Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Khoảng cách thương mại Mỹ mở rộng do giá dầu tăng cao

0 nhận xét

Thâm hụt thương mại Mỹtrong tháng 5 đã nhảy lên mức cao nhất kểtừtháng 10/2008 do giá xăng dầu cao hơn đã thúc đẩy hoạt động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu sụt giảm so với một mức cao kỷlục.

Theo Bộ thương mại Mỹ, khoảng cách thương mại đã mở rộng thêm 15% lên tới 50,2 tỷ USD, cao hơn nhiều so với dự đoán của các nhà kinh tế với 44,1 tỷ USD do hãng tin Bloomberg khảo sát được.

giadau

Giá dầu tăng cao là nguyên nhân mở rộng khoảng cách thương mại của Mỹ

Nhập khẩu đã tăng 2,6% lên 225,1 tỷ USD, mức cao nhất kể khi đạt tới con số kỷ lục 231,6 tỷ USD trong tháng 7/2008. Theo ông Jonathan Basile, giám đốc kinh tế tại Credit Suisse, 2/3 mức tăng đó là do giá xăng dầu leo thang. Cụ thể, nhập khẩu xăng dầu đã thêm 10,3% và đạt tới mức 39,8 tỷ USD trong tháng 5 khi giá dầu đạt tới mức giá 108 USD/thùng khiến thâm hụt thương mại xăng dầu lên tới mức 30,4 tỷ USD. Bên cạnh đó, Mỹ cũng nhập khẩu nhiều hơn các thiết bị và vật liệu công nghiệp, tư bản phẩm, thực phẩm và đồ uống. Trong khi đó, nhu cầu xe ô tô ngoại cũng đã tăng trở lại sau khi giảm mạnh do thảm họa động đất tại Nhật Bản.

Xuất khẩu tại Mỹ đã giảm 0,5% xuống còn 174,9 tỷ USD so với mức kỷ lục trong tháng 4. Tuy nhiên, số liệu này đã không đủ để bù lại mức tăng mạnh của nhập khẩu. Nhu cầu nước ngoài đối với các thiết bị  và vật liệu công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng và thực phẩm, đồ ăn và đồ uống do Mỹ sản xuất đã giảm trong khi xuất khẩu tư bản phẩm lại tăng tới 1,2 tỷ USD, mức cao kỷ lục. “Xu hướng trong tăng trưởng xuất khẩu vẫn nhanh hơn xu hướng tăng nhập khẩu nhưng trong từng tháng riêng lẻ, mọi thứđều có thểxảy ra” - ông Ian Shepherdson, nhà kinh tế trưởng tại High Frequency Economics cảnh báo.

Khoảng cách thương mại với Trung Quốc đã thêm gần 16% lên tới 25 tỷ USD do nhập khẩu của Mỹ vượt xa xuất khẩu. Tuy nhiên, những số liệu từ Bắc Kinh mới đây lại chỉ ra rằng tăng trưởng nhập khẩu của quốc gia này đã giảm mạnh trong tháng 6, khiến gia tăng những lo ngại về nhu cầu sụt giảm từ nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Á này.
Bùi Huyền

(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

STB được chào bán hơn 156 triệu cổ phiếu ra công chúng

0 nhận xét

STB

STB

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã cấp giây chứng nhận cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (mã STB-HSX) được chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Theo đó, STB được chào bán 156.046.911 cổ phiếu, tương ứng với 1.560.469.110.000 đồng theo mệnh giá. Trong đó có 137.688.451 cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu và 18.358.460 cổ phiếu chào bán cho cán bộ cốt cán.

Thời gian phân phối trong vòng 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký chào bán có hiệu lực. Tổ chức tư vấn phát hành là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.

STB có vốn điều lệ hơn 9.179 tỷ đồng, trụ sở chính đặt 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, Tp.HCM.


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

VNPT được đề cử giải thưởng “Broadband Infovision Awards” 2011

0 nhận xét

Ban Tổ chức Giải thưởng Băng rộng thế giới (Broadband Infovision Awards) vừa công bố danh sách 44 lượt thương hiệu lọt vào vòng chung kết tranh 10 hạng mục giải thưởng của Broadband Infovision Awards 2011. Trong đó, VNPT là một trong 3 ứng cử viên của hạng mục giải thưởng Băng rộng làm thay đổi cuộc sống (Broadband Changes Our Lives).

VNPT

VNPT tranh giải tại hạng mục Băng rộng làm thay đổi cuộc sống với giải pháp phổ cập, đưa Internet băng rộng về vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn

Năm nay, Broadband Infovision Award là tâm điểm của Diễn đàn Băng rộng quốc tế (Broadband World Forum) lần thứ 11 sẽ được tổ chức từ ngày 27-29/9/2011 tại Paris, Pháp, với sự tham gia của 300 diễn giả từ hơn 150 doanh nghiệp viễn thông hàng đầu và thu hút hơn 10.000 người quan tâm từ hơn 100 nước trên thế giới. Diễn đàn băng rộng thế giới là một trong những sự kiện uy tín nhất của ngành VT-CNTT, nơi hội tụ các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trên thế giới để cùng chia sẻ và định hướng các dịch vụ băng rộng trong tương lai, thảo luận về các ứng dụng, giải pháp và dịch vụ.

Có 44 lượt thương hiệu lọt vào vòng chung kết tranh giải của Broadband Infovision Award 2011 ở 10 hạng mục giải thưởng trên các lĩnh vực: Dịch vụ tốt nhất; Công nghệ và dịch vụ truy cập mạng băng rộng cố định; Công nghệ và dịch vụ truy cập mạng băng rộng không dây; Quản lý và vận hành mạng lưới và dịch vụ băng rộng; Nội dung, giải trí, ứng dụng và dịch vụ băng rộng; Thiết bị, mạng lưới & dịch vụ băng rộng tại hộ gia đình; Công nghệ Silicon & vật liệu hợp thành; Đổi mới và tiến bộ mạng lõi và mạng đô thị; Sáng kiến băng rộng của năm; Băng rộng làm thay đổi cuộc sống.

VNPT tham gia tranh giải tại hạng mục Băng rộng làm thay đổi cuộc sống với giải pháp phổ cập, đưa Internet băng rộng về vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn thông qua các điểm BĐ-VH xã. Trong tổng số hơn 8.000 điểm BĐ-VH xã trên cả nước, VNPT đã đầu tư lắp đặt máy tính nối mạng Internet tốc độ cao cho 2.353 điểm, tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn được truy cập Internet để tiếp cận với thông tin, tri thức kinh tế, khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Thời gian qua, VNPT còn tích cực hợp tác với ngành Giáo dục, Y tế, Hội Nông dân và gần đây nhất là hợp tác với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm đưa Internet về 62 huyện nghèo nhất nước. Bên cạnh đó, VNPT còn triển khai các hoạt động cộng đồng góp phần phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, tiêu biểu như các chương trình “Một triệu giờ đồng hành”, “Tuổi trẻ VNPT nối mạng tri thức”… nhằm phổ cập tin học đơn giản, hướng dẫn cho người dân cách truy cập Internet để tìm kiếm thông tin.

Với nhiều nỗ lực, những năm qua hạ tầng và dịch vụ băng rộng của VNPT (chiếm 75% thị phần) đã và đang thực sự làm thay đổi cuộc sống, thói quen của người dân từ thành thị đến nông thôn Việt Nam trong tiếp cận Internet và nền kinh tế trí thức, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền KT-XH Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực viễn thông nói riêng.

Sự kiện VNPT lọt vào vòng chung kết Giải thưởng băng rộng quốc tế năm 2011 và là một trong ba nhà khai thác viễn thông xuất sắc nhất thế giới được đề cử hạng mục Giải thưởng Băng rộng làm thay đổi cuộc sống thêm một lần nữa khẳng định năng lực, uy tín của VNPT trong việc xây dựng hạ tầng mạng viễn thông hiện đại và rộng khắp nhằm phổ cập dịch vụ VT-CNTT đến mọi miền đất nước, góp phần rút ngắn “khoảng cách số” và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

X.Lương


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Giao dịch chứng khoán có thêm phần khởi sắc

0 nhận xét

Lần đầu tiên trong 10 phiên qua, giao dịch 2 sàn gần 900 tỷ đồng, tương đương với 56,5 triệu chứng khoán chuyển nhượng.

Giao dịch sàn Hà Nội uể oải trong phần lớn phiên. Tới 10h40, thanh khoản vẫn chưa bằng mức thấp kỷ lục ở hôm qua. Song, những phút cuối chứng kiến sự tăng mua của nhà đầu tư, đẩy lượng chuyển nhượng thành công lên tổng cộng 24,33 triệu chứng khoán, ứng với 251,56 tỷ đồng.

Giao dịch chứng khoán khởi sắc

Ảnh minh họa

BVS, KLS, PVX, VND là những mã thanh khoản cao ở HNX.10h30, giao dịch những mã này mới đạt 0,5-1,7 triệu cổ phiếu thì khoảng thời gian ít ỏi còn lại đã kịp nâng lên 0,87-2,7 triệu. Các cổ phiếu này cũng nhanh chóng chuyển từ trạng thái đỏ sang xanh, ấn định mức tăng nhẹ 0,2-0,4 điểm vào lúc đóng cửa.

Diễn biến sôi động hơn ở cuối ngày đã hạn chế lượng cổ phiếu giảm và chỉ còn khoảng 110 mã dưới mức tham chiếu, chứ không phải trên 140 mã như thời gian giao dịch đầu. Động thái tăng mua còn giúp HNX-Index lội ngược dòng cuối phiên, tăng nhẹ 0,34 điểm vào chung cuộc, đóng cửa tại 72,28 điểm.

Trong khi đó, thanh khoản ở HOSE tiến triển rõ rệt và là mức cao nhất kể từ ngày 28/6 tới nay, với 32,18 triệu chứng khoán sang tay, tương ứng 644 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giao dịch thỏa thuận đã chiếm tới 14,1 triệu, 333,97 tỷ đồng. Cổ phiếu ngân hàng EIB thỏa thuận thành công tới 3 triệu (mức giá 14.000 đồng), thủy sản Bến Tre (ABT) đạt 2,25 triệu (thấp hơn giá khớp lệnh trên sàn 2.300 đồng). VIC chỉ giao dịch 500.000, nhưng với mức giá 130.000 đồng, trị giá thỏa thuận của mã này đã chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị giao dịch thỏa thuận tại HOSE.

3 mã có thanh khoản vượt một triệu ở HOSE là REE, SSI, STB. Song, không có mã nào tích lũy điểm, SSI cùng STB đứng giá, còn REE giảm 0,1 điểm. Các cổ phiếu vốn hóa lớn khác, ngoại trừ FPT, PVD lên nhẹ 0,2-0,7 điểm, còn phần lớn đều đứng giá và mất điểm.

Biên độ dao động của Vn-Index nới rộng hơn những ngày trước. Chỉ số sàn TP HCM bị trừ tới 7,84 điểm, lùi xuống 417,25 điểm.

Thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết kết thúc buổi sáng tại 32,43 điểm, vơi 0,03 điểm, ghi nhận 158.230 cổ phiếu chuyển nhượng, ứng với 1,16 tỷ đồng.

 

Bạch Hường


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Giao dịch chứng khoán tiếp tục xuống dốc

0 nhận xét

Khối lượng giao dịch cổ phiếu trên 2 sàn giảm tuần thứ 4 liên tiếp cho thấy sự chán nản của giới đầu tư vào thị trường chứng khoán. Trong khi đó, các chỉ số dù tăng nhẹ nhưng cũng không cho thấy tín hiệu lạc quan.

Khác với tuần trước, sau 5 phiên giao dịch 4-8/7, Vn-Index tăng 5,03 điểm và chốt tuần trên mốc 430 điểm. Tuy vậy, nhìn chung thị trường vẫn chủ yếu đi ngang với thanh khoản thấp. Lực đẩy tác động chủ yếu lên chỉ số đến từ một vài blue-chip. Tương tự HOSE, sàn Hà Nội cũng tăng điểm trở lại trong tuần qua. Tuy nhiên, mức tích lũy rất thấp, chỉ 0,08 điểm. HNX-Index chốt tuần ở 72,84 điểm.

Giao dịch chứng khoán tiếp tục giảm trong tuần thứ 4 liên tiếp. Ảnh minh họa

Giao dịch chứng khoán tiếp tục giảm trong tuần thứ 4 liên tiếp. Ảnh minh họa

Thanh khoản tiếp tục là bài toán khó với thị trường khi khối lượng giao dịch trên các sàn giảm tuần thứ 4 liên tiếp. Trên sàn TP HCM, trung bình có chưa đầy 23 triệu chứng khoán (tương đương 424 tỷ đồng) được chuyển nhượng mỗi phiên, giảm gần 5% so với tuần trước. Chi tiết đáng chú ý trên sàn là giao dịch thỏa thuận ở mã STB khi có đến hơn 13 triệu cổ phiếu (gần gấp đôi lượng giao dịch khớp lệnh) được sang tay dưới hình thức này sau những động thái giao dịch “khủng” của cổ đông nội bộ.

Trên sàn Hà Nội, khối lượng giao dịch trung bình phiên đạt 21,4 triệu chứng khoán, tương đương 242 tỷ đồng mỗi phiên. Lượng giao dịch này giảm gần 7 triệu cổ phiếu so với tuần trước.

Sau những phiên mua ròng rất mạnh từ tuần trước (chủ yếu là mua VNM sau khi mã này được nới room), khối ngoại đã chuyển hướng sang bán ròng trong tuần này tại HOSE. Việc bán ròng được thực hiện trọn trong cả 5 phiên với giá trị lên tới gần 60 tỷ đồng. Các mã bị bán mạnh nhất là PVT, STB, KBC, SSI… Tuy vậy khối này vẫn mua vào khá nhiều cổ phiếu REE, VFC, DPR, HPG, ITC…

Ngược lại, khối ngoại lại quay lại mua ròng trên sàn Hà Nội trong tuần qua. Tổng chênh lệch giữa mua vào và bán ra trên sàn này đạt khoảng 9 tỷ đồng sau 5 phiên. Trong tuần, VNF, WSS, PVO, DLR và BVS được nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt chú ý và tiến hành mua vào. Trong khi đó, khối này chủ yếu bán ra NTP, HDO, VND và VCG…

Hiện một số doanh nghiệp niêm yết đã bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quý II. Theo các công ty chứng khoán, đây sẽ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới thị trường tuần tới.

Nhật Minh


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Hiệp định FTA Việt Nam-EU đem lại lợi ích cho cả hai bên

0 nhận xét

Sáng 8/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (EuroCham) tổ chức Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư” nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp/hiệp hội các thông tin cập nhật, chia sẻ các kinh nghiệm về FTA, những tác động và hiệu quả mà FTA sẽ mang lại.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

Phát biểu tại hội thảo, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch EuroCham cho biết, với giá trị xuất khẩu sang EU chiếm 16% GDP của cả nước (tương đương với 14.9 tỷ USD), EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Có thể khẳng định rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ mang lại lợi ích song phương cho cả Việt Nam và EU.

Nói về lợi ích tiềm năng từ FTA, ông Juan-Jose Almagro Herrador, Cố vấn kinh tế và chính trị, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, sẽ hạ thấp thuế quan của EU, đặc biệt là những lĩnh vực chủ chốt như dệt may, thủy sản, da giày; hạ thấp thuế quan của Việt Nam, theo đó Việt Nam nhập khẩu từ EU với giá rẻ hơn; nhập khẩu các dịch vụ chất lượng cao của EU dường như có thể giúp nền kinh tế địa phương tăng khả năng cạnh tranh trong dài hạn.

Ông nhấn mạnh, tham gia vào FTA sẽ còn tăng đầu tư của EU vào Việt Nam, tăng sự đa dạng hóa trong đối tác thương mại tại Việt Nam và Việt Nam sẽ đạt được vị thế tốt hơn trên thị trường EU.

Tiến sỹ Đinh thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.

FTA Việt Nam-EU dự báo sẽ là một cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại, tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ là chuyển dịch ngành phân phối-bán lẻ từ quy mô, khái niệm, cấu trúc, hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống sang một ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu dùng.

PV


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Tổng thống Myanmar Thein Sein

0 nhận xét

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Tổng thống Myanmar Thein Sein. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước và nhận lời mời của Phó Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar, Thiha Thura Tin Aung Myint Oo, đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải dẫn đầu đã thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 9-12/6.

Ngày 9/6, tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã hội kiến Tổng thống Myanmar, Thein Sein.

Tại buổi hội kiến, Tổng thống Thein Sein chào mừng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm nước này đồng thời đánh giá cao những thành tựu mà nhà nước và nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới.

Tổng thống Myanmar bày tỏ hài lòng về những bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, khẳng định chuyến thăm Myanmar lần này của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Tổng thống Thein Sein nhấn mạnh hai bên cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trong 12 lĩnh vực ưu tiên mà lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận tháng 4/2010.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trân trọng chuyển đến Tổng thống Myanmar thư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Phó Thủ tướng chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Myanmar về lòng mến khách và sự tiếp đón trọng thị dành cho đoàn.

Phó Thủ tướng chúc mừng những thành tựu quan trọng về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội mà Myanmar đã giành được trong thời gian vừa qua và bày tỏ tin tưởng sau thành công của cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2010, Chính phủ mới ở Myanmar sẽ lãnh đạo nhân dân Myanmar xây dựng đất nước phát triển ổn định, phồn vinh và góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Myanmar; đồng thời bày tỏ tin tưởng thành công của chuyến thăm sẽ tạo ra một bước chuyển mới về chất trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Thiha Thura Tin Aung Myint Oo đã tiến hành hội đàm.

Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị-kinh tế của mỗi nước; trao đổi về tình hình quan hệ hai nước trong thời gian gần đây và thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới.

Hai bên cùng chia sẻ nhận định quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Myanmar trong thời gian gần đây đã có nhiều khởi sắc, nhưng vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng-tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất và cung cấp thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ôtô, xây dựng và hợp tác thương mại-đầu tư.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Chính phủ Myanmar tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác và tăng cường đầu tư vào Myanmar.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Myanmar Thiha Thura Tin Aung Myint Oo nhất trí sẽ giao cho các bộ, ngành, địa phương của hai nước trao đổi về các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên.

Hai bên cũng đã trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng như hợp tác 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar (CLMV), Hợp tác kinh tế 3 dòng sông (ACMECS), Hợp tác tiểu vùng Mekong (GMS), Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), Hành lang kinh tế phía Nam (SEC)… và tại các diễn đàn quốc tế khác.

Sau hội đàm, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Thiha Thura Tin Aung Myint Oo đã chứng kiến lễ ký các Bản Ghi nhớ Hợp tác chăn nuôi giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Thủy sản và Chăn nuôi Mianma và Hợp tác phát triển giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính và Ngân khố Myanmar.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar U Myint Hlaing và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch quốc gia và Phát triển Kinh tế của Myanmar Tin Naing Thein. Lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam cũng đã có các cuộc gặp làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành tương ứng của Myanmar để trao đổi các biện pháp hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Về hợp tác kinh tế, hai bên đạt được nhất trí về việc sớm triển khai các dự án cụ thể và đẩy nhanh việc thực hiện các thỏa thuận đã có. Về chính trị, đối ngoại, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giao lưu nhân dân. Về hợp tác khu vực, Việt Nam ủng hộ nguyện vọng của Myanmar làm Chủ tịch của ASEAN năm 2014, Myanmar khẳng định lập trường liên quan đến vấn đề Biển Đông đã nêu trong ASEAN, tôn trọng thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, phấn đấu tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tại Nây Pi Đô, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cùng Phó Tổng thống Mianma Thiha Thura Tin Oong Min U dự khai mạc và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Hợp tác Kinh doanh Việt Nam – Mianma do Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam và Bộ Kế hoạch quốc gia và Phát triển kinh tế Mianma đồng chủ trì.

Ngoài thủ đô Nay Pyi Taw, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thăm và làm việc tại Yangon. Tại đây, Phó Thủ tướng đã tiếp Thủ hiến Yangon, dự và phát biểu tại Hội nghị giao lưu doanh nghiệp Myanmar-Việt Nam do Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) và Phòng Thương mại-Công nghiệp Myanmar tổ chức, thăm một số cơ sở văn hóa của Myanmar, thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, Văn phòng đại diện Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, khai trương Khu trưng bày sản phẩm của Tập đoàn Viglacera tại Yangon./.

(TTXVN/Vietnam+)

 


(Theo www.nguyenthanhphuongvn.net)
Xem thêm →

Doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng cùng làm từ thiện với Thành Long

0 nhận xét

Tối 4/11 tại Hà Nội, các mạnh thường quân là những doanh nhân thành đạt đã tham gia buổi đấu giá từ thiện, góp vào ngân quỹ khoảng 40.000 USD nhằm hỗ trợ phẫu thuật các trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch khắp Việt Nam.

Ông Đặng Thành Tâm, ông Henry Bảo Hoàng và phu nhân Nguyễn Thanh Phượng, ông Đinh Bá Thành và ông Don Lam.

Ông Đinh Bá Thành cùng phu nhân giới thiệu Thành Long với ông Đặng Thành Tâm.

Bà Nguyễn Thanh Phượng – con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang ký tên vào chiếc áo thun khổng lồ hưởng ứng chiến dịch truyền thông vì trẻ em hở hàm ếch VN.

Cùng với diễn viên điện ảnh Thành Long, buổi tiệc có sự tham gia của ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT SGT, ông Đinh Bá Thành – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổ hợp Truyền thông Đa phương tiện Đất Việt VAC, vợ chồng con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt và ông Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư IDG Ventures tại Việt Nam, ông Don Lam – Tổng giám đốc VinaCapital, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty FPT…

Ông Trương Gia Bình đang ký tên lên chiếc áo thun khổng lồ hưởng ứng chiến dịch truyền thông vì trẻ em hở hàm ếch VN.

Ông Đinh Bá Thành “khoe” chiếc áo thun khổng lồ có chữ ký của Thành Long và các doanh nhân VN.

Ông Don Lam và phu nhân Julie Lam.

Ca sĩ Mỹ Tâm tham gia chương trình.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng có mặt trong buổi lễ.

Các doanh nhân trao đổi bên lề bữa tiệc.

Kỳ Duyên

Ảnh: Hoàng Hà – Quý Lộc

 


(Theo www.nguyenthanhphuongvn.net)
Xem thêm →

Doanh nhân trẻ Nguyễn Thanh Phượng không ngại khủng hoảng!

0 nhận xét
Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế, tình hình kinh tế khó khăn vẫn còn kéo dài sang năm mới. Tuy nhiên, với những người kinh doanh trẻ Việt Nam, cơn bão tài chính là cơ hội để trưởng thành, bứt phá.
Chị Nguyễn Thanh Phượng
Chị Nguyễn Thanh Phượng
Lửa thử vàng…

Chị Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Quỹ đầu tư Bản Việt – cho rằng những giải pháp điều hành của Chính phủ đang dần có tác dụng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và giữ được tăng trưởng, tuy nhiên nhìn ở góc độ của một doanh nghiệp thì năm 2009 vẫn sẽ là một năm đầy khó khăn.
“Tôi nghĩ các doanh nghiệp phải vượt qua năm 2009 bằng thực lực và “nội lực” của mình sau khi đã dùng những tích lũy để trụ qua năm 2008” – Chị Phượng nhận định. Theo đó, năm tới, chắc chắn thu nhập từ hoạt động kinh doanh sẽ giảm , để “đi qua” năm 2009, doanh nghiệp sẽ giảm chi phí, linh hoạt trong sản xuất kinh doanh và tiết kiệm nhiều hơn.
“Tôi tin chắc doanh nghiệp nào vượt qua được khủng hoảng sẽ khẳng định được thực lực, thương hiệu, uy tín của mình và trong tương lai sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” và tôi hy vọng đây cũng là một năm đầy thú vị để các doanh nghiệp biết rõ và hiểu được mình đang ở vị thế nào” – Chị Phượng tin tưởng.
PV
(Theo www.nguyenthanhphuongvn.net)
Xem thêm →

Doanh nhân Nguyễn Thanh Phượng – Khác biệt là nền tảng cho những ý tưởng mới

0 nhận xét

Tôi có máu lãnh đạo… từ bé, nhưng cho rằng mình không đủ khả năng để theo nghiệp chính trị. Làm chính trị không phải cứ muốn là được. Tôi đang rất hài lòng với con đường mà mình đang đi…”

Và con đường “rất hài lòng” mà Nguyễn Thanh Phượng - 28 tuổi, một trong hai đại diện nữ doanh nhân trẻ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu tại Hà Nội đầu tháng 6 vừa qua - đã được chia sẻ trong câu chuyện thú vị với Tuần Việt Nam.

Chị nói: “Ở phương Tây, khi người phụ nữ thành công trong công việc là đã được công nhận như một người thành đạt.

Nhưng ở các nước Á Đông, đặc biệt là ở VN, người phụ nữ được xem là thành đạt ngoài sự nghiệp nổi bật còn phải có thêm nhiều tiêu chuẩn khác như: luôn giữ nữ tính, có gia đình hạnh phúc, biết làm đẹp, biết chăm lo cho chồng con và họ hàng ruột thịt, biết nội trợ, đảm đang. Nên để thành công, phụ nữ phải phấn đấu nhiều hơn rất nhiều lần”.

Chị Nguyễn Thanh Phượng: “Không thể ỷ lại chờ đợi một cá nhân hay tổ chức nào giải phóng phụ nữ một cách toàn diện nếu như mỗi người phụ nữ không ý thức được việc phải tự giải phóng chính mình”

Mọi thay đổi phải đi cùng phát triển xã hội

Trong hoạt động chính trị, bạn bè quốc tế rất ấn tượng với con số gần 30% nghị sĩ Quốc hội Việt Nam là nữ. Vậy trong kinh tế, sự thành công của doanh nhân nữ Việt Nam có được như vậy?

- Tôi tự hào mình là một công dân nữ Việt Nam, một trong những nước rất thành công trong bình đẳng giới và đó là điều kiện quan trọng để phụ nữ phát triển sự nghiệp thuận lợi.

Trong số các doanh nhân thành công, phụ nữ rất nhiều. Riêng trong mạng lưới công việc của tôi, Chủ tịch hay CEO những công ty thành công phần lớn là phụ nữ. Các đối tác quốc tế họ cũng có nhận định tương tự khi tiếp xúc, gặp gỡ những doanh nghiệp VN.

Nhưng phụ nữ làm kinh doanh cũng có lúc gặp phải bất lợi, chẳng hạn chị khó lòng có thể đi nhậu về khuya, thời gian thất thường…?

- Trong kinh doanh, có lẽ phụ nữ cũng phải đối mặt với những thử thách như đàn ông thôi. Đương nhiên, những yếu tố tự nhiên và xã hội không cho phép phụ nữ có thói quen giao tiếp như đàn ông được.

Mọi sự thay đổi phải đi cùng với sự phát triển xã hội và nhận thức đặc thù.

Ở VN và một số nước Châu Á hay có chuyện bàn bạc công việc kinh doanh trên bàn nhậu. Và đặc biệt ở VN, đôi khi còn đánh giá cách ứng xử, giao tiếp qua việc… đi nhậu.

Rất nhiều quý ông quan niệm anh nào không mấy khi đi nhậu chứng tỏ anh không có nhiều bạn bè, không có nhiều quan hệ, hoặc không biết xã giao.

Học không đơn giản chỉ vì học vị

Những khác biệt đặc trưng của nữ doanh nhân trẻ Việt Nam hiện nay là gì?

– Trước tiên, tôi cho rằng điều cốt lõi trong việc giải phóng phụ nữ là Giáo dục. Phụ nữ phải được học, được đào tạo và được tạo điều kiện trao dồi kiến thức cũng như… được khẳng định mình.

Không thể ỷ lại chờ đợi một cá nhân hay tổ chức nào giải phóng phụ nữ một cách toàn diện nếu như mỗi người phụ nữ không ý thức được việc phải tự giải phóng chính mình.

Muốn như thế thì kiến thức, trình độ học vấn và sự phấn đấu vươn lên trong mỗi người phụ nữ đóng vai trò then chốt.

Thế hệ trẻ bây giờ có thể tự hào vì có điều kiện tiếp nhận nền tảng học vấn, trao dồi kiến thức trong điều kiện đất nước thanh bình, kinh tế liên tục phát triển và hội nhập nên có lẽ một trong những điểm khác biệt thường thấy của các nữ doanh nhân trẻ bây giờ là được đào tạo bài bản.

Nói như thế không có nghĩa là các thế hệ nữ doanh nhân trước đây không được đào tạo, nhưng chắc chắn sẽ không đầy đủ và thuận lợi như bây giờ.

Lớp doanh nhân trẻ có điều kiện tiếp thu kiến thức tổng hợp nhiều hơn nhờ đó mà họ có thể học kinh nghiệm thực tế nhanh hơn, có thể đốt cháy được giai đoạn, nhất là nếu được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp.

Tốt nghiệp MBA ở Thụy Sĩ, vào làm ở tập đoàn Holcim, tôi được áp dụng những kiến thức đã học vì quản trị doanh nghiệp ở Holcim là quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành tài chính ngân hàng trong nước nên tôi cũng đã có sẵn background về tài chính trước khi học quản trị tài chính ở Geneva.

Từ thời phổ thông, tôi đã có ý định theo đuổi lĩnh vực này, học xong, lại được làm đúng ngành, bây giờ tiếp tục làm tiến sĩ. Đây cũng là yếu tố may mắn.

Vừa đi làm, vừa theo đuổi chương trình DBA (Tiến sĩ về Quản lý Kinh doanh – PV), tôi cũng đang bị quá tải. Nhưng phải phấn đấu thôi, không đơn giản chỉ vì học vị, chủ yếu là có lý do chính đáng tạo động lực thật sự để mình có điều kiện nghiên cứu cao hơn và chuyên sâu hơn vào một vấn đề thực tiển mà tôi đang làm.

Tôi mang đến hình ảnh một nữ doanh nhân trẻ tự tin

Vậy đến dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu vừa rồi, chị đã giới thiệu cho bạn bè thế giới một hình ảnh nữ doanh nhân Việt trẻ tuổi như thế nào? Với những phẩm chất gì?

- Trên đất nước này có rất nhiều nữ doanh nhân tài năng và xứng đáng đại diện cho hình ảnh nữ doanh nhân VN. Hội nghị này cũng chỉ là một trong những sự kiện đặc biệt nên chắc chắn nhiều cô, nhiều chị vì nhiều lý do không tham gia được.

Còn tôi thật ra chỉ được giao nhiệm vụ rất nhỏ trong cả̃ một chương trình lớn mà thôi. Xuất hiện đầu tiên để giới thiệu về bản thân, về công việc, chào mừng ĐB tham dự hội nghị với tư cách là một nữ doanh nhân nước chủ nhà.

Ngoài ra, tôi còn tham gia với tư cách diễn giả tại các phiên chuyên đề khác trong khuôn khổ hội nghị.

Tôi hy vọng sự tự tin của bản thân tôi sẽ phần nào phản ánh hình ảnh một lớp doanh nhân trẻ tự tin sinh ra sau chiến tranh, đại diện cho thế hệ trẻ mới của nữ doanh nhân của Việt Nam.

“Tôi không bao giờ dám liều”

Với những điều kiện như chị vừa nói, thì thành công của người trẻ hiện nay có đến dễ dàng hơn không?

- Không có thành công nào đến dễ dàng, cũng không có một thành quả nào lớn mà lại không bắt đầu xuất phát từ những điều rất nhỏ.

Thường người ta hay nói người trẻ thường “máu”, dám chấp nhận rủi ro. Nhưng có thể do đặc thù hoàn cảnh cá nhân nên tôi rất sợ thất bại, không bao giờ dám liều, làm gì, bao giờ cũng phải lượng sức mình. Giống như “thuyền nhỏ phải biết lựa dòng” vậy. Và biết chắc là sẽ đi lên như người leo núi.

Có lần nào leo núi mà chị bị tuột dốc và phải trả giá chưa?

- Tôi là người thận trọng nên gần như ít mạo hiểm. Có thể mọi người sẽ thấy lạ khi những người theo đuổi nghiệp đầu tư tài chính, chứng khoán như tôi lại không thích mạo hiểm.

Và có lẽ cũng chính vì quá thận trọng nên đương nhiên tôi cũng có thất bại nhưng chưa có thất bại nào quá lớn. Vì nếu đi chậm mà bị ngã thì vẫn có thể đứng dậy được. Chứ nếu đang chạy quá nhanh mà ngã thì… đau lắm!. Tất nhiên là như thế cũng sẽ học được nhiều.

Phương châm làm việc: không giương cao hình ảnh cá nhân

Nhưng như thế là chị sẽ bị bỏ lỡ khá nhiều cơ hội? Và chị đã bao giờ cảm thấy tiếc nuối?

- Do thận trọng quá, thậm chí nhiều lúc hơi… nhát nên cũng có thể đã bỏ qua nhiều cơ hội. Nhưng tôi không tiếc nuối vì đó là lựa chọn của bản thân. Và tôi hay đặt bài toán ngược là, thôi mất cơ hội như vậy nhưng nếu dấn theo, gặp sai lầm gì sẽ phải trả giá và mất lớn hơn, thế nên tôi không hối hận khi mất cơ hội.

Hơn nữa những gì mình đang đạt được cũng đúng như những gì mình dự định, phương châm là đi từ từ, phát triển vừa phải. Cách làm việc của tôi cũng không giương cao hình ảnh cá nhân, vì thành công luôn là kết quả của cả một nhóm cộng sự và đội ngũ.

Nhưng những cộng sự năng lực cao thường đi kèm với cá tính mạnh. Chị còn trẻ như vậy, làm sao quản trị được họ?

- Cách thức quản trị cộng với đặc thù công việc ở đây chủ yếu là là quản trị chất lượng chứ không quản trị quá trình. Nghĩa là không câu nệ quyền lực mà lợi ích của mỗi người gắn với chất lượng công việc. Cách mà mình đặt ra từ đầu là những cộng sự phải gắn cơ nghiệp của họ ở công ty.

Quản lý một nhóm khoảng 120 người nhưng toàn những người trình độ cao về mọi phương diện sẽ khó hơn quản lý một DN khoảng 3.000 lao động thủ công… Nhưng tôi làm được.

Cái chính là do quy trình làm việc. Sâu xa hơn là những quyết định quan trọng đều là quyết định có cân nhắc đến yếu tố tập thể. Và đặc biệt phải luôn học hỏi và trải nghiệm.

Tất nhiên ở tuổi này đòi hỏi trải nghiệm thật nhiều là không thể. Nhưng cả nhóm cùng ngồi lại, mỗi người đều đóng góp những thế mạnh riêng thì công việc sẻ tốt hơn. Sự khác biệt là nền tảng cho những ý tưởng mới.

Không có trách nhiệm với bản thân thì nói gì đến lòng yêu nước

Những người trẻ thường thiếu trải nghiệm, vậy bù đắp điều này thế nào?

- Rất đơn giản, thế mạnh nhất của họ là sức trẻ.

Ở VN hiện nay, phần lớn những người trẻ đều được đào tạo tương đối bài bản. Nếu so sánh với một nữ doanh nhân hơn 12 tuổi, tôi thấy thậm chí để đạt được như ngày nay, tôi biết chị mất tới 10 năm còn những thế hệ như tôi, khoảng thời gian ấy được rút ngắn rất nhiều.

Do yếu tố thời cuộc, những người trẻ tận dụng được những lợi thế về CNTT, về hội nhập quốc tế và được thừa hưởng thành tựu phát triển chung của nền kinh tế.

Cá nhân tôi có sự khởi đầu thuận lợi là được đào tạo liên tục lĩnh vực mình yêu thích, sau đấy lại được làm việc đúng những gì được đào tạo và cứ thế tiếp tục trải nghiệm và tích lũy thêm kiến thức theo đường thẳng đứng.

Kinh nghiệm là thứ người trẻ không thể có ngay được, mà phải cần thời gian. Không nhất thiết phải trải qua thì mới có được kinh nghiêm, nhìn và học hỏi từ kinh nghiệm của người khác cũng là một cách tích lũy.

Như vậy chị có sợ sẽ nảy sinh tâm lý chủ quan và tự mãn?

- Điều này thực tế đang diễn ra trong nhiều người trẻ, đó là tâm lý tự mãn và hưởng thụ. Và đây là vấn đề xã hội.

Theo quan niệm của tôi, những điều này bắt đầu từ nền tảng gia đình và nhận thức của mỗi cá nhân. Thật ra nếu sống không có trách nhiệm với chính bản thân thì đừng nói gì đến lòng yêu nước.

Quan niệm yêu nước của tôi cũng đơn giản: Yêu nước là hiếu thảo với bố mẹ, hòa thuận với anh em, sống có nghĩa có tình và mình không là gánh nặng của gia đình, của tập thể hay của XH.

Tự tôn của người trẻ sẽ quyết định nhiều hành xử

Trên VietNamNet từng diễn ra một cuộc tranh luận giữa những người trẻ có học vấn khá cao, trong đó, có một thành viên từng tuyên ngôn: “Việt Nam đừng trông mong gì vào thế hệ trẻ!”. Bạn nghĩ gì về tuyên ngôn này?

- Tôi phản đối hai tay, vì một tuyên ngôn như vậy vô cùng thiếu trách nhiệm và thiếu căn cứ. Không một QG nào mà không được nối tiếp bằng thế hệ trẻ. Ngay trong 1 nhóm người hay 1 thế hệ, đương nhiên phải có nhiều thành phần với nhận thức và lối sống khác nhau.

Nhưng tôi tin cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước, với những giá trị, những chuẩn mực về đạo đức, gia đình như hiện nay thì đại đa số người trẻ đều sống rất trách nhiệm, tâm huyết và tự trọng cao.

Sự tự tôn bản thân trong mỗi người trẻ quyết định nhiều cho hành xử và thao tác công việc. Tôi vẫn lạc quan về tương lai của những thế hệ trẻ đang và sắp làm chủ đất nước.

Vậy cơ chế nào để những người trẻ phát huy hết khả năng và cơ hội, đặc biệt với đội ngũ công chức đang làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước?

- Trong quá trình cải cách kinh tế, đặc biệt là quá trình CPH doanh nghiệp Nhà nước, cơ cấu sở hữu thay đổi thì định hướng về quản trị và cơ cấu nhân sự cũng phải thay đổi để thích ứng với tình hình, với bối cảnh cạnh tranh mới và nhu cầu đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu. Như thế mới tồn tại và phát triển. Còn trong khu vực công chức nhà nước, tôi nghĩ quá trình lựa chọn người tài đang thay đổi rõ nét và dần hoàn thiện.

Suy cho cùng, vấn đề giáo dục vẫn là cốt lõi. Tôi được biết không ít trường hợp những DN nước ngoài ở VN rất muốn tuyển người bản xứ vào những vị trí cao cấp nhưng khi phỏng vấn và tìm hiểu không ai đạt yêu cầu nên vẫn phải mời đến chuyên gia nước ngoài.

Vẫn còn thiếu đâu đó sự tin tưởng tuyệt đối vào khả năng của… người tài nội địa. Tuy vậy, tôi vẫn lạc quan rằng thực tế này cũng đang thay đổi khi chất xám người Việt đang ngày càng tăng cả về chất và lượng.

Chị đã từng nghĩ đến một ngày sẽ theo đuổi con đường chính trị chưa? Chẳng hạn như mong muốn trở thành nữ Thủ tướng?

- Bản thân tôi nghĩ mình đã có máu… lãnh đạo từ rất bé. Từ lớp một đã làm lớp trưởng, lớp năm đã làm Chi đội trưởng, làm bí thư chi đoàn từ những năm lớp 8, lớp 9 đến suốt những năm PTTH và hoạt động đoàn thể rất tích cực trong những năm ĐH.

Tôi cũng được kết nạp Đảng ngay khi Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại ĐH Kinh tế Quốc dân HN. Tôi ngưỡng mộ những phụ nữ thành công trong bộ máy nhà nước, nhất là những nữ nguyên thủ quốc gia trên thế giới.

Mặc dù vậy, tôi vẫn cho rằng mình không đủ khả năng để theo nghiệp chính trị. Làm chính trị không phải cứ muốn là được. Tôi đang rất hài lòng với con đường mà mình đang đi…

Lê Nhung (thực hiện)


(Theo www.nguyenthanhphuongvn.net)
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by