Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Bourbon Tây Ninh ước lãi 112 tỷ nhờ đầu tư cổ phiếu Sacombank

0 nhận xét

Trong khi đó, với việc thanh lý cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai và Sabeco vào năm ngoái, thì Bourbon Tây Ninh đã phải ghi nhận lỗ ở thương vụ này.

Chủ tịch Bourbon Tây Ninh, bà Huỳnh Bích Ngọc
Chủ tịch Bourbon Tây Ninh, bà Huỳnh Bích Ngọc là vợ của ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank. 


Theo báo cáo cập nhật của Chứng khoán Bản Việt (VCSC) về CTCP Bourbon Tây Ninh (Mã CK: SBT), trong đợt đại hội đồng cổ đông vừa rồi, công ty đã ghi nhận lợi nhuận từ việc đầu tư vào Sacombank và Sacomreal.

Theo đó, Bourbon Tây Ninh đã mua vào 7,5 triệu cổ phiếu STB của Sacombank với giá trung bình là 14.266 đồng/cp, tổng cộng 107 tỷ đồng và 4 triệu cổ phiếu SCR của Sacomreal với giá trung bình là 7.500 đồng/cp, tổng cộng 30 tỷ đồng và tăng cổ phần tại công ty đường Biên Hòa lên 22,72%, tức 4,2 triệu cổ phiếu, tương đương 129 tỷ đồng. 

Bourbon đã đăng ký bán cổ phiếu STB của mình và dự kiến sẽ bán cả cổ phiếu SCR. Tại mức giá thị trường hiện tại vào khoảng 25.700 đồng/cổ phiếu STB và 12.700 đồng/cổ phiếu SCR, chuyên gia phân tích Giang Hoàng của VietCapital ước lượng Bourbon Tây Ninh có thể đạt khoảng 112 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế từ các khoản đầu tư này.

Ngoài ra, việc sử dụng nguồn thu từ thanh lý cổ phiếu STB và SCR để mua thêm cổ phần của nhà máy đường Biên Hòa như thông tin đề cập mới đây, VCSC cho rằng mối hợp tác giữa hai công ty sẽ làm tăng năng suất và hiệu quả. Cụ thể, quan hệ mật thiết với đường Biên Hòa có thể giúp Bourbon Tây Ninh tăng nguồn cung mía nguyên liệu trong bối cảnh chi phí tăng cao nhằm tăng lợi nhuận. Vì vậy, với nguồn thu từ thanh lý cổ phiếu STB và SCR để đầu tư vào đường Biên Hòa, SBT sẽ không phát hành thêm cổ phiếu hay trái phiếu trong thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Bourbon Tây Ninh cũng ghi nhận lỗ từ thanh lý cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai và cổ phiếu Sabeco. Trong năm 2011, SBT đã quyết định bán ra 513.000 cổ phiếu HAG và 500.000 cổ phiếu Sabeco. Theo báo cáo thanh lý các khoản đầu tư tài chính lỗ 47 tỷ đồng, trong đó trích lập dự phòng cho khoản lỗ lũy kế của Bourbon An Hòa là 21 tỷ đồng. Vì vậy, SBT đã lỗ 26 tỷ đồng từ các khoản đầu tư này.

Năm 2012, SBT đặt chỉ tiêu 1.810 tỷ đồng doanh thu (giảm 12% so với năm ngoái) và 400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (giảm 30% so với năm ngoái) cho năm 2012. Theo đánh giá của VCSC, các chỉ tiêu này khá khiêm tốn trong bối cảnh giá bán đã có dấu hiệu tăng trở lại sau khi Nhà nước cho phép xuất khẩu thặng dư đường. Ngoài ra, trong quý I, dù không phải là mùa cao điểm, công ty vẫn đạt 110 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 25% chỉ tiêu cả năm.

Đánh giá của VCSC về SBT về cơ bản không thay đổi với mức định giá cổ phiếu SBT giữ ở 17.500 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu SBT đã tăng 27% từ 10/2 và hiện đang ở mức 20.700 đồng, VCSC xếp cổ phiếu SBT vào nhóm "nắm giữ".
Xem thêm →

Hợp tác chiến lược với đối tác ngoại: Cần có một nhà tư vấn tốt

0 nhận xét

Trào lưu đối tác Nhật Bản M&A với các công ty Việt Nam là một điểm sáng nổi bật tại TTCK Việt Nam những tháng đầu năm 2012.

Xung quanh chủ đề này, ĐTCK đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Phương, Giám đốc Tư vấn tài chính CTCK Bản Việt.

Ông Nguyễn Đức Phương
Ông Nguyễn Đức Phương

Thưa ông, tại sao trào lưu đối tác Nhật Bản mua cổ phần của các công ty Việt Nam lại trở nên nhộn nhịp trong thời gian gần đây?

Xét về lý do nội tại, hiện nay, lãi suất tiền gửi tại Nhật Bản ở mức rất thấp, chỉ 1 - 2%/năm, vì vậy, dòng tiền nhàn rỗi có động lực hợp lý để tìm kiếm các cơ hội đầu tư bên ngoài. Trong khu vực lân cận Nhật Bản, Việt Nam trở thành một địa chỉ ưa thích, vì bên cạnh khoảng cách địa lý gần gũi, văn hóa mang nét Á Đông tương đồng, thì ở Việt Nam, các NĐT Nhật được đối xử thân thiện, đặc biệt là sự đi xuống của thị trường thấp hơn mặt bằng chung của khu vực.

Sự hấp dẫn này đã manh nha bấy lâu nay, nhưng sang năm 2012 mới hình thành trào lưu, khi tỷ giá được dự báo sẽ ổn định. Các khoản đầu tư tại Việt Nam cho tỷ suất lợi nhuận trên 10%, trừ đi biến động tỷ giá dự phóng năm 2012 biến động không quá 3%, hứa hẹn tỷ suất sinh lời thực tế với các NĐT Nhật Bản từ 7 - 8%. Đây là con số thực sự hấp dẫn với họ, hình thành nên một làn sóng NĐT Nhật Bản mua cổ phần tại Việt Nam như đã thấy.



Xin ông cho biết, lĩnh vực nào đang được nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm?

Làm việc với nhiều đối tác, chúng tôi nhận thấy họ thực sự hứng thú với lĩnh vực hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, y tế và bán lẻ. Mới đây, Bản Việt đã tư vấn cho Quỹ đầu tư Công nghiệp DI châu Á (DIAIF) mua 10 triệu cổ phần của CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC). Thị trường cũng chứng khiến nhiều thương vụ tương tự khi NĐT Nhật Bản mua cổ phần lô lớn diễn ra trong ngành thực phẩm. Mảng tài chính cũng nhận được sự quan tâm sau cuộc hợp tác đình đám Vietcombank - Mizuho. Giữa quý II/2012, chúng tôi sẽ có cuộc roadshow tại Nhật Bản, tìm cơ hội hợp tác và đối tác chiến lược cho một số ngân hàng Việt Nam.



Trên vai trò là nhà tư vấn, ông có thể chia sẻ gì với các công ty trong nước về trào lưu hợp tác hiện nay?

Thực tế, khi có ý định “se duyên” với đối tác đến từ Đông Á, cần phải hiểu họ có nhiều điểm khá khác biệt với các NĐT đến từ các quốc gia khác. Chẳng hạn, khi đầu tư vào một doanh nghiệp nội địa, đối tác Nhật Bản có khả năng giới thiệu thêm nhà cung cấp máy móc thiết bị, nguyên liệu hay khách hàng cho doanh nghiệp. Đơn cử, trước khi DIAIF bày tỏ ý định muốn song hành với JVC thì đã có 5 - 6 NĐT khác muốn hợp tác. Tuy nhiên, cuối cùng JVC chọn DIAIF, vì đối tác và cả Bản Việt - đơn vị tư vấn và doanh nghiệp, đều chung một góc nhìn: DIAIF có khả năng hỗ trợ JVC trong quản lý, phát triển chiến lược kinh doanh, cũng như mở rộng quan hệ với các đối tác ở Việt Nam và Nhật Bản khác…, với định hướng giúp đối tác trở thành nhà cung cấp giải pháp y tế hàng đầu ở Việt Nam. Cả hai không đặt nặng lợi nhuận ngắn hạn, mà chỉ chú trọng tới khả năng phát triển dài hạn khi hợp tác.

Một điều khác tôi muốn chia sẻ là người Nhật đặt ra các chuẩn mực minh bạch của đối tác tương lai tương đối cao. Chẳng hạn, thương vụ JVC - DIAIF khởi đầu từ tháng 9 năm ngoái và hoàn tất vào tháng 3 năm nay. Trong thời gian đó, chuyên viên của DIAIF làm việc liên tục, luôn có mặt tại JVC để “hiểu” đối tác. Có thể nói, trong việc xem xét, mổ xẻ từng con số trên báo cáo tài chính của đối tác Việt Nam hay từng khoản mục chi phí, trách nhiệm của đơn vị tư vấn như Bản Việt khá nặng nề. Chúng tôi không chỉ giúp đối tác nội địa chuẩn bị sẵn sàng tài liệu liên quan theo yêu cầu của đối tác, mà còn theo theo sát quá trình làm việc để đưa hai phía xích lại gần nhau hơn mỗi khi xuất hiện các góc nhìn khác biệt.



Với sự quan tâm của NĐT Nhật Bản dành cho các công ty Việt Nam, ông có lời khuyên nào cho các đối tác nội địa đang muốn tìm sự hợp tác?

Theo quan sát của chúng tôi, phần lớn cuộc mua bán cổ phần của đối tác Nhật Bản với công ty Việt Nam gần đây đều diễn ra với các đối tác cùng một lĩnh vực hoạt động. Bởi vậy, đối tác có sự hiểu biết khá sâu sắc về ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, thương thảo, phát sinh rất nhiều vấn đề, chủ yếu do sự khác biệt về luật pháp, chuẩn mực kế toán và hệ thống quản trị doanh nghiệp. Nhiệm vụ của đơn vị tư vấn là giải thích các sự khác biệt này với bên mua.

Còn phía đối tác nội địa, họ gặp nhiều khó khăn không kém phía đối tác Nhật Bản, do thiếu thông tin để đánh giá đối tác nước ngoài: Triết lý mô hình kinh doanh của đối tác ra sao? Mục tiêu mua cổ phần để làm gì? Họ có tham gia điều hành doanh nghiệp không và nếu có, liệu có khiến công ty nội địa đi chệch chiến lược đã hoạch định từ trước?

Không chỉ vậy, khẩu vị của các nhóm NĐT cũng rất khác nhau. Có NĐT ưa thích công ty tăng trưởng nhanh, có NĐT ưa thích công ty có nền tảng vững vàng.

Tất cả những điều đó tạo nên khó khăn cho hai phía khi tiếp xúc và chỉ có đơn vị tư vấn có kinh nghiệm mới có thể giải quyết, giúp đối tác nội địa thể hiện được hình ảnh của mình tốt nhất. Điều này không chỉ thiết lập thành công mối quan hệ lâu dài, mà còn mang về thặng dư cho các cổ đông.
Xem thêm →

Ngân hàng Thụy Sỹ từ chối tiền bẩn của các tỷ phú

0 nhận xét

Trong vòng 5 tháng tới, các tổ chức tài chính của Thụy Sỹ sẽ không tiếp nhận những tài khoản tiền gửi không minh bạch, đó là thông báo mới nhất của quốc gia nơi được xem là thiên đường của các dòng tiền bẩn.

Quyết định này có lẽ đã manh nha từ hai năm trước khi Bradley Birkenfeld - nguyên Giám đốc quản lý tài sản của ngân hàng UBS, một trong những ngân hàng lớn nhất của Thụy Sỹ, nơi chứa nhiều tài sản của các tỷ phú giàu nhất hành tinh - đã phá tan luật bí mật thông tin nổi tiếng của hệ thống ngân hàng Thụy Sỹ khi công bố danh sách 250 khách hàng bị nghi ngờ trốn thuế cho Mỹ.

Chính nhân vật này, trước đó, đã từng giúp các khách hàng gian lận những khoản thuế khổng lồ, trong đó có nhiều người Mỹ. Các tài liệu mật mà Bradley Birkenfeld cung cấp cho giới chức Mỹ đã buộc Ngân hàng UBS và cả chính phủ Thụy Sỹ phải có những nhượng bộ. Sau đó, Nghị viện Thụy Sỹ đã phê chuẩn nghị quyết cho phép cung cấp thông tin của 4450 tài khoản khách hàng bị nghi ngờ là trốn thuế tại ngân hàng UBS cho cơ quan tư pháp Mỹ. Hậu quả là chỉ trong vòng 2 năm, số lượng khách hàng giao dịch với ngân hàng UBS đã bị giảm sút nghiêm trọng.

Sức ép quốc tế

Dưới sức ép từ dư luận nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, Liên minh châu Âu, tới nay, Thụy Sỹ đã buộc phải đưa ra cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với các nước để điều tra những trường hợp nghi ngờ trốn thuế và hơn thế nữa, đó là ngăn chặn các dòng tiền bẩn tuồn vào hệ thống ngân hàng nước này. Năm 2011, 11 ngân hàng của Thụy Sỹ đã bị Mỹ đưa vào danh sách cần điều tra, sang năm 2012, danh sách này có thêm ngân hàng Wegelin.



Vào ngày 7/4 vừa qua, một ngày sau khi Đức và Thụy Sỹ ký một thỏa thuận quan trọng liên quan tới việc đánh thuế các khoản tiền gửi, Đức đã đặt vấn đề mua dữ liệu ngân hàng của Thụy Sỹ để hỗ trợ các cơ quan thanh tra thuế phát hiện những trường hợp gian lận thuế ở Đức. Các thỏa thuận này sẽ ngăn chặn giới nhà giàu Đức giấu tài sản vào các tài khoản bí mật ở ngân hàng Thụy Sỹ. Thỏa thuận trên sẽ chỉ có hiệu lực từ năm 2013 và nhiều người cho rằng thời gian đó quá đủ để những người trốn thuế di chuyển tài sản của mình tới nơi khác an toàn hơn.

Chính phủ hai nước hy vọng thỏa thuận trên sẽ chấm dứt những tranh cãi ngoại giao kéo dài nhiều năm qua. Bởi ngay tuần trước đó, chính quyền Thụy Sỹ đã yêu cầu bắt giữ 3 nhân viên thanh tra thuế của Đức với cáo buộc làm gián điệp công nghiệp khi tìm cách mua dữ liệu của những người Đức trốn thuế ở ngân hàng Thụy Sỹ. Ước tính người Đức có khoảng 150 triệu Franc Thụy Sỹ đang gửi trong két sắt của các ngân hàng ở quốc gia láng giềng này.

Trở lại với quy định mới của chính phủ Thụy Sỹ, các ngân hàng sẽ có thêm 5 tháng nữa để chuẩn bị cho bước ngoặt quan trọng trong việc tổ chức và quản lý các quỹ tài chính. Sau thời điểm đó, các ngân hàng sẽ chỉ được tiếp nhận những "đồng tiền sạch", tức đã được thẩm định rằng không có chuyện rửa tiền, trốn thuế đằng sau các khoản ký gửi khổng lồ. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới sức hút và lợi nhuận của ngân hàng Thụy Sỹ.

Sự thay đổi này sẽ đánh dấu chấm hết cho truyền thống tự do nhận các khoản tiền gửi mà không cần phải khai báo cho chính quyền kéo dài hàng trăm năm nay của các ngân hàng Thụy Sỹ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc nhiều món tài sản kếch sù của các tỷ phú trên khắp thế giới có nguy cơ bị điều tra và đem ra ánh sáng.

Ngân hàng Thụy Sỹ "mất uy"?

Ngày 22/2/2012 được đánh dấu là bước ngoặt đối với ngành ngân hàng Thụy Sỹ khi chính phủ nước này lần đầu tiên thể chế hóa vấn đề dưới dạng một "biên bản thảo luận". Theo đó, các ngân hàng sẽ không được phép tiếp nhận các khoản tiền, quỹ không khai báo, đồng thời còn phải giải quyết cả các trường hợp tồn đọng trong quá khứ. Để thực hiện quy định mới này, giải pháp khả thi đối với các ngân hàng Thụy Sỹ hiện nay là sẽ phải ngừng giao dịch với các khách hàng và nếu khách hàng muốn chuyển tiền đi nơi khác, "ngân hàng cần đảm bảo rằng các khoản tiền này sẽ phải xuất cảnh hoàn toàn khỏi Thụy Sỹ".

Phản ứng với quyết định kể trên, giới vận động hành lang ngành ngân hàng có nhiều ý kiến khác nhau. "Một điều không thể tưởng tượng được là các tổ chức tài chính chuyên nghiệp đã quyết định không còn muốn tranh đấu để bảo vệ bí mật thông tin của ngành ngân hàng", một nhân viên ngân hàng tại Geneve nói, "Các ngân hàng lớn đã lùi bước trong khi đó ngân hàng nhỏ, những đơn vị luôn mong muốn bảo mật thông tin khách hàng lại có tiếng nói không trọng lượng đối với giới chính trị gia". Nhiều khách hàng ngoại quốc tỏ ra lo ngại với điều chỉnh này bởi họ sợ rằng ngân hàng Thụy Sỹ sẽ cung cấp thông tin cho giới chức nước họ về các tài khoản mà họ không bao giờ muốn công bố.

Năm ngoái, chính phủ Pháp đã yêu cầu công dân nước mình làm việc trong tổ chức quản lý tài sản phải cung cấp thông tin cho chính phủ. Giới thạo tin cho biết, ngân hàng Credit Suisse đã quyết định yêu cầu các khách hàng có tài khoản không được khai báo phải rút tiền khỏi ngân hàng và không cho phép những người này được mở lại. Quyết định này có thể sẽ khiến Credit Suisse mất 664 triệu euro. Trong khi đó, tại UBS, khách hàng Pháp vẫn có thể mở các tài khoản mới.

Mặc dù các ngân hàng yêu cầu khách hàng phải khai báo tài sản ngày càng khắt khe nhưng có vẻ điều đó chưa trả lời được vấn đề cốt lõi nhất đó là các ngân hàng sẽ dựa vào tiêu chí nào để biết rằng một khách hàng đang gian lận thuế để cắt đứt giao dịch tài chính hay thông báo cho chính quyền? Mặt khác, nếu khách hàng chứng thực được rằng họ đã chấp hành tốt các quy định tài chính, nghĩa vụ thuế đối với các Nhà nước thì liệu ngân hàng có phải xác minh lại lời khai đó là chân thực. Hoạt động này hẳn sẽ phải mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và trải qua các thủ tục khá phức tạp.

Nhiều người cho rằng sức hút của các ngân hàng Thụy Sỹ có thể sẽ giảm đi bởi các khách hàng sẽ không còn thấy an toàn khi để lại các khoản tiền ở lại trừ phi chi phí quản lý tài sản giảm mạnh. Bởi vì hiện nay "dịch vụ ngân hàng của Thụy Sỹ cao hơn nhiều so với các nơi khác trên thế giới", luật sư người Thụy Sỹ Carlo Lombardini cho biết.
Xem thêm →

Căn hộ siêu sang và xu hướng thời thượng

0 nhận xét

Chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Tân Hoàng Minh bộc bạch, đối tượng khách hàng mà họ hướng tới là những doanh nhân thành đạt, có khả năng chi trả cao và có nhu cầu sở hữu, sử dụng sản phẩm bất động sản cao cấp.
“Khách hàng ngày một khó tính hơn và có lẽ đó chính yếu tố hết sức quan trọng giúp chủ đầu tư bất động sản cao cấp tồn tại được ngay trong cả thời kỳ thị trường đang hết sức khó khăn như hiện nay”, một chuyên gia bất động sản đã nhận định như vậy ngay sau sự kiện mở bán dự án căn hộ siêu sang D’.Palais de Louis với giá 145 triệu đồng/m2 của Tân Hoàng Minh.

Như vậy, đến nay, dự án căn hộ siêu sang D’.Palais de Louis đã có 39 căn hộ có chủ.



Ông Nguyễn Ngọc Khoa, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh cho hay, mức giá 145 triệu đồng/m2 là giá bán được áp dụng trong tháng chào bán đầu tiên, sau đó mức giá bán sẽ tăng lên 164 triệu đồng/m2 (tương đương 7.900 USD/m2 tính theo tỷ giá hiện hành, chưa bao gồm VAT).

Theo chủ đầu tư, hiện tại lượng khách hàng quan tâm đến dự án khá đông đảo. Điều này chứng tỏ, dự án bất động sản hạng sang đã nắm bắt được đúng tâm lý khách hàng.

Ngay sau khi công bố dự án, Chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Tân Hoàng Minh bộc bạch, đối tượng khách hàng mà họ hướng tới là những doanh nhân thành đạt, có khả năng chi trả cao và có nhu cầu sở hữu, sử dụng sản phẩm bất động sản cao cấp.



Nhưng tại sao Tân Hoàng Minh lại lựa chọn đầu tư một dự án hạng sang được cho là rất khó bán, mà không xây dựng một dự án căn hộ cao cấp có suất đầu tư thấp hơn và dễ bán hơn? Trả lời thắc mắc này, theo ông Khoa, Tập đoàn muốn xây dựng một “cung điện Versailles giữa lòng Hà Nội” và về mặt kinh doanh, thì hoàn toàn có nhu cầu đối với loại căn hộ hạng sang, bất chấp giá cả rất cao.

Theo các chuyên gia, phân khúc bất động sản siêu sang là một phân khúc nhỏ cả về khách hàng lẫn chủ đầu tư. Về đối tượng khách hàng, chỉ có một lượng doanh nhân thành đạt có nhu cầu và có khả năng chi trả những căn hộ từ hơn 13 tỉ đồng đến hơn 100 tỉ đồng. Số lượng khách loại này tương đối ít chính là nguyên nhân khiến nhiều chủ đầu tư không dám mạo hiểm.
Đối với chủ đầu tư, khi thực hiện dự án bất động sản siêu sang, họ phải đối mặt với những thách thức thực sự. Đặc biệt, loại dự án siêu sang có tính thanh khoản rất chậm, nếu không trường vốn không chủ đầu tư nào dám bước vào phân khúc này.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chủ đầu tư lớn, khi nền kinh tế phát triển, người ta càng quan tâm tới việc nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó nơi ở đóng vai trò quan trọng. Đó là lý do vì sao nhiều chủ đầu tư vẫn không những không từ bỏ phân khúc bất động sản cao cấp mà còn đẩy mạnh đầu tư trong vòng vài năm tới.

Một số chủ đầu tư đã không giấu giếm niềm tin rất lớn của họ vào thị trường phân khúc cao cấp, hạng sang này. Điều này được lý giải rằng: Trước hàng ngàn thông tin dự án, người mua khó so sánh các dự án với nhau về giá, họ chỉ có thể so về mặt chất lượng, vị trí dự án và uy tín của chủ đầu tư.

Với tầm nhìn chiến lược và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường bất động sản, nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài cũng khẳng định, những khó khăn của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay chỉ là tạm thời, về lâu dài, BĐS cao cấp, kể cả nghỉ dưỡng, vẫn luôn có triển vọng tốt trong tương lai.

Thậm chí, ông Peter Reid, TGĐ Tập đoàn Indochina còn cho rằng: “Ngoài nhu cầu về chỗ ở mới thì nhu cầu cải thiện chỗ ở của một bộ phận khá lớn người dân tại các đô thị lớn, có thu nhập cao là tất yếu. Khi thu nhập của họ được cải thiện thì không có lý do gì họ không chọn cho mình một căn hộ tiện nghi, sang trọng để ở, đồng thời khẳng định được đẳng cấp khi của mình khi họ nói với ai đó là họ sống chỗ này, chỗ kia”. Vì thế, những căn hộ “đắt xắt ra miếng”, chất lượng tốt, tiến độ triển khai thực hiện nghiêm ngặt vẫn sẽ thu hút được người mua.

Cũng cần phải biết thêm, cung về căn hộ cao cấp không tăng cao, ở thời điểm hiện tại như trên thị trường gần không có dự án nào triển khai mới.  Điều đó có nghĩa là trong tương lai 4 - 5 năm (thời gian để phát triển 1 dự án) sẽ không có cung về nhà cao cấp, nhà siêu cao cấp lại càng khó. Đây là thông tin thực sự đáng chú ý đối với các nhà đầu tư khi quyết định lựa chọn thời điểm đầu tư. Phải chăng dự án D’.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh đang mở đầu cho một xu hướng đầu tư mới: Xu hướng đầu tư bất động sản siêu sang, hướng tới sự hoàn hảo của giới thượng lưu?
Xem thêm →

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

0 nhận xét

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17%.

Cụ thể, báo cáo của Viet Capital Bank đưa ra định hướng dư nợ cấp tín dụng trong năm 2012 là 5.125 tỷ đồng, ứng với mức tăng trưởng 17% so với năm 2011. Mức tăng trưởng dự kiến đó ứng với nhóm cao nhất theo cơ chế phân nhóm giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.



Viet Capital Bank hiện có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. Đáng chú ý là phải đến tháng 8/2011 ngân hàng này mới đạt được mức vốn trên để đảm bảo quy định về vốn pháp định hiện hành.

Ngoài kế hoạch tín dụng, Viet Capital Bank dự kiến sẽ tăng tổng tài sản đạt 28.000 tỷ đồng trong năm 2012, tăng 65%; lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, tăng 53%.

Viet Capital Bank là tên gọi mới của Ngân hàng Gia Định từ đầu năm 2012. Đi cùng với việc đổi tên, ngân hàng này cũng vừa chính thức công bố Chủ tịch Hội đồng Quản trị mới là bà Nguyễn Thanh Phượng.
Xem thêm →

Ngân hàng Bản Việt mục tiêu 550 tỷ đồng lợi nhuận 2012

0 nhận xét

Năm 2012, ngân hàng sẽ đầu tư 13,6 nghìn tỷ đồng kinh doanh chứng khoán, chiếm gần 50% tài sản có sinh lời. Cổ tức tỷ lệ 12%.

Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (VietCapitalBank) vừa công bố chương trình họp Đại hội cổ đông thường niên.

Ngân hàng Bản Việt - Viet Capital Bank
Ngân hàng Bản Việt mục tiêu 550 tỷ đồng lợi nhuận 2012

Năm 2012, ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng, gấp rưỡi năm 2011.

Trong đó, dự kiến thu nhập lãi thuần (chênh lệch thu chi các khoản có lãi suất) ước đạt 824 tỷ đồng, gồm:

- Thu lãi cho vay đạt 944 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2011.

- Thu lãi tiền gửi đạt 902 tỷ đồng, tăng 230%.

- Thu lãi từ đầu tư chứng khoán 1.416 tỷ đồng, tăng 216%%

- Chi lãi huy động là 2.438 tỷ đồng, tăng 136%.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 25 tỷ đồng, từ hoạt động ngoại hối 20 tỷ đồng, hoạt động khác 13 tỷ đồng...

Vốn điều lệ năm 2012 sẽ không thay đổi so với 2011, ở mức 3.000 tỷ đông. Cổ tức tỷ lệ 12%.

Tổng vốn huy động dự kiến tăng 78% lên 23,6 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động 16,6 nghìn tỷ đồng từ tổ chức kinh tế, dân tư và huy động 7 nghìn tỷ đồng từ thị trường liên ngân hàng và vay Ngân hàng Nhà nước.

Tổng tài sản năm 2012 dự kiến tăng 65% lên 28 nghìn tỷ đồng, trong đó tài sản có sinh lời chiếm 95,5%, bao gồm 8 nghìn tỷ đồng gửi vốn có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác (chiếm 28,6%), 13,6 nghìn tỷ đồng đầu tư kinh doanh chứng khoán (48,6%) và 5,1 nghìn tỷ đồng cấp tín dụng (17%).

Đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, giá trị tổng tài sản đạt 17 nghìn tỷ đồng, đạt 113% so với kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy động đạt 13,3 nghìn tỷ đồng, tăng 119% so với năm 2010, đạt 116% kế hoạch năm 2011.

Dư nợ tín dụng đạt 4.380 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2010. Nợ xấu chiếm 2,7% tổng dư nợ.

Về hoạt động đầu tư, tổng số đầu tư kinh doanh chứng khoán là 5.859 tỷ đồng, đạt 154% kế hoạch, tăng 301% so với năm trước.

Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 360 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch , tăng 379% so với năm 2010.
Xem thêm →

Ngân hàng Bản Việt: Nợ xấu đến cuối 2011 chỉ còn 2,69%

0 nhận xét

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sau khi chuyển đổi từ ngân hàng Gia Định thành ngân hàng Bản Việt đã giảm mạnh từ mức 4% cuối năm 2010 xuống còn 2,69%. Thấp hơn mức trung bình 2011 toàn ngành ngân hàng.

Ngân hàng TMCP Bản Việt - Vietcapitalbank vừa thông báo kết quả báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 sau khi chuyển đổi từ NHTMCP Gia Định. 

Ngan hang Ban Viet - Viet Capital Bank
Ngân hàng Bản Việt: Nợ xấu đến cuối 2011 chỉ còn 2,69%

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, Vietcapital bank đạt lợi nhuận xấp xỉ 270 tỷ đồng, tăng gần gấp 4 lần so với KQKD năm 2010. 

Thu nhập từ lãi thuần vẫn là chủ yếu đạt 422 tỷ đồng trong 578 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động. So với năm 2010, thu nhập tăng gần gấp 3 lần. Năm 2010, tổng thu nhập chỉ đạt 202 tỷ đồng

Tăng trưởng thu nhập cũng đi kèm với mức tăng chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng gấp 2 lần từ 108 tỷ đồng của năm tài chính 2010 lên 208 tỷ đồng trong năm 2011.

Đạt được thu nhập cao như vậy trong năm 2011 do ngân hàng mở rộng cho vay và lãi suất cho vay tăng mạnh. 

Dư nợ tính đến 31/12/2011 tăng trưởng 19.6% đạt 4.380 tỷ. Lãi suất cho vay thương mại bằng VND là 24%/năm và ngoại tệ là 7,5%. Trong khi năm 2010, lãi suất dao động từ 12-20%/năm với vay tín dụng cho vay VND và 6,8-8,5%/năm với tín dụng ngoại tệ. 

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng cải thiện đáng kể. Năm 2010, nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ có khả năng mất vốn chiếm 4% dư nợ cho vay. Đến cuối 2011, tỷ lệ này chỉ còn 2,69% mặc dù dư nợ tăng xấp xỉ 20%. 

Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cũng có sự thay đổi, tăng tỷ lệ ở dư nợ ngắn hạn và giảm với kỳ hạn còn lại. Nếu như năm 2010, dư nợ ngắn hạn chiếm 66,9% tổng dư nợ thì đến 2011 tỷ lệ này là 73,7%. Với dư nợ dài hạn thì giảm từ 18% xuống còn 14,4%.

Đối tượng cho vay cũng chuyển dịch từ khách hàng cá nhân sang đối tượng là công ty cổ phẩn và công ty TNHH. Năm 2010, dư nợ cá nhân chiếm 43,84% thì năm 2011 chỉ còn 31,86%. Dư nợ dành cho công ty cổ phần và TNHH tăng từ 26,52% và 26,62% lên lần lượt 35,37% và 30,28%. 

Đến cuối năm 2011, ngân hàng có 5.773 tỷ đồng là kỳ phiếu hoặc trái phiếu do TCKT hay TCTD khác phát hành. Trong đó có 4 khoản TPDN phát hành có lãi suất từ 18-21%/năm nhưng không có tài sản đảm bảo với tổng khối lượng khoảng 1.000 tỷ. Còn lại là các kỳ phiếu do các TCTD khác phát hành, lãi suất 14-15,85%/năm.
Xem thêm →

Bạn có đủ tiêu chuẩn nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm?

0 nhận xét
Bạn có sẵn sàng đưa công ty mình đến bước phát triển mới? Có phải đã đến lúc để tìm nguồn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm?

Đa số câu trả lời sẽ là "không". Chỉ có mô hình "đúng" đang ở giai đoạn phát triển "đúng" và xuất hiện "đúng" thời điểm trên thị trường mới là đối tượng của các quỹ đầu tư mạo hiểm để mắt đến.

Một số đặc điểm mà các nhà đầu tư sẽ quan tâm

Khả năng tạo lợi nhuận

Một doanh nghiệp với chi phí cao cao và tổng lợi nhuận thấp sẽ không được để mắt đến. Các quỹ đầu tư thích các mô hình kinh doanh tạo được nhiều lợi nhuận. Điều này là đương nhiên và không có gì phải bàn cãi Nếu một doanh nghiệp có giá sản xuất sản phẩm thấp và có phần trăm trong tổng giá bán ra nằm ở 1 con số thì doanh nghiệp đó rất hấp dẫn đối với Quỹ đầu tư.

Quy mô thị trường


Trong bộ phim Social Network, Justin Timberblake trong vai Sean Parker đã nói rằng: "Một triệu đô la chẳng đáng là gì. Anh biết cái gì nghe hấp dẫn hơn không? Một tỷ đô la." Với quỹ đầu tư mạo hiểm thì thị trường khiêm tốn nghe chẳng chẳng hấp dẫn chút nào.

Không có bí quyết thành công


Bí quyết thành công không nhất thiết phải là bằng sáng chế hay phát minh ra thứ gì mới. Startbucks là một doanh nghiệp được đầu tư trong khi mô hình kinh doanh này có thể bị sao chép dễ dàng. Thật sự đã có nhiều người cố gắng cạnh tranh với Startbucks trong lĩnh vực này nhưng không người nào thành công cả trong việc sao chép "văn hóa" của Startbucks. Tất cả những yếu tố như nhân viên, khách hàng của Startbucks, các poster diễn viên và đam mê dành cho chất lượng của từng sản phẩm đã kết hợp lại và tạo nên một rào cản ngăn các doanh nghiệp tương tự tiến vào thị trường ngay cả khi chất lượng café của họ có tốt hơn Starbucks đi nữa.

Bạn và đội ngũ của mình


Bạn không nhất thiết phải có kinh nghiệm nhưng nếu không có điều đó thì bản cần phải có một số các phẩm chất sau đây: a) Có một nền tảng kiến thước tốt, b) từng có kinh nghiệm làm việc tại các công ty trong lĩnh vực liên quan hay đã từng khởi nghiệp, c) có sự xuất chúng thể hiện qua kế hoạch phát triển thực tế và tỉ mỉ, d) có trình đô chuyên môn vượt trội trong một lĩnh vực nhất định, e)  Bạn truyền đạt tầm nhìn của mình tốt đến mức nào. Nói cách khác, bạn có phải là Steve Jobs thứ hai hay không?

Vấn đề là khi bạn nhìn vào danh sách đó và đánh giá lại vị trí của mình theo cách logic nhất, bạn có thật sự đủ khả năng đáp ứng hết tất cả?


Có rất nhiều doanh nghiệp tuyệt vời mà chẳng cần vốn đầu tư từ bên ngoài. Nếu trò chuyện với những người đã và đang khởi nghiệp, ai cũng có những thời kỳ khó khăn. Nhà đầu tư không phải là một thiên thần sẽ đến lúc bạn cần. Vì vậy, bạn cần có đủ lòng tin, quyết tâm cũng như sự chuẩn bị tốt nhất khi bắt đầu khởi nghiệp.
Xem thêm →

Đầu tư vào ngân hàng: Rót ngàn tỷ vẫn không run

0 nhận xét
Tái cơ cấu từ một "khái niệm" bi quan đang trở thành một cơ hội đầy triển vọng. Vì thế, dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn sẵn vàng đổ cả ngàn tỷ, huy động thêm nguồn lực con người, công nghệ...

Trong khi những hành động của Ngân hàng Nhà nước dù được khẳng định là rất quyết liệt nhưng lại khá kín tiếng thì những diễn biến trên thực tế lại khá sôi động. Một nguồn lực mới cả về tài chính, con người, công nghệ... đang đổ vào các ngân hàng hơn cả kỳ vọng. Tái cơ cấu từ một "khái niệm" bi quan đang trở thành một cơ hội đầy triển vọng. Vì thế, dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn sẵn vàng đổ cả ngàn tỷ, huy động thêm nguồn lực con người, công nghệ...

Tin đồn và sự thật


Nếu đúng như cam kết từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì đến cuối quý I sẽ có những quyết định quan trọng liên quan đến tái cơ cấu ngân hàng, nhất là khi hồi đầu tháng đầu tháng 3, Chính phủ đã thông qua đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng. Có lẽ vì thế, mà trong mấy ngày gần đây, giới ngân hàng đang rất ngóng đợi những quyết định quan trọng từ Ngân hàng Nhà nước khi mọi công tác chuẩn bị đã khá kỹ.

Mấy ngày gần đây, giới ngân hàng đang bàn tán về thông tin một ngân hàng do một đại gia BĐS sản đứng đầu ở phía Bắc đang có những động thái chuẩn bị về thủ tục, nhân sự và cả tài chính để cùng một ngân hàng khác ở phía Nam bàn tính chuyện hợp nhất.

Cơ sở cho động thái này được xác định là ông chủ ngân hàng miền Bắc đã tiếp cạn được một nhà đầu tư tiềm năng đến từ Trung Đông. Giới đầu tư cho biết, nếu điều này thành hiện thực thì đây hẳn là một điều đáng mừng vì các ngân hàng này không chỉ có nguồn lực lớn mà còn có sự tham gia của những nhà đầu tư chuyên nghiệp nhằm năng cao tiềm lực của mình về nhiều mặt.


Trong khi đó, mới đây nhất, khi Ngân hàng Đông Á đã đánh tiếng sẽ tìm kiếm đề hợp nhất với một đối tác khác để sáp nhập làm cho những thông tin đầu tư vào ngân hàng vốn đã sôi động và ngày càng có cơ sở. Tương tự, Chủ tịch SHN Đỗ Quang Hiển dù chưa thể khẳng định về việc sáp nhập Habubank nhưng đã bày tỏ nhu cầu tìm kiếm những SHB đang trong quá trình tìm kiếm một vài đối tác để nhận sáp nhập vào SHB nhằm nâng cao tiềm lực, mở rộng quy mô.

Ở một mức độ không còn là ý tưởng hay tin đồn, HBBank đã từng sớm lên tiếng mua lại cổ phần của EVN tại ABBank khi thoái vốn. Trong khi đó, thương vụ ầm ĩ giữa Eximbank và Sacom bank cũng đã đi đến giai đoạn cuối khi nhóm đầu tư do Eximbank đại diện dường như đã biến một cuộc thâu tóm thù nghịch thành một cuộc xâm lấn hòa bình khi cả hai đã đạt được những thỏa thuận ban đầu theo hướng đôi bên cùng có lợi.

Nói về hiện tượng này, một chuyên gia đầu tư lại tỏ ra không mấy bất ngờ, ông nhấn mạnh đó là một quy luật: khó khăn và khủng hoảng luôn là những cơ hội để phát triển mới. Điều này một lần nữa cho thấy những lo ngại về tình hình ngân hàng như dư luận vừa qua là thái quá. Hành động của các nhà đầu tư cho thấy, họ đã nhìn thấy và đang tận dụng mọi cơ hội để bước vào ngành ngân hàng.

Trong khi mọi thông tin trên đây đều chưa được các chủ thể khẳng định thì Tienphongbank lại có diễn biến nhanh chóng và được cho là minh bạch nhất trong thời điểm rối thông tin.

Ngày 18/1/2012, Tập đoàn Doji đã tuyên bố đầu tư vốn, chính thức công bố trở thành đối tác chiến lược của TienPhongBank. Theo đó, Tập đoàn DOJI do Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT và ông Đỗ Anh Tú - Tổng giám đốc Công ty Diana Việt Nam cùng với các cổ đông khác nắm giữ tối đa 20% cổ phần để tham gia tái cấu trúc TienPhongBank.

Không dừng ở đó, sau khi có động thái đầu tư từ các cổ đông lớn trong nước, cổ đông nước ngoài của Tienphongbank là Tập đoàn tài chính SBI Holdings, Inc. Nhật Bản hiện đang sở hữu 4,9% cổ phần của TienPhong Bank đã rất sốt sắng với việc tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng.

Đại diện SBI Holdings, Inc cho rằng, sự tham gia của một số nhà đầu tư mới của TienPhongBank, đặc biệt là Tập đoàn DOJI với kinh nghiệm quản trị rủi ro thành công trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý là cơ sở quan trọng để đồng ý với kế hoạch tăng vốn. Hơn thế, SBI Holdings, Inc không giấu đòi hỏi đi kèm với sự tăng vốn đi kèm với sự gia tăng về năng lực để tăng tốc phát triển trong tương lai.

Với diễn biến trên đây có thể, đầu tư ngân hàng vẫn là lĩnh vực thu hút rất nhiều nguồn lực và có được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Và với những chuyển động trên đây, thị trường hẳn có cơ sở khi đã xuất hiện những thông tin cho biết, trong trong thời gian ngắn tới, có thể trong tháng 3 này sẽ có những chấp thuận từ cơ quan quản lý để mở đường cho các nguồn lực chính thức đổ vào các ngân hàng. Đó có thể xem là thời điểm quyết định cho một lộ trình mới.

Góc nhìn hy vọng


Khi bày tỏ ý tưởng về việc sáp nhập thêm các đối tác, ông Trần Phương Bình - Đông Á Bank cho rằng, những chủ trương của Ngân hàng Nhà nước gần đây và tình hình thị trường tài chính, ngân hàng trong giai đoạn vừa qua đã mở ra những cơ hội tăng tốc phát triển cho các ngân hàng có nền tảng nội lực vững chắc thông qua việc hợp tác, sáp nhập với các ngân hàng khác.

Tuy nhiên, cảm nhận trên của ông chủ từng đứng vững trong ngành ngân hàng là điều có thể dể hiểu. Nhưng đối với những khoản đầu tư mới vào ngân hàng không tránh khỏi những nghi ngờ với câu hỏi mạo hiểm?.

Nói về điều này, ông của ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Tập đoàn DOJI lại cho thấy một tầm nhìn xa và lường trước khó khăn để đặt ra quyết tâm lớn. Ông nói, đối với Doji, chúng tôi không coi đầu tư vào ngân hàng là đầu tư mạo hiểm. Nếu cách đây 5 - 7 năm, ngân hàng là lĩnh vực "hot" nhất, cổ phiếu ngân hàng luôn cao chót vót, mọi người đề coi ngân hàng là con gà đẻ trứng vàng. Có lẽ vì kinh doanh ngân hàng quá dễ dàng tại thời điểm đó nên một số người quên rằng ngân hàng là lĩnh vực hết sức đặc thù và phúc tạp, cần phải có hệ thống quản trị thực sự nghiêm túc và chuẩn mực. Vì xa rời các nguyên tắc này mà nhiều ngân hàng đã vấp phải khó khăn như hiện nay.


"Ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế nên tự thân nó không phải là trò chơi rủi ro, nhất thời người quản trị làm nó trở nên mất kiểm soát mà thôi. Vì vậy, với chúng tôi việc đầu tư vào ngân hàng là loại hình đầu tư đặc biệt, tiềm ẩn rủi ro cao nên sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc về quản trị", ông Phú nói.

Có lẽ với quan điểm đầu tư đó mà trong giai đoạn khó khăn mấy năm qua, vẫn có những thương vụ đầu tư thành công và từ đó có thể cho thấy một góc nhìn hy vọng từ những nguồn lực mới mang lại thành công mới cho các ngân hàng.

Năm ngoài, VPBank là tâm điểm của thị trường khi có một sự thay thế gần như toàn bộ nhân sự, đến nhận diện của ngân hàng này. Thời điểm đó, không ít người đã lo ngại với một nền tảng không lấy gì vững vàng, sự xáo trộn liên tục sẽ khiến ngân hàng này thêm khó.

Tuy nhiên, sau một năm kỷ niệm một năm đổi tên và nhận diện thương hiệu mới hay nói đúng hơn là thời của những nhà đầu tư mới đã cho thấy những thành công của ngân hàng này cả về quy mô và chất lượng.

Một thương vụ gần đầy nhất, GiadinhBank với nguồn đầu tư và sự quyết liệt của Vietcapital đã mang lại một sự thay da đổi thịt không chỉ về nguồn vốn, diện mạo mà còn cả vị thế phát triển mới.

Trước đó, kể cả khi kinh tế phát triển tốt hay khó khăn, mỗi lần các ngân hàng tăng vốn đều cho thấy một nguồn lực mới hào hứng đổ vào ngân hàng mang lại cho các tổ chức này tiềm lực tín dụng cao hơn và tất nhiên là những kế hoạch tham vọng hơn.

Có lẽ vì thế, khi khởi động quá trình tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước dù có những cái khó nhưng luôn khẳng định về thành công. Và một trong những sự đảm bảo đó là những nguồn lực mới cả trong và ngoài nước luôn sẵn sàng đổ vào ngân hàng một cách mạnh mẽ.

Điều đó được thể hiện rõ nhất trong tuyên bố mới đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: trong quá trình tái cơ cấu, có rất nhiều nguồn lực cả trong và ngoài nước sẵn sàng tham gia. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước trước hết ưu tiên cho các nhà đầu tư và nguồn vốn nội địa.

Thực tế cho thấy, các nguồn lực đã sẵn sàng và đang chờ thời điểm quyết định. Vì thế, dù đang trong giai đoạn khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn sẵn vàng đổ cả ngàn tỷ, huy động thêm nguồn lực con người, công nghệ... cho một cuộc chơi mới. Tất nhiên, sẽ còn nhiều thách thức nhưng một lộ trình mới và cơ hội mới luôn là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dám bỏ ngàn tỷ và đặt sự nghiệp kinh doanh của mình vào ngân hàng.
Xem thêm →

SHB thâu tóm thành công Habubank?

0 nhận xét

Theo nguồn tin từ chính các ngân hàng trong cuộc, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang tiến hành mua lại toàn bộ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).

Ngân hàng Nhà nước đã nhất trí về chủ trương cho SHB mua lại Habubank, đồng thời khẳng định luôn bảo đảm lợi ích người gửi tiền trong bất cứ trường hợp nào.

Hiện, hai ngân hàng đã ký xong biên bản thỏa thuận về việc Habubank sáp nhập vào SHB, và đang đàm phán kỹ thuật để đánh giá lại toàn bộ giá trị Habubank. Dự kiến tỷ lệ chuyển đổi là 1,34 cổ phiếu HBB bằng 1 cổ phiếu SHB. Ngày 12/3, giá cổ phiếu Habubank giao dịch trên sàn ở mức 6.700 đồng/cổ phiếu.

SHB cũng thuê Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) tư vấn đối với thương vụ sáp nhập này. Dự kiến sau khi kết thúc thương vụ, thương hiệu Habubank sẽ không còn trên thị trường.

Thậm chí, "lãnh đạo hai bên đã ngồi với nhau cả tháng nay, và thương vụ này coi như đã xong 99,99%", báo Dân trí dẫn một nguồn tin tiết lộ.

Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí phát đi sáng nay 13/3, Habubank lên tiếng phủ nhận vụ SHB mua lại ngân hàng này, cho rằng thông tin này không chính xác, không có cơ sở.

“Vừa qua, một số báo đã đưa là SHB đang tiến hành mua lại Habubank và đã được Ngân hàng Nhà nước nhất trí về chủ trương. Chúng tôi cho rằng, các thông tin này không chính xác và không có cơ sở, làm ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động bình thường của ngân hàng chúng tôi, ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung, đồng thời làm nhiễu thông tin trên thị trường chứng khoán, có thể gây phương hại tới quyền lợi của các nhà đầu tư” - thông cáo nêu rõ.

SHB thâu tóm thành công Habubank?

Tháng 12/2011, ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB), với tổng vốn điều lệ tính tới cuối tháng 9/2011 là 10.600 tỷ đồng và tổng tài sản 154.000 tỷ đồng, đã trở thành trường hợp đầu tiên hợp nhất tự nguyện trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được chỉ định tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau hợp nhất, với tư cách đại diện vốn nhà nước.

Trong thông tin công bố ngày 5/3 vừa qua, SHB cho biết được Ngân hàng Nhà nước xếp vào nhóm 1, ứng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 17%. Trong khi đó, Habubank lại là ngân hàng thương mại đầu tiên báo lỗ trong quý 4/2011, với mức lỗ 41,7 tỷ đồng. Ngân hàng này nằm trong nhóm 3, với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 8% trong năm nay.

Khác với thương vụ hợp nhất ba ngân hàng Ficombank, SCB và TinNghiaBank, thương vụ SHB - Habubank diễn ra hoàn toàn thị trường vì Habubank chỉ nhận được "lệnh" phải tự tìm đối tác để sáp nhập, thay vì bị chỉ định như một số ngân hàng khác.

Cũng khác với thương vụ Sacombank - Eximbank ồn ào trong thời gian qua, lãnh đạo SHB và Habubank đến với nhau khá thiện chí, có thể gọi đây là một cuộc thâu tóm thân thiện.

Trong năm 2011, Habubank là ngân hàng đầu tiên báo lỗ với lỗ riêng lẻ trong quý IV hơn 41 tỷ đồng và lỗ hợp nhất là 54,6 tỷ đồng.

Lũy kế năm này, mặc dù lợi nhuận trước thuế đạt 347,5 tỷ đồng nhưng cũng đã giảm tới 42% so với năm 2010. Lãi cả năm đạt 262,29 tỷ đồng, song giảm 45% so năm trước.

Tại thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản của Habubank đạt 41.868 tỷ đồng, tăng 3.880 tỷ đồng so với cuối năm trước. Vốn điều lệ tăng từ 3.000 tỷ đồng lên 4.050 tỷ đồng. Nợ xấu đến hết năm 2011 lên tới 4,7%. Cũng trong năm này, Habubank tăng trưởng tín dụng âm 4,57% so năm 2010.

Về phía SHB, năm 2011, ngân hàng đạt hơn 753 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 52% so với năm trước và hoàn thành 95% kế hoạch.

Tại thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản của ngân hàng đạt 70.992 tỷ đồng, tăng 39% so với đầu kỳ. Mức tăng trưởng tín dụng đạt 20% và tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng ở mức 2,1%.

Theo công bố mới đây nhất của NHNN, hiện có 9 ngân hàng yếu kém trong hệ thống, chiếm 6% tổng thị phần. NHNN cho biết "đang giám sát chặt chẽ" hoạt động của các nhà băng này và các nhà băng không tự tái cấu trúc sẽ bị bắt buộc sáp nhập.

Thông tin không chính xác

Sáng nay, Habubank đã có phản hồi về  một số báo đã đưa là SHB đang tiến hành mua lại Habubank và đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhất trí về chủ trương. Đại diện Habubank cho biết, các thông tin này không chính xác và không có cơ sở, làm ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động bình thường của Habubank. Chúng tôi trân trọng kính gửi tới các anh chị ý kiến chính thức của Habubank về vụ việc này. Rất mong nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của các anh chị trong việc đăng tải thông tin, trấn an dư luận và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Habubank cũng như các nhà đầu tư.
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by