dấu hiệu bứt phá trở lại, lượng nhà đầu tư “đổ” tiền mua đất nhằm đón đầu cơ hội tăng lên đáng kể.

Phối cảnh dự án The IJC Commercial Town ở Mỹ Phước, Bình Dương.

Phối cảnh dự án The IJC Commercial Town ở Mỹ Phước, Bình Dương.

Sự kiện Công ty cổ phần An Cư Lạc Nghiệp cuối tuần qua mở bán sản phẩm dự án The IJC Commercial Town (Mỹ Phước, Bình Dương) đã gây sự bất ngờ đối với giới kinh doanh địa ốc, khi chỉ trong buổi sáng mở bán, hơn 85% sản phẩm đợt 1 (100 sản phẩm đất nền) đã được nhà đầu tư đặt cọc mua.

Ông Nguyễn Vĩnh Minh Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần An Cư Lạc Nghiệp cho rằng sở dĩ nhà đầu tư quan tâm và quyết định mua sản phẩm ngay trong buổi chào bán vì ngoài yếu tố dự án có vị trí tốt, mức giá chào bán khá “mềm”, từ 4-4,4 triệu đồng/m2, thì chủ đầu tư đã đưa ra nhiều chính sách khuyến mại hấp dẫn.

Theo chính sách khuyến mại, nếu khách hàng mua sản phẩm ngay trong buổi sáng sẽ được giảm giá 400.000 đồng/m2, được trao sổ đỏ ngay khi giao dịch thành công và giảm đến 20% cho những khách hàng thanh toán tiền đúng tiến độ.

Tại dự án City Garden (Khu đô thị Mỹ Phước 4, Bình Dương) do Công ty cổ phần địa ốc Kim Oanh và Công ty TDC (thuộc Tập đoàn Becamex) hợp tác đầu tư, sau một tuần mở bán, ông Lê Tiến Vũ, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Kim Oanh cho biết, đã có 90/160 sản phẩm đất nền đợt 1 của dự án được nhà đầu tư đặt mua.

“Với mức giá từ 1,7-2,7 triệu đồng/m2, so với chi phí đầu tư hạ tầng, tiền sử dụng đất… thì đây là mức giá khá mềm,” ông Vũ nói.

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Chứng khoán: Sóng “hồi” thuộc về nhà đầu tư lớn

0 nhận xét

“Những hành động gần đây của Chính phủ dường như đã tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư và tạo điều kiện tốt hơn để dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán.

Sau những phiên tăng mạnh vừa qua, nhà đầu tư bắt đầu trở lại tham gia thị trường nhiều hơn với hy vọng xu hướng tăng trưởng mới sẽ xuất hiện,” ông Marc Djandji Giám đốc Khối nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Bản Việt đưa ra nhận định về những động thái gần đây trên thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai phiên trở lại đây bất ngờ tăng mạnh cả về chỉ số lẫn thanh khoản. Phiên ngày 29/8 toàn thị trường 214 mã tăng trần trong số 453 mã chứng khoán tăng giá.

Ảnh minh họ

Ảnh minh họa

Nhờ lực cầu tăng mạnh vào cuối phiên VN-Index đã tăng được gần 9 điểm lên 413 điểm, HNX- Index mở cửa phiên đầu tuần tăng 2 điểm, vượt ngưỡng 70 điểm, đóng cửa tại mức 71 điểm.

Thanh khoản trên sàn HSX tăng trên 30% về khối lượng và giá trị, với hơn 40 triệu chứng khoán được giao dịch, đạt giá trị 615 tỷ đồng. Thanh khoản trên sàn HNX đạt mức cao nhất trong hai tháng qua, tăng mạnh khoảng 70% về khối lượng và giá trị với 53 triệu cổ phiếu được giao dịch, trị giá 581 tỷ đồng.

Riêng đến phiên ngày 30/9, thanh khoản trên hai sàn niêm yết đã đạt gần 1.500 tỷ đồng. Thị trường tiếp tục hưng phấn với 446 mã tăng trên cả hai sàn, trong đó có 120 mã tăng trần. Chỉ số VN-Index và HNX-Index tăng điểm ấn tượng và đóng cửa tại mức 419 điểm và 72 điểm. Điều đáng chú ý, cả hai chỉ số đã chạm ngưỡng mục tiêu của kỹ thuật mà các chuyên gia phân tích đưa ra là 420 điểm và 71,5 điểm, điều này báo hiệu xu hướng hiện tại của thị trường vẫn tích cực.

Theo các thành viên trên thị trường thì động thái mới đây của Ngân hàng Nhà nước khi công bố các thông tin cơ bản về nội dung cuộc họp với 12 ngân hàng thương mại lớn đã tác động lớn đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Đưa ra phân tích nhận định về xu hướng của thị trường tiền tệ trong thời gian tới, ông Marc Djandji dự đoán, chưa có gì chắc chắn về khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ cho phép các ngân hàng lớn có hệ số an toàn cao được phép tăng trưởng tín dụng lớn hơn 20%.  Song, với việc tạm thời không áp dụng tỷ lệ dư nợ trên huy động là 80%, tăng cường tái cấp vốn cho các ngân hàng nhỏ và cùng với những biện pháp hành chính trong việc bắt buộc các ngân hàng thương mại tuân thủ trần lãi suất huy động cho thấy Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu ưu tiên giảm lãi suất huy động lên hàng đầu.

“Vì vậy, lãi suất tiền đồng có thể sẽ giảm đáng kể hơn trong thời gian tới. Hiện tại, chúng tôi được biết 11 ngân hàng lớn đã đồng thuận giảm lãi suất huy động xuống mức 14% bắt đầu vào 7/9. Nhưng trong khi lạc quan về khả năng giảm lãi suất tiền đồng trong thời gian tới thì chúng tôi vẫn lo ngại về sự ổn định trên thị trường ngoại hối, mặc dù quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên 1% cho thấy Ngân hàng Nhà nước vẫn đặt mục tiêu ổn định tỷ giá như đã khẳng định trong thông điệp của Thống đốc trong thời gian qua,” theo ông Marc Djandji.

Ngoài ra, một thông tin khác về quy chế giao dịch ký quỹ, tỷ lệ ký quỹ ban đầu sẽ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định nhưng không thấp hơn 60%, tỷ lệ ký quỹ duy trì không thấp hơn 40%, việc quy định tỷ lệ ký quỹ thấp hơn dự thảo ban đầu có thể cũng là thông tin tích cực đối với thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, việc chính thức hóa hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán sẽ giúp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể kiểm soát tốt hơn hoạt động giao dịch ký quỹ vốn đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường.

Tuy nhiên với cái nhìn cụ thể trong xác định xu hướng dòng tiền trên thị trường, các chuyên gia lại tỏ ra khá nghi ngại và cho rằng, thanh khoản hiện đang tăng mạnh mẽ song nguồn gốc của nó vẫn là dòng tiền quẩn quanh trong thị trường từ trước đó.

Ông Lê Phương, Phó phòng Môi giới Công ty Chứng khoán SME, các thông tin trên thể hiện quan điểm của các cơ quan chức năng, song khó khăn của nền kinh tế nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng vẫn còn khá nan giải. Do đó, các nhà đầu cơ tranh thủ kết hợp những thông tin này với thông tin dò rỉ về báo cáo kết quả kinh doanh từ các công ty để đẩy xu hướng thị trường thành một con sóng hồi.

Trong lúc nhà đầu tư nhỏ lẻ tỏ ra tiếc nuối vì không mua được chứng khoán trong hai phiên vừa qua, thì các nhà đầu tư nước ngoài lại bán ròng.

“Quan sát diễn biến trong hai phiên vừa qua, thị trường vẫn có dấu hiệu bán mạnh ở vùng giá cao. Một thực tế cần phải chú ý, hiện các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư lớn bị mắc kẹt ở khu vực giá cao khá nhiều, sau khi nhiều mã chứng khoán tăng trên 30% trong thời điểm gần đây. Theo tôi, sóng hồi lần này cũng khó vượt được kỳ hạn thanh toán T+4, vì vậy xu hướng thị trường nghiêng về cơ hội chốt lời cho các nguồn hàng tích lũy từ trước,” ông Phương nói.

Dự báo về xu hướng biến động của thị trường sắp tới, ông Marc Djandji đưa ra nhận định thị trường sẽ điều chỉnh trong một vài phiên tới, sau đó HNX và VN-Index sẽ tăng đến mốc 76 điểm và 440 điểm trong hai tuần tiếp theo…

Linh Chi


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Du học sinh về quê hương huấn luyện kỹ năng khởi nghiệp cho giới trẻ Việt

0 nhận xét

Một nhóm du học sinh Việt Nam tại Mỹ và Singapore đang trở về quê hương thực hiện dự án “Thắp sáng 2011”, huấn luyện kỹ năng khởi nghiệp cho giới trẻ Việt. Dự án sẽ tuyển chọn 100 bạn trẻ tham gia.

Nhịp sống trẻ đã có buổi trò chuyện với bạn Nguyễn Thái Đông Hương (19 tuổi, đồng trưởng ban tổ chức chương trình, hiện là sinh viên Đại học Stanford, Hoa Kỳ) về dự án trên.

nguyen thanh phuong

Nguyễn Thái Đông Hương (bìa trái) cùng các bạn trong ban điều hành VYE - Ảnh do nhân vật cung cấp

* Chào Đông Hương, cụ thể dự án “Thắp sáng 2011” là gì?

- “Thắp sáng 2011” là một dự án chuyên về huấn luyện kỹ năng khởi nghiệp của Mạng lưới khởi nghiệp trẻ Việt Nam VYE (Viet Youth Entrepreneurs) trong hè năm 2011. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 24-8 tại TP.HCM.

Chúng mình nhận thấy nhu cầu khởi nghiệp ở các bạn trẻ Việt hiện nay rất lớn. Tuy nhiên các bạn lại thiếu những cơ hội tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm từ những cá nhân tài năng, hoặc ít có cơ hội tiếp cận những trung tâm khởi nghiệp có tầm cỡ thế giới nên số người khởi nghiệp thành công chưa cao. Vì thế “Thắp sáng 2011” muốn là cầu nối giữa sinh viên Việt với các chuyên gia, những người khởi nghiệp thành công với mục đích xây dựng môi trường khởi nghiệp năng động và “chắc ăn” cho giới trẻ tại VN.

Cùng với mong muốn đó, hiện chúng mình cũng đang nỗ lực kết nối các trung tâm khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon (Mỹ), Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản về Việt Nam.

* Từ đâu các bạn có ý tưởng này?

* “Thắp sáng 2011” sẽ đem đến điều gì cho những người tham dự?

- Những bạn được chọn vào chương trình sẽ có cơ hội tiếp cận giáo trình về khởi nghiệp nổi tiếng của ĐH Stanford có tên Gear up (tạm dịch: Sẵn sàng). Ngoài ra họ còn có cơ hội tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà khởi nghiệp thành công, những quỹ đầu tư lớn. Cuối chương trình, những người “qua ải” sẽ được cấp chứng nhận tham gia khóa học từ ĐH Stanford.

Ngoài ra, VYE đang trong quá trình liên lạc với đối tác của VYE là BASES (Hiệp hội kinh doanh của sinh viên khởi nghiệp tại ĐH Stanford) và Start-Up@Singapore để giành các suất đặc cách tham dự vòng bán kết cuộc thi khởi nghiệp do hai đơn vị này tổ chức khoảng tháng 4-2012 cho các bạn trẻ nổi trội trong quá trình tham dự “Thắp sáng 2011”.

- Khi học tại Stanford, mình thấy choáng ngợp với nguồn tri thức, cơ hội học tập mà trường cung cấp. Mình nghĩ tới việc chia sẻ những cơ hội này với giới trẻ trong nước. Khi đem ý tưởng này bàn với một số du học sinh Việt đang theo học, làm việc tại Mỹ, các bạn ấy nhất trí ủng hộ ngay. Vì vậy chúng mình quyết định thành lập tổ chức VYE cũng như thúc đẩy nhanh dự án trên để kịp thực hiện ở Việt Nam hè 2011 này.

* Tiêu chí tuyển chọn các bạn trẻ tham gia “Thắp sáng 2011” là gì?

- Có 100 bạn trẻ được chọn để tham gia chương trình. Chúng tôi thống nhất quan điểm: chất lượng của chương trình là quan trọng nhất. Do đó, tiêu chí tuyển chọn căn bản và cao nhất là sự đam mê khởi nghiệp trong chính mỗi bạn trẻ. Tuy có phiên dịch viên trong suốt chương trình, nhưng các bạn trẻ muốn tham gia chương trình cũng cần vốn tiếng Anh nhất định.

Về cách thức tuyển chọn, chúng tôi áp dụng những phương pháp tuyển chọn tiên tiến đang được áp dụng tại các trung tâm khởi nghiệp lớn về công nghệ cao như Thung lũng Silicon và Singapore. Chúng tôi cũng sẽ tham khảo tư vấn của giáo sư Tom Kosnik từ ĐH Stanford (giảng viên chính của chương trình). Thông tin chi tiết về việc đăng ký xét tuyển có thể tìm thấy ở trang thông tin chính thức của chương trình: www.vye.vn.

* Điểm khác biệt của “Thắp sáng 2011” so với những chương trình hướng dẫn khởi nghiệp khác là gì, theo bạn?

- Điểm đặc biệt của chương trình là tính tương tác quốc tế cao. Những bạn tham gia sẽ được học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia chuyên về khởi nghiệp tại Mỹ, Singapore… Chương trình cũng mời chính chuyên gia về khởi nghiệp đang hoạt động ở thị trường Việt Nam đến để giao lưu. Sự kết hợp hiểu biết về thị trường quốc tế và thị trường Việt Nam sẽ là kiến thức vững chắc để các bạn tự tin bắt đầu xây dựng doanh nghiệp cho riêng mình.

Ngoài ra, “Thắp sáng 2011” sẽ không có giới hạn, rào cản về chuyên ngành. Chúng tôi sẽ cố gắng tuyển cân bằng giữa đối tượng sinh viên khối ngành kinh tế và khối khoa học, kỹ thuật để tạo cơ hội cho tất cả mọi người.

CÔNG NHẬT thực hiện


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Hơn 38.000 tỷ đồng cho vay bất động sản tại Hà Nội

0 nhận xét

Trong 6 tháng đầu năm, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng 555.283 tỷ đồng. Báo cáo của UBND thành phố Hà Nội trình Hội đồng Nhân dân thành phố sáng 13/7 cho thấy, với tổng dư nợ nêu trên đã tăng 0,94% so với tháng 5/2011 và 8,89% so với tháng 12/2010 (cả nước tăng 6,2%) và 27,7% so với cùng kỳ năm 2010.

Hà Nội

Hơn 38.000 tỷ đồng cho vay bất động sản tại Hà Nội

Trong đó, dư nợ tín dụng VND tăng 5,2% và dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng 17,25%. Dư nợ ngắn hạn tăng 6,47%, trung và dài hạn tăng 17,25% so với tháng 12/2010. Sử dụng vốn huy động để cho vay trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt 68,1%, trong đó cho vay VND và ngoại tệ lần lượt ở mức 66,4% và 71,8%.

Cũng theo báo cáo của UBND thành phố, trong 6 tháng đầu năm, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cho vay lĩnh vực phi sản xuất giảm, tập trung vốn tín dụng ưu tiên cho sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trên địa bàn là 99.950 tỷ đồng, chiếm 18,68% tổng dư nợ tín dụng (chỉ tiêu đến hết tháng 6 là dưới 22%). Trong đó, cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán là 4.990 tỷ đồng, chiếm 0,90% tổng dư nợ.

Cho vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản là 38.320 tỷ đồng, chiếm 6,9% tổng dư nợ. Cho vay tiêu dùng đạt 56.640 tỷ đồng, chiếm 10,2% tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn đạt 28.847 tỷ đồng, chiếm 5,2% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay tại xã thí điểm nông nghiệp nông thôn mới đạt 15 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay hộ sản xuất kinh doanh, cho vay xây dựng nhà ở và cho hộ nghèo vay.

Đối với các đối tượng chính sách xã hội, dư nợ cho vay đạt 3.381 tỷ đồng, chiếm 0,62% tổng dư nợ.

Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 2,01%.

Đánh giá của UBND thành phố cho rằng, nói chung, tình hình tài chính, ngân hàng mặc dù có nhiều biến động, căng thẳng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.

Về điều hành lãi suất huy động và cho vay, báo cáo của UBND thành phố khẳng định, hiện tại các ngân hàng trên địa bàn niêm yết lãi suất huy động VND bao gồm cả chi phí khuyến mãi dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm; mặt bằng lãi suất giữa khối ngân hàng thương mại nhà nước và khối ngân hàng thương mại cổ phần không có sự chênh lệch lớn.


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Hiệp định FTA Việt Nam-EU đem lại lợi ích cho cả hai bên

0 nhận xét

Sáng 8/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (EuroCham) tổ chức Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư” nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp/hiệp hội các thông tin cập nhật, chia sẻ các kinh nghiệm về FTA, những tác động và hiệu quả mà FTA sẽ mang lại.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

Phát biểu tại hội thảo, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch EuroCham cho biết, với giá trị xuất khẩu sang EU chiếm 16% GDP của cả nước (tương đương với 14.9 tỷ USD), EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Có thể khẳng định rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ mang lại lợi ích song phương cho cả Việt Nam và EU.

Nói về lợi ích tiềm năng từ FTA, ông Juan-Jose Almagro Herrador, Cố vấn kinh tế và chính trị, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, sẽ hạ thấp thuế quan của EU, đặc biệt là những lĩnh vực chủ chốt như dệt may, thủy sản, da giày; hạ thấp thuế quan của Việt Nam, theo đó Việt Nam nhập khẩu từ EU với giá rẻ hơn; nhập khẩu các dịch vụ chất lượng cao của EU dường như có thể giúp nền kinh tế địa phương tăng khả năng cạnh tranh trong dài hạn.

Ông nhấn mạnh, tham gia vào FTA sẽ còn tăng đầu tư của EU vào Việt Nam, tăng sự đa dạng hóa trong đối tác thương mại tại Việt Nam và Việt Nam sẽ đạt được vị thế tốt hơn trên thị trường EU.

Tiến sỹ Đinh thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.

FTA Việt Nam-EU dự báo sẽ là một cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại, tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ là chuyển dịch ngành phân phối-bán lẻ từ quy mô, khái niệm, cấu trúc, hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống sang một ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu dùng.

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by