Bà Nguyễn Thanh Phượng thôi làm người đại diện pháp luật của VietCapital Bank |
Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng
Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...
Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%
Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..
Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”
Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...
Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt
Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...
Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt
Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...
Bà Nguyễn Thanh Phượng thôi làm người đại diện pháp luật của VietCapital Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (VietCapital Bank) vừa thông báo thay đổi tên người đại diện theo pháp luật từ ngày 20/6/2012.
Theo đó, ông Đỗ Duy Hưng, Tổng giám đốc, sẽ là người đại diện theo pháp luật mới của VietCapital Bank, thay cho bà Nguyễn Thanh Phượng.
Ngoài việc giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank, bà Nguyễn Thanh Phượng hiện cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty Bất động sản Bản Việt.
Bà Phượng sinh năm 1980, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Geneva. Bà từng là Phó giám đốc tài chính của Holcim Vietnam, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Thụy Sỹ; từng là Giám đốc đầu tư của Quỹ đầu tư Thụy Sỹ VietnamHolding, niêm yết tại thị trường chứng khoán London.
6 tháng đầu năm, tự doanh CTCK bán ròng hơn 391 tỷ đồng
Theo số liệu của CTCK Bản Việt (VCSC), trong 6 tháng đầu năm, khối tự doanh của hơn 100 CTCK đã bán ròng hơn 391,83 tỷ đồng (tính đến 25/6).
Cụ thể, khối này đã mua vào tổng cộng 3.056,397 tỷ đồng và bán ra 3.448,228 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối tự doanh tập trung bán ròng trong 3 tháng đầu năm, đặc biệt là tháng 3/2012, đây là thời điểm các chỉ số chứng khoán cùng cổ phiếu tăng rất mạnh.
Diễn biến giao dịch của tự doanh CTCK trên HOSE |
Được biết, ngay từ đầu năm 2012, nhiều CTCK đã xác định tập trung hoạt động chính vào mảng môi giới và chú trọng việc thoái vốn ở hoạt động tự doanh, do đó, việc khối tự doanh tập trung bán ròng trong 3 tháng đầu năm là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán sôi động, một số CTCK có nguồn tiền lớn gửi ngân hàng đã bắt đầu tham gia vào thị trường.
Trình Chính phủ Quỹ Tiết kiệm nhà ở
Cá nhân, hộ gia đình tham gia phải đóng vào quỹ tối thiểu bằng khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay để mua.
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình Thủ tướng đề án Quỹ Tiết kiệm nhà ở. Theo đó, mô hình thứ nhất là Quỹ Tiết kiệm phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, hộ nghèo tại đô thị vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội và doanh nghiệp trong nước vay để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Nguồn vốn hình thành quỹ hình thành từ vốn hiện có của Quỹ phát triển nhà ở (bao gồm tối thiểu 10% tiền thu được từ chuyển quyền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại, ngân sách địa phương); lợi nhuận thu được từ phát hành xổ số kiến thiết... Hình thức tham gia quỹ là tự nguyện, không bắt buộc.
Cá nhân, hộ gia đình tham gia phải đóng vào quỹ ít nhất khoảng 30% tổng số tiền dự kiến vay để mua, thuê mua nhà ở xã với mức tối thiểu trong thời gian 5 năm. Mức tiền được vay thêm tối đa bằng 2 lần tổng số tiền đã đóng vào quỹ. Thời gian trả nợ trong vòng 15 năm với mức lãi suất cho vay trong khoảng 6,5-8,5%.
Trường hợp người tham gia không có nhu cầu vay để tạo lập hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì sẽ được quỹ thanh toán cả gốc và lãi nhưng mức lãi suất được hưởng sẽ cao hơn lãi suất huy động ban đầu là 2% mỗi năm.
Doanh nghiệp có nhu cầu vay phải có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và đã có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt. Số tiền được vay tối đa bằng 50% tổng vốn đầu tư xây lắp của dự án nhà ở xã hội (bao gồm cả chi phí trang thiết bị của nhà ở đó);
Mô hình thứ hai là hai thành lập Quỹ Tiết kiệm nhà ở để cho các cá nhân, hộ gia đình trong nước vay mua nhà ở thương mại, trong đó chủ yếu tập trung cho đối tượng có thu nhập từ trung bình trở lên vay. Việc huy động vốn, cơ chế cho vay, tính lãi suất huy động, lãi suất cho vay, cơ cấu tổ chức, cơ chế tài chính, nguyên tắc hoạt động của Quỹ tiết kiệm nhà ở này do Thủ tướng quyết định.
Bộ Xây dựng đề xuất giao UBND thành phố Hà Nội và UBND TP HCM thành lập 2 mô hình tiết kiệm nhà ở cho người có thu nhập thấp và cá nhân, hộ gia đình khác nhu cầu mua nhà ở thương mại. Dự kiến, quỹ sẽ vận hành từ đầu năm 2013.
Ở các nước trên thế giới, chủ yếu có 3 mô hình quỹ tiết kiệm nhà ở. Hệ thống Quỹ Tiết kiệm nhà ở dạng “đóng” chỉ huy động tài chính từ một nguồn duy nhất từ các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay để tạo lập nhà ở mà không được phép huy động từ các nguồn khác. Hiện nay, có một số nước đang áp dụng dạng mô hình Quỹ này như Cộng hòa Liên Bang Đức (Quỹ Bauspar), Cộng hòa Séc, Hungari, Rumani, Malaysia, Trung Quốc, Singapore…
Hệ thống Quỹ Tiết kiệm nhà ở dạng “mở”: Ngoài việc huy động từ tiền đóng góp tiết kiệm của các hộ gia đình, cá nhân, quỹ động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội. Quỹ còn thực hiện đầu tư tài chính ra bên ngoài như: phát hành chứng chỉ quỹ, đầu tư trên thị trường chứng khoán... Hiện nay, có một số nước đang áp dụng dạng mô hình Quỹ này như Mỹ, Anh, Cộng hòa Pháp (Quỹ Ėpargne-logement), Slovenia, Tunisia…
Mô hình tiết kiệm nhà ở dạng hỗn hợp (kết hợp giữa Quỹ Đầu tư phát triển nhà ở và Quỹ Tiết kiệm nhà ở): Do Nhà nước thành lập và quản lý được. Điển hình của dạng này là Quỹ phát triển nhà ở quốc gia của Hàn Quốc, một số địa phương của Trung Quốc. Nguồn tài chính từ đóng góp của Chính phủ, nguồn tiết kiệm tạo lập nhà ở của người tham gia quỹ, tiền thu từ bán xổ số... Tính trong năm 2009, Quỹ nhà ở quốc gia Hàn Quốc đã có vốn khoảng 32,1 tỷ USD, trong đó số tiền do người tham gia quỹ đóng góp khoảng 2,18 tỷ USD (chiếm 6,8% tổng nguồn vốn hình thành quỹ).
Viet Capital Bank thông báo về việc khai trương Chi nhánh Phan Thiết
Căn cứ công văn số: 54/NHNN-TTGSNH ngày 05/01/2012 của NHNN Việt Nam về việc chấp thuận mở Chi nhánh Phan Thiết của Ngân hàng TMCP Bản Việt; Căn cứ Quyết định số: 196/12/QĐ-HĐQT ngày 02/05/2012 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt về việc thành lập Chi nhánh Phan Thiết.
Xem thêm →
Ngân hàng TMCP Bản Việt trân trọng thông báo về việc khai trương Chi nhánh Phan Thiết như sau:
1. Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Bản Việt - Chi nhánh Phan Thiết.
2. Tên giao dịch: Viet Capital Bank - Phan Thiết.
3. Địa chỉ: 148 Tôn Đức Thắng, P. Phú Thủy, Tp. Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
4. Điện thoại: 062 3939139 Fax: 062 3831338.
5. Nội dung hoạt động: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và kinh doanh theo pháp luật hiện hành. Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ; thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Dịch vụ cầm đồ, hoạt động bao thanh toán.
6. Người đại diện: Ông Đoàn Dũng - Giám đốc Chi nhánh.
7. Ngày khai trương: 28/06/2012.
Nhân dịp khai trương, Viet Capital Bank sẽ tặng nhiều phần quà hấp dẫn cho khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh Phan Thiết.
Trân trọng thông báo.
Viet Capital Bank
'Để có vốn, doanh nhân phải biết bán mình'
Tầm nhìn người đứng đầu doanh nghiệp có tác động rất lớn tới quyết định cấp vốn của ngân hàng hay quỹ đầu tư. Do đó, lời khuyên dành cho các doanh nhân là phải biết biến mình thành món hàng tốt để "bán" được giá.
Sau 10 năm làm thuê, thành lập công ty năm 1998 với số vốn 200 triệu đồng và nay có 38 công ty thành viên, tổng trị giá lên đến 3.000 tỷ đồng là câu chuyện thành công của ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn đầu tư U&I, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam. Kinh nghiệm được ông Tín tiết lộ là: "Trong kinh doanh, ai đó chỉ đầu tư cho bạn khi họ thấy hợp. Không hợp thì không thể hùn –góp chung, chẳng thế mà ông cha ta từ xưa đã có từ 'hùn hợp'".
Chủ tịch Tập đoàn U&I phân tích, việc đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó chủ yếu dựa trên 3 lý do: sở thích, mua lại, phát triển rồi bán hoặc bị rủ rê. Tuy nhiên, dù với nguyên nhân nào, người rót vốn cũng cần nhìn thấy điểm chung với lãnh đạo của nơi sử dụng nguồn tiền đó. "Doanh nhân hãy là chính mình nhưng phải biết tiếp thị là một món hàng tốt để 'bán' có giá hay chính là thu hút được đầu tư" – ông Tín nói.
Ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn đầu tư U&I. Ảnh: ST |
Câu chuyện trên được ông Tín chia sẻ cùng 100 CEO trong buổi giao lưu hôm qua tại Hà Nội với chủ đề “Phương thức vay và huy động vốn hiệu quả”.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Hồng Trường, Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh và công nghệ IDG Ventures Việt Nam cho rằng, thu hút đầu tư thành công hay không trước hết dựa vào người đứng đầu doanh nghiệp. Đó là tầm nhìn, mục tiêu, khả năng ảnh hưởng của vị lãnh đạo và đặc biệt là sự hiểu biết nhà đầu tư, kế sau mới là sản phẩm hay kế hoạch kinh doanh.
"Đôi khi chỉ là những cuộc nói chuyện 5 phút, bài test 30 giây, qua con người, chúng ta sẽ quyết định đầu tư hay không. Nếu doanh nhân đó chứng mình được tầm nhìn, khả năng và biết chắc họ làm cái gì thì bằng bất cứ bản kế hoạch nào, họ cũng đã tìm được con đường ngắn nhất", ông Trường nói.
Tuy nhiên, về kinh nghiệm hút vốn từ các quỹ đầu tư chiến lược, ông Nguyễn Hồng Trường cho biết, doanh nghiệp thường chỉ tìm đến khi khởi nghiệp hoặc mở rộng quy mô kinh doanh. Điều này cũng chỉ nên thực hiện sau cuộc huy động 3F – Family, Friends, Fools – gia đình, bạn bè và nhà đầu tư thiên thần. Bởi khi đã có sự vào cuộc của các quỹ đầu tư, doanh nghiệp ít nhiều bị "pha loãng" từ việc bán cổ phần, cổ phiếu.
Theo chuyên gia tài chính, ngân hàng – Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, điểm khó nhất của doanh nghiệp khi đi vay vốn hiện nay là tài sản thế chấp. Nhưng trường hợp không có, doanh nhân đổi lại bằng một bản kế hoạch, báo cáo, dự báo tình hình cụ thể trong 3-5 năm thì vấn đề cho vay sẽ được xem xét.
Bởi ngân hàng và người đi vay cần tìm được tiếng nói chung, nếu khả thi, ngân hàng có thể lấy chính sản phẩm hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp. Theo đó, một bản dự báo chi tiết là cần thiết, tầm nhìn, khả năng của doanh nhân là mấu chốt trong việc hút đầu tư.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đưa ra một thực tế nghịch lý hiện nay: ngân hàng có thừa vốn nhưng không cho doanh nghiệp vay. Thay vào đó, họ đi mua trái phiếu Chính phủ và cho nhau vay, dù lỗ 3-5% so với đầu tư vào các công ty kinh doanh. "Tại sao lại như vậy? Có vấn đề gì đang xảy ra ở đây?" – ông đặt câu hỏi.
Theo ông Hiếu, tình trạng nợ xấu đã khiến hầu hết ngân hàng "co càng" và không đơn vị nào muốn mạo hiểm nữa. Một nợ xấu phải đổi lại bằng 50 nợ mới, bởi thông thường, biên độ lợi nhuận của ngân hàng chỉ là 2%.
"Vậy thì doanh nghiệp hay chính là người đi vay phải chứng mình được với các ngân hàng khả năng thanh khoản, bảo đảm của mình. Hai bên hiểu và cùng chung ngôn ngữ mới khơi thông được nguồn tiền", ông Hiếu nói.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng "mách nước" cách tiếp cận ngân hàng với các doanh nghiệp. Ngoài tài sản thế chấp đang có và hình thành từ nguồn vốn, đơn vị đi vay phải chuẩn bị báo cáo, dự báo tài chính, kế hoạch kinh doanh...
Thêm đó, doanh nghiệp đi vay cần nắm và giữ cho được tâm lý đàm phán. Đơn cử như thông thường, ngân hàng sẽ hỏi người đi vay "Anh đã tiếp cận ngân hàng nào trước chúng tôi?" và doanh nhân trả lời "Không, các ông là đầu tiên". Nhưng thực tế, đó là sai lầm.
"Đừng ngần ngại thể hiện sức mạnh và cho họ biết tôi đã làm việc với nhiều ngân hàng nhưng muốn xem ngân hàng của ông có lợi thế hơn họ hay không", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu tư vấn. Ngoài ra, trong bất kể trường hợp nào, người đi vay cũng không được vượt quá "điểm tổn thương", tức là bằng mọi giá để vay được vốn, "nếu thấy khó chấp nhận, hãy sẵn sàng rời bàn đàm phán và luôn giữ vị thế chủ động", ông nói.
Một kinh nghiệm được chuyên gia này tiết lộ, dù "khỏe" đến mấy, doanh nghiệp cũng nên giữ quan hệ với ngân hàng. Tức là dù không cần cũng hãy vay một ít để "họ vui lòng" và được "cấp cứu" khi không may khó khăn. Bởi ngân hàng được xem là một sinh vật, chỉ đưa dù cho doanh nghiệp khi "nắng" chứ không đưa dù khi "trời mưa".
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, năm 2011, cả nước có 79.000 doanh nghiệp phá sản. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 4 tháng đầu năm, con số này là 17.000 doanh nghiệp. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng điều này có một phần nguyên nhân lớn do lãi suất cho vay từ các ngân hàng quá cao, thậm chí không ít công ty làm chỉ để trả lãi. Thông thường, với lãi suất 20%, doanh nghiệp phải có lợi nhuận 40% mới "sống" được.
Bản thân nhiều ngân hàng cũng đang chịu "gậy ông đập lưng ông" vì cuộc chạy đua huy động lãi suất, đẩy mức cho vay lên quá cao. Bởi chính việc đẩy doanh nghiệp vào khó khăn, không có khả năng thanh khoản đã tạo nên "cục máu đông" nợ xấu hiện nay.
Ông Trần Bảo Toàn thôi làm thành viên HĐQT chứng khoán Bản Việt
Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt thông báo thay đổi thành viên quản trị. Theo đó, ông Trần Bảo Toàn thôi giữ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị của công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt kể từ ngày 5/6.
Ông Trần Bảo Toàn nộp đơn xin từ nhiệm với lý do cá nhân. |
Ông Toàn là một trong những thành viên sáng lập của Quỹ Bản Việt. Trước khi thành lập Quỹ Bản Việt, Ông là một trong những Giám đốc của Vietnam Holding. Ông Toàn có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, quản lý quỹ và tài sản tại Thụy Sỹ, Luxembourg. Ông từng làm Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư cấp cao và trưởng phòng Nghiên cứu.
Hội đồng quản trị chứng khoán Bản Việt còn lại 6 thành viên, với Chủ tịch Hội đồng quản trị là bà Nguyễn Thanh Phượng.
5 thành viên Hội đồng quản trị gồm: Ông Tô Hải (kiêm Tổng giám đốc), ông Huỳnh Richard Lê Minh (kiêm Phó Tổng giám đốc), ông Nguyễn Quang Bảo (kiêm Phó Tổng giám đốc - Giám đốc chi nhánh Hà Nội), ông Trần Quyết Thắng và ông Nguyễn Hoàng Bảo.
TMCP Bản Việt: Tổ chức Hội nghị Đoàn viên nhiệm kỳ 2011 - 2014
Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt đã tổ chức Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt vào ngày 05/05/2012.
Thực hiện sự chỉ đạo của BTV Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh về việc tiến hành Đại hội, Hội nghị cấp cơ sở tiến tới Đại hội Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh lần V (nhiệm kỳ 2012 - 2017), Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt tổ chức Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở Ngân hàng TMCP Bản Việt - VCCB vào ngày 05/05/2012 với sự tham dự của 40 đại biểu được triệu tập từ 05 Chi đoàn trực thuộc.
Tham dự Hội nghị Đại biểu Đoàn cơ sở VCCB, còn có sự tham dự của đồng chí Trần Hồng Nhân – Phó Bí thư Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Tổng Giám đốc kiêm Bí thư Chi bộ cơ sở VCCB và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn VCCB.
TMCP Bản Việt: Tổ chức Hội nghị Đoàn viên nhiệm kỳ 2011 - 2014 |
Hội nghị đã diễn ra trong không khí nghiêm túc, khẩn trương và đã thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị, bao gồm các nội dung: Thông qua báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết Nhiệm kỳ I (từ đầu nhiệm kỳ cho đến thời điểm hiện nay), phương hướng hoạt động trong thời gian tiếp theo, thông qua việc kéo dài thời gian Nhiệm kỳ I của Đoàn Cơ sở VCCB từ 2011 – 2013 thành 2011 – 2014, bầu cử đoàn đại biểu tham dự Đại hội Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh lần V (nhiệm kỳ 2012 - 2017) với 03 đại biểu được trúng cử với tỷ lệ tín nhiệm cao.
Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở VCCB đã giới thiệu đến các đại biểu tham dự Đề án Nâng cao tổ chức và hoạt động Đoàn cơ sở trong thời gian tới, đồng thời ra mắt Ban Chấp hành Đoàn cơ sở Nhiệm kỳ I được Ban Chấp hành Đoàn Khối Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh chuẩn y.
Chứng khoán Bản Việt tiếp tục giữ danh hiệu "Nhà tư vấn M&A Tiêu Biểu Nhất Việt Nam năm 2012"
Ngày 7/6/2012, Trong khuôn khổ Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam năm 2012 do Báo Đầu tư - Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vinh dự được trao tặng danh hiệu "Nhà tư vấn M&A Tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2012".
Đây là lần thứ hai liên tiếp VCSC được Hội đồng bình chọn (gồm các tổ chức độc lập) đánh giá là nhà tư vấn tiêu biểu nhất, dẫn đầu các công ty tư vấn về số lượng, giá trị và tính chất phức tạp của các thương vụ M&A được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2011-2012.
Trong năm 2012, VCSC đã thành công trong việc là nhà tư vấn nhiều dự án M&A như: tư vấn cho CTCP Hàng tiêu dùng Masan (MSF) mua lại 51% cổ phần của CTCP VinaCafe Biên Hòa (VCF); tư vấn sáp nhập và tái cấu trúc các công ty thành viên của tập đoàn FPT; tư vấn cho Tổng Công ty Xi măng Việt Nam mua lại nhà máy xi măng Cẩm Phả (thuộc Vinaconex); tư vấn cho thương vụ chào bán riêng lẻ của Vinamilk (VNM). Thương vụ này chỉ được bán cho các tổ chức nước ngoài. Số lượng khách hàng tổ chức muốn mua lớn gấp 6 lần số lượng được bán, cổ phiếu được chào bán với giá cao hơn 25% so với giá thị trường vào thời điểm đóng cửa...
Ngoài việc nhiều năm liền giữ vị trí số 1 về hoạt động tư vấn M&A tại Việt Nam, năm vừa qua VCSC còn được FinanceAsia - Tập đoàn xuất bản tài chính hàng đầu châu Á trong lĩnh vực tài chính ngân hàng công nhận là "Công ty tư vấn phát hành vốn tốt nhất Việt Nam" và là một trong 5 công ty chứng khoán hàng đầu có thị phần môi giới lớn nhất tại HSX, được tạp chí The Asset trao giải thưởng "Nhà môi giới tốt nhất Việt Nam năm 2011".
Giải Bóng đá (Futsal) - Cúp Viet Capital Bank 2012 chính thức được khởi động
Sáng ngày 28/5, Báo Công an TPHCM phối hợp cùng Báo Thể thao Việt Nam với sự tài trợ chính Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank), tổ chức họp báo giới thiệu “Giải Bóng đá (Futsal) trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mở rộng lần thứ 13 Cup Viet Capital Bank 2012”.
Giải sẽ diễn ra từ ngày 01-06/6/2012 tại nhà thi đấu Quân khu 7, số 202 Hoàng Văn Thụ, P.9, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Với tư cách là nhà tài trợ chính cho Giải bóng đá (Futsal) “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” lần thứ 13 – Cúp Viet Capital Bank, Ngân hàng Bản Việt đánh giá đây là một giải đấu mang tính xã hội rất cao. Giải đấu này tạo ra một sân chơi lành mạnh để các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt điều kiện thi đấu, thể hiện bản thân cũng như rèn luyện thể chất, kỹ năng và tinh thần.
Giải Bóng đá (Futsal) trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt mở rộng lần thứ 13 Cúp Viet Capital Bank 2012 có sự tham gia của 8 đội trong nước gồm; Hà Nội, Đà Nẵng, Gia Lai, Trường Giáo Dưỡng 4, 5, Tp Hồ Chí Minh 1, 2 và đội lần đầu tiên tham dự đó là An Giang.
Giải Futsal 2012, các đội sẽ nhận được số tiền thưởng như:
Giải thưởng đồng đội:
Đội vô địch: 30.000.000 đồng cùng Cúp, Huy chương vàng, cờ và hoa.
Đội xếp thứ nhì: 25.000.000 đồng cùng Huy chương bạc, cờ và hoa.
Đội xếp thứ ba: 20.000.000 đồng cùng Huy chương đồng, cờ và hoa
Đội xếp hạn tư: 10.000.000 đồng cùng cờ và hoa
Giải phong cách: 10.000.000 đồng, cờ và hoa
Giải khuyến khích: 7.000.000 đồng cùng cờ và hoa
Tổ trọng tài điều hành trận chung kết: 7.000.000 đồng
Đội hình tiêu biểu (10VĐV x 700.000 đồng): 7.000.000 đồng
Giải thưởng cá nhân:
Vua phá lưới: Cờ và 2.000.000 đồng
Cầu thủ xuất sắc nhất: Cờ và 2.000.000 đồng
Thủ môn suất sắc nhất: Cờ và 2.000.000 đồng
01 huấn luyện viên tiêu biểu: Cờ và 2.000.000 đồng
Ngân hàng Bản Việt: "Lễ lớn tri ân - Muôn phần quà tặng"
Xác định việc mang đến cho khách hàng những tiện ích, dịch vụ tối ưu là một chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng. Cùng với các sản phẩm dịch vụ NH hiện đại, Ngân hàng Bản Việt đã không ngừng xây dựng triển khai liên tiếp thêm nhiều chương trình ưu đãi đến với mọi khách hàng thông qua các tiện ích đi kèm, giúp khách hàng nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2012) và kỷ niệm 126 năm ngày quốc tế lao động 01/05, Ngân hàng Bản Việt triển khai chương trình “Lễ lớn tri ân - Muôn phần quà tặng”dành cho khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm bằng VND, USD. Đây là chương trình đặc biệt thay lời tri ân gửi đến quý khách hàng đã không ngừng ủng hộ Ngân hàng Bản Việt trong suốt gần 20 năm qua trên toàn hệ thống.
Chương trình được khởi động từ ngày 25/04 đến hết 25/05/2012 với 5.000 quà tặng đặc biệt gồm: bộ tách sứ Minh Long sang trọng, bộ ly thủy tinh cao cấp, đồng hồ treo tường cùng hàng nghìn quà tặng giá trị khách dành cho khách hàng gửi tiết kiệm từ 25 triệu đồng hoặc 1.500 USD trở lên, kỳ hạn 1 tháng.
Niềm vui khách hàng khi nhận quà tặng tri ân |
Bên cạnh quà tặng hấp dẫn, khách hàng tham gia còn được hưởng nhiều ưu đãi cộng thêm khác. Đồng thời, khách hàng sẽ được bảo hiểm tiền gửi, xác nhận số dư để chứng minh năng lực tài chính cho các mục đích cá nhân (du học chữa bệnh, du lịch…) hoặc cầm cố, ủy quyền và chuyển nhượng số tiền tiết kiệm khi có nhu cầu.
Với tiêu chí chất lượng sản phẩm, dịch vụ tài chính toàn diện kiến tạo giá trị ngân hàng, trong những năm qua Ngân hàng Bản Việt đã cho ra mắt nhiều sản phẩm tiết kiệm, như tiết kiệm 01 ngày, tiết kiệm lãi suất Phi Mã, tiền gửi thanh toán tài khoản Vạn Lợi, tiết kiệm bậc thang linh hoạt hay các khoản đầu tư dài hạn cho con đi du học, mua nhà, mua ô tô… với mức lãi suất tốt, kỳ hạn linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau. Qua đó, Ngân hàng Bản Việt không ngừng gia tăng uy tín của mình trên thị trường và tạo được tiếng vang với các chương trình ưu đãi mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng, như "Gửi ngay – Quà liền tay – Quay trúng thưởng", cùng nhiều chương trình khách và hiện tại là chương trình "Lễ lớn tri ân – Muôn phần quà tặng".
Qua gần một tháng triển khai, chương trình đã thu hút được hàng nghìn khách hàng tham gia, trong đó đã có gần 5.000 khách hàng nhận quà tri ân. Là khách hàng đầu tiên nhận quà tri ân, anh Trần Thanh Tùng (Tân Bình, TP Hồ Chí Minh – bộ tách sứ Minh Long cao cấp) cho biết: "Tôi rất vui vì sự trưởng thành và không ngừng phát triển của Ngân hàng Bản Việt, là khách hàng từ những ngày đầu thành lập của Ngân hàng, tôi rất hài lòng về thái độ phục vụ tận tình của đội ngũ nhân viên và hơn hết chính là các chế độ hậu mãi, chất lượng dịch vụ, chương trình tiết kiệm mang lại nhiều phần quà tặng giá trị thiết thực ý nghĩa đến khách hàng. Chia sẻ thêm về niềm vui nhận quà tri ân đó, cô Nguyễn Ngọc Dung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) không giấu được sự phấn khởi đã tâm sự: “Nhận phần quà là một bộ ly thủy tinh cao cấp, tôi rất lấy làm vui vì sự quan tâm hỗ trợ, tư vấn việc xoay vòng nguồn tiền tiết kiệm thông qua các sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng đã giúp tôi có đủ điều kiện lo cho con đang du học tốt hơn, bởi bên cạnh hoạt động kinh doanh không ngừng tăng cao, Ngân hàng Bản Việt luôn hướng đến việc xây dựng các chương trình khuyến mãi luôn mang đến lợi ích cho khách hàng, đặc biệt là các chương trình đóng góp chia sẻ đến với những bà con có hoàn cảnh khó khăn. Gửi tiết kiệm ở đây, tôi có thể hoàn toàn yên tâm không chỉ bởi sự an toàn mà còn bởi khả năng sinh lời tốt, chưa kể đến những may mắn bất ngờ từ các chương trình khuyến mãi hấp dẫn”.
Không ngừng gia tăng các tiện ích cho khách hàng gửi tiết kiệm qua các chương trình khuyến mãi, ưu đãi khách hàng, thu chi ngoài quầy.v.v. Ngân hàng Bản Việt đã và đang nỗ lực mang đến cho khách hàng một địa chỉ tin cậy để gửi gắm nguồn vốn của mình một cách hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)