Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đức Phương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Đức Phương. Hiển thị tất cả bài đăng

Hợp tác chiến lược với đối tác ngoại: Cần có một nhà tư vấn tốt

0 nhận xét

Trào lưu đối tác Nhật Bản M&A với các công ty Việt Nam là một điểm sáng nổi bật tại TTCK Việt Nam những tháng đầu năm 2012.

Xung quanh chủ đề này, ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Phương, Giám đốc Tư vấn tài chính CTCK Bản Việt.

Ông Nguyễn Đức Phương
Ông Nguyễn Đức Phương

Thưa ông, tại sao trào lưu đối tác Nhật Bản mua cổ phần của các công ty Việt Nam lại trở nên nhộn nhịp trong thời gian gần đây?

Xét về lý do nội tại, hiện nay, lãi suất tiền gửi tại Nhật Bản ở mức rất thấp, chỉ 1 - 2%/năm, vì vậy, dòng tiền nhàn rỗi có động lực hợp lý để tìm kiếm các cơ hội đầu tư bên ngoài. Trong khu vực lân cận Nhật Bản, Việt Nam trở thành một địa chỉ ưa thích, vì bên cạnh khoảng cách địa lý gần gũi, văn hóa mang nét Á Đông tương đồng, thì ở Việt Nam, các NĐT Nhật được đối xử thân thiện, đặc biệt là sự đi xuống của thị trường thấp hơn mặt bằng chung của khu vực.

Sự hấp dẫn này đã manh nha bấy lâu nay, nhưng sang năm 2012 mới hình thành trào lưu, khi tỷ giá được dự báo sẽ ổn định. Các khoản đầu tư tại Việt Nam cho tỷ suất lợi nhuận trên 10%, trừ đi biến động tỷ giá dự phóng năm 2012 biến động không quá 3%, hứa hẹn tỷ suất sinh lời thực tế với các NĐT Nhật Bản từ 7 - 8%. Đây là con số thực sự hấp dẫn với họ, hình thành nên một làn sóng NĐT Nhật Bản mua cổ phần tại Việt Nam như đã thấy.



Xin ông cho biết, lĩnh vực nào đang được nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm?

Làm việc với nhiều đối tác, chúng tôi nhận thấy họ thực sự hứng thú với lĩnh vực hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, y tế và bán lẻ. Mới đây, Bản Việt đã tư vấn cho Quỹ đầu tư Công nghiệp DI châu Á (DIAIF) mua 10 triệu cổ phần của CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC). Thị trường cũng chứng khiến nhiều thương vụ tương tự khi NĐT Nhật Bản mua cổ phần lô lớn diễn ra trong ngành thực phẩm. Mảng tài chính cũng nhận được sự quan tâm sau cuộc hợp tác đình đám Vietcombank - Mizuho. Giữa quý II/2012, chúng tôi sẽ có cuộc roadshow tại Nhật Bản, tìm cơ hội hợp tác và đối tác chiến lược cho một số ngân hàng Việt Nam.



Trên vai trò là nhà tư vấn, ông có thể chia sẻ gì với các công ty trong nước về trào lưu hợp tác hiện nay?

Thực tế, khi có ý định “se duyên” với đối tác đến từ Đông Á, cần phải hiểu họ có nhiều điểm khá khác biệt với các NĐT đến từ các quốc gia khác. Chẳng hạn, khi đầu tư vào một doanh nghiệp nội địa, đối tác Nhật Bản có khả năng giới thiệu thêm nhà cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu hay khách hàng cho doanh nghiệp. Đơn cử, trước khi DIAIF bày tỏ ý định muốn song hành với JVC thì đã có 5 - 6 NĐT khác muốn hợp tác. Tuy nhiên, cuối cùng JVC chọn DIAIF, vì đối tác và cả Bản Việt - đơn vị tư vấn và doanh nghiệp, đều chung một góc nhìn: DIAIF có khả năng hỗ trợ JVC trong quản lý, phát triển chiến lược kinh doanh, cũng như mở rộng quan hệ với các đối tác ở Việt Nam và Nhật Bản khác…, với định hướng giúp đối tác trở thành nhà cung cấp giải pháp y tế hàng đầu ở Việt Nam. Cả hai không đặt nặng lợi nhuận ngắn hạn, mà chỉ chú trọng tới khả năng phát triển dài hạn khi hợp tác.

Một điều khác tôi muốn chia sẻ là người Nhật đặt ra các chuẩn mực minh bạch của đối tác tương lai tương đối cao. Chẳng hạn, thương vụ JVC - DIAIF khởi đầu từ tháng 9 năm ngoái và hoàn tất vào tháng 3 năm nay. Trong thời gian đó, chuyên viên của DIAIF làm việc liên tục, luôn có mặt tại JVC để “hiểu” đối tác. Có thể nói, trong việc xem xét, mổ xẻ từng con số trên báo cáo tài chính của đối tác Việt Nam hay từng khoản mục chi phí, trách nhiệm của đơn vị tư vấn như Bản Việt khá nặng nề. Chúng tôi không chỉ giúp đối tác nội địa chuẩn bị sẵn sàng tài liệu liên quan theo yêu cầu của đối tác, mà còn theo theo sát quá trình làm việc để đưa hai phía xích lại gần nhau hơn mỗi khi xuất hiện các góc nhìn khác biệt.



Với sự quan tâm của NĐT Nhật Bản dành cho các công ty Việt Nam, ông có lời khuyên nào cho các đối tác nội địa đang muốn tìm sự hợp tác?

Theo quan sát của chúng tôi, phần lớn cuộc mua bán cổ phần của đối tác Nhật Bản với công ty Việt Nam gần đây đều diễn ra với các đối tác cùng một lĩnh vực hoạt động. Bởi vậy, đối tác có sự hiểu biết khá sâu sắc về ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, thương thảo, phát sinh rất nhiều vấn đề, chủ yếu do sự khác biệt về luật pháp, chuẩn mực kế toán và hệ thống quản trị doanh nghiệp. Nhiệm vụ của đơn vị tư vấn là giải thích các sự khác biệt này với bên mua.

Còn phía đối tác nội địa, họ gặp nhiều khó khăn không kém phía đối tác Nhật Bản, do thiếu thông tin để đánh giá đối tác nước ngoài: Triết lý mô hình kinh doanh của đối tác ra sao? Mục tiêu mua cổ phần để làm gì? Họ có tham gia điều hành doanh nghiệp không và nếu có, liệu có khiến công ty nội địa đi chệch chiến lược đã hoạch định từ trước?

Không chỉ vậy, khẩu vị của các nhóm NĐT cũng rất khác nhau. Có NĐT ưa thích công ty tăng trưởng nhanh, có NĐT ưa thích công ty có nền tảng vững vàng.

Tất cả những điều đó tạo nên khó khăn cho hai phía khi tiếp xúc và chỉ có đơn vị tư vấn có kinh nghiệm mới có thể giải quyết, giúp đối tác nội địa thể hiện được hình ảnh của mình tốt nhất. Điều này không chỉ thiết lập thành công mối quan hệ lâu dài, mà còn mang về thặng dư cho các cổ đông.
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by