Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Nhiều kiểu lỗ của công ty niêm yết

0 nhận xét
Đến thời điểm này đa phần các công ty niêm yết đã nộp báo cáo tài chính năm 2011 cho 2 sở giao dịch chứng khoán. Trong năm nay, dù chưa có thống kê chính thức nhưng theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có đến 60% công ty niêm yết sụt giảm lợi nhuận.
Nhiều công ty niêm yết đã báo lỗ trong năm 2011. Ảnh: Thanh Thương

Năm 2011 được xem là một năm khó khăn của kinh tế vĩ mô lẫn thị trường chứng khoán, vì vậy các doanh nghiệp niêm yết đã phải chống chọi với các vấn đề từ chi phí đầu vào, đến lãi suất vay, trong khi việc hút vốn qua kênh chứng khoán cũng khó thực hiện. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp công bố lỗ tính đến thời điểm này là 85 công ty, cao hơn năm ngoái 30 công ty.

Trong số các công ty lỗ trong quí 4, nhóm công ty bất động sản, dùng đến khoảng 80% vốn vay để thực hiện dự án là bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lãi vay. Công ty Quốc Cường Gia Lai lũy kế cả năm 2011 lỗ 30,76 tỉ đồng, trong khi năm 2010 lãi 236,9 tỉ đồng. Chi phí tài chính, chủ yếu là chi phí lãi vay trong quí 4 là 23,47 tỉ đồng, tăng 160% so với mức 9,03 tỉ đồng cùng kỳ.

Trong giải trình về việc chậm thi công khu chung cư Quốc Cường 1, Quốc Cường Gia Lai cũng nhấn mạnh về vấn đề vay nợ. “Công ty phải đi vay rất khó khăn vì các ngân hàng hạn chế cho vay bất động sản, khi vay được thì lãi suất rất cao lên đến 22-24%/năm”, đồng thời cũng do chi phí đầu vào tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động công ty".

Cùng cảnh ngộ với Quốc Cường Gia Lai, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SJS) lỗ 61,93 tỉ đồng trong quí 4, cùng kỳ lãi 127,03 tỉ đồng. Lũy kế cả năm 2011, SJS lỗ 46,22 tỉ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 456,12 tỉ đồng của năm 2010.

Thị trường chứng khoán đi xuống ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các công ty chứng khoán, dẫn đến việc các công ty này thua lỗ triền miên. Đến thời điểm này 12 công ty chứng khoán đang niêm yết đã công bố lỗ, chủ yếu do hoạt động môi giới và tự doanh như AVS, BSI, BVS.... Nhưng không chỉ có công ty chứng khoán, nhiều công ty khác có thực hiện hoạt động đầu tư tài chính cũng lỗ vì trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư chứng khoán.

Trong số này, nổi bật là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom (SAM), lũy kế cả năm 2011, chi phí tài chính, trong đó chủ yếu là dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính ngắn, dài hạn của SAM là 205 tỉ đồng, dẫn đến việc lỗ 204,46 tỉ đồng trong năm 2011, trong khi năm 2010 công ty lãi 108,11 tỉ đồng.

Ông Đỗ Văn Trắc, Tổng giám đốc Sacom cho biết lẽ ra trong năm 2011, công ty bán xong dự án bất động sản trên đường Điện Biên Phủ, TPHCM thì sẽ ghi vào khoản thu nhập thêm 100 tỉ đồng. Tuy vậy, dự án này vừa ký hợp đồng bán trong tháng 1 vừa qua nên trong năm ngoái công ty buộc phải ghi nhận mức lỗ trên 200 tỉ đồng.

Ông Trắc cho biết trong năm nay sẽ thu hẹp hoạt động đầu tư tài chính, chỉ tập trung vào hoạt động chính là sản xuất cáp quang và dây điện từ. Đồng thời hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cũng sẽ được chú trọng do công ty này còn quỹ đất tại Nhơn Trạch, Đồng Nai và Đà Lạt nhằm hạn chế lỗ.

Không chỉ lỗ vì chi phí lãi vay, hay trích lập dự phòng do đầu tư chứng khoán, nhiều công ty còn lỗ vì tỷ giá. Cụ thể như Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC) có khoản lỗ chênh lệch tỷ giá năm 2011 là 1.262 tỉ đồng, năm 2010 khoảng 1.000 tỉ đồng nữa. Trong khi đó, tổng số tiền trích lập dự phòng cho khoản vay có nguồn gốc ngoại tệ của công ty là 1.700 tỉ đồng, còn hơn 500 tỉ đồng công ty dự định chia đều cho 5 năm tiếp theo để trích lập.

Khoản vay của PPC là 30, 366 tỉ yên Nhật, tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày 31-12-2011 là 266,76 đồng/yên, tăng 41,19 đồng so với 31-12-2010. Trong năm 2011 PPC lỗ 327 tỉ đồng.

Ông Lê Thế Sơn, Giám đốc Tài chính của PPC cho biết khoản vay bằng đồng yên nói trên ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của công ty, hiện tại công ty vẫn chưa có đủ tiền để trả nợ trước hạn nên sẽ tiếp tục trích lập dự phòng trong các năm tới. Hoạt động chính mang lại thu nhập của công ty là kinh doanh điện và một phần do lãi ngân hàng. Ông cũng cho rằng đồng yên khó có thể tiếp tục tăng cao trong năm 2012 nên có thể khoản trích lập dự phòng của công ty sẽ không quá lớn.

Trong số 85 công ty công bố lỗ trong quí 4, các nhóm ngành có số lượng công ty lỗ nhiều nhất là xây dựng, bất động sản, tài chính, vận tải biển, nhiệt điện, thủy điện.

Trong khi đó, nhóm ngành cao su tự nhiên có lãi lớn nhờ giá bán tăng. Cụ thể như Công ty Cao su Phước Hòa lã 825 tỉ đồng sau thuế, đạt đến 177% so với kế hoạch, và tăng nhiều so với con số 471 tỉ đồng của năm 2010. Công ty cao su Thống Nhất (TNC) cũng có 72,11 tỉ đồng đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 39,02% so với cùng kỳ. Hay Công ty Cao su Đồng Phú (DPR) có lợi nhuận sau thuế năm 2011 lên đến 846 tỉ đồng, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ.

Đặc biệt, đa phần các ngân hàng đều công bố lãi trong cả năm, như STB, VSB, CTG, EIB… lợi nhuận chủ yếu của nhóm ngành ngân hàng đến từ thu nhập lãi vay.

Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt, trong năm 2012 có thể chia các ngành vào 3 nhóm: thực phẩm - đồ uống, điện và dược sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng khá ổn định do nhu cầu sử dụng ít bị ảnh hưởng; dầu khí và nhựa là 2 ngành đứng ở mức trung bình do giá nguyên liệu đầu vào đang có xu hướng giảm; còn lại các ngành khác như bất động sản, xi măng, thép, cao su, thủy sản, khai khoáng và vận tải có thể sẽ phải cắt giảm sản xuất, đầu tư mới để tập trung giải quyết lượng hàng tồn kho cũng như giảm chi phí vốn để tồn tại.
Xem thêm →

Đầu tư thua lỗ, chủ tịch EVN mất chức

0 nhận xét
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa cho thôi chức chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đối với ông Đào Văn Hưng. Tại sao ông Hưng phải ra đi? Đó là câu hỏi đang được dư luận quan tâm.


Ông Đào Văn Hưng - Ảnh: K.Hưng

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, một trong những nguyên nhân Thủ tướng cho ông Hưng thôi chức là do để xảy ra thua lỗ trong kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom). Thực tế, không chỉ EVN Telecom thua lỗ nghiêm trọng dẫn đến phải chuyển cho đơn vị khác tiếp nhận, nhiều khoản đầu tư khác vào các lĩnh vực không thuộc ngành điện cũng “thua to”.

Gánh nặng EVN Telecom


EVN Telecom được thành lập từ năm 1995 với chức năng quản lý vận hành, khai thác mạng thông tin viễn thông điện lực, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, vận hành hệ thống điện và kinh doanh của EVN. Công ty này thực hiện kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế; tư vấn, thiết kế lập các dự án công trình thông tin viễn thông... EVN Telecom đã được công ty mẹ đầu tư 100% vốn nhà nước với số tiền lên đến 2.442 tỉ đồng (tính đến cuối năm 2010). Suốt quá trình hoạt động, EVN Telecom được ưu ái bằng việc công ty mẹ phân bổ chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối với số tiền lên đến trên 1.000 tỉ đồng.

Ở thời điểm vừa “chân ướt chân ráo” tham gia thị trường viễn thông, không ít chuyên gia đã có ý kiến cho rằng việc EVN đầu tư như vậy là đầu tư ngoài ngành, nhưng lãnh đạo EVN giải thích không hẳn là đầu tư ngoài ngành, EVN có thể tận dụng hệ thống đường dây, cột điện có sẵn và đầu tư như vậy nhằm tận dụng tối đa hạ tầng của ngành để phát triển viễn thông. Hơn nữa, EVN sẽ đầu tư viễn thông trên cơ sở công nghệ 3G, cung cấp nhiều tiện ích, tin tưởng có thể cạnh tranh. Với tham vọng này, EVN Telecom tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho khách hàng nhằm thu hút thuê bao. Tuy nhiên, EVN Telecom không có khả năng tung ra gói khuyến mãi cạnh tranh thật sự như các đối thủ Viettel, Vinaphone, MobiFone... Sau thời gian đầu phát triển thuê bao, khách hàng của EVN Telecom dần sụt giảm.

Trong cuộc đua viễn thông, EVN đã nhanh chóng đuối sức, kinh doanh không mang lại hiệu quả. Tổng kết năm 2010, EVN chính thức công nhận “thua” khi ông Đào Văn Hưng phát biểu khẳng định “đau xót lắm” vì viễn thông mỗi tháng lỗ cả chục tỉ đồng. Về trách nhiệm, ông Hưng không đề cập cá nhân nào, chỉ cho biết EVN có đề xuất về cổ phần hóa, bán bớt phần vốn của EVN Telecom nhưng gửi đề án mấy tháng vẫn chưa được duyệt.

Đầu tư tràn lan


Từ khi ông Hưng giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị EVN, tập đoàn này đã có những quyết định đầu tư vào các ngành nóng là chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, viễn thông với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng trong thời điểm EVN không có đủ vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh điện.

Tính đến hết 31-12-2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của EVN lên tới gần 50.000 tỉ đồng, trong đó chiếm gần 90% là vào những công ty con. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thu về chỉ khoảng 540 tỉ đồng, đạt tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư hơn... 1%. EVN cũng đã đầu tư trên 2.100 tỉ đồng vào bốn lĩnh vực nhạy cảm và ngoài ngành kinh doanh chính như bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng và tài chính, chiếm 3,27% vốn chủ sở hữu.

Theo báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của EVN, Kiểm toán Nhà nước đánh giá EVN không bảo toàn được vốn. Năm 2010, sản xuất kinh doanh của EVN lỗ 8.416 tỉ đồng, trong đó chưa tính hơn 28.500 tỉ đồng lỗ tiềm ẩn từ chênh lệch tỉ giá, chi phí hỗ trợ thiết bị đầu cuối của viễn thông điện lực, giá nhiên liệu than, khí theo thị trường... Theo báo cáo kiểm toán, ước hoạt động kinh doanh năm 2011 của EVN lỗ gần 17.000 tỉ đồng, lỗ lũy kế đến 31-12-2011 là 40.400 tỉ đồng.

Tháng 10-2011, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc xử lý kết quả thanh tra tài chính tại EVN. Trong đó, Thủ tướng có yêu cầu Bộ Công thương phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện các phương án giá điện và đánh giá các khoản đầu tư ra ngoài ngành của EVN, đặc biệt là việc đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm và các khoản đầu tư vào EVN Telecom. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo EVN kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến những vi phạm.
Theo Tuổi Trẻ
Xem thêm →

Nhà đầu tư đổ tiền vào trái phiếu các thị trường mới nổi

0 nhận xét
Trước đây, nhà đầu tư chủ yếu hướng đầu tư vào thị trường trái phiếu các nước phát triển hoặc tài sản khác. Thị trường trái phiếu các nước mới nổi không được quan tâm do tính thanh khoản thấp và không hấp dẫn bằng thị trường nhà đất.
Nhà đầu tư đổ tiền vào trái phiếu các thị trường mới nổi

Mức tăng trưởng thấp cùng với lợi suất không đáng kể từ trái phiếu các nước công nghiệp khiến các nhà quản lý quỹ chuyển hướng tới thị trường nợ các nước mới nổi. Nhu cầu đầu tư vào trái phiếu các nước mới nổi có hệ số tín nhiệm cao như Ấn Độ, Indonesia tăng.

Tuy nhiên các nước này thường hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường trái phiếu. Tại Ấn Độ mức trần đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trái phiếu chính phủ là 15 tỷ USD, trái phiếu doanh nghiệp là 20 tỷ USD và 25 tỷ USD với công cụ trái phiếu khác.

Các quỹ đầu tư trái phiếu của HSBC cho biết có kế hoạch tăng tỷ trọng đầu từ vào thị trường nợ và tiền tệ các nước mới nổi trong năm 2012. Năm 2011, các quỹ này đã huy động được hơn 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư tổ chức luôn tìm kiếm thêm lợi suất, sự ổn định, tránh giảm giá trị tài sản do khủng hoảng nợ khu vực đồng euro.

Tính đến tháng 6/2011, các nhà đầu tư trái phiếu nắm giữ khoảng 100 nghìn tỷ trái phiếu đang lưu hành trên toàn cầu, theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế.

Hơn 70% trái phiếu trên toàn cầu được phát hành bởi nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Nhật, Đức, Pháp, Ý và Canada. Các nền kinh tế mới nổi chính như Trung Quốc, Ấn Độ hạn chế đầu tư nước ngoài đầu tư vào trái phiếu.
Nguồn DVT.vn/Marketwatch
Xem thêm →

Nguyen Thanh Phuong Chairwoman VietCapital Securities

0 nhận xét

Nguyen Thanh Phuong, MBA
Co-founder & Chairwoman – VietCapital Securities
Co-founder & Chairwoman – VietCapital Asset Management
Ms. Phuong is one of the founders and the current Chairperson of VCSC. She also founded Viet Capital Fund Management and serves as its Chairperson. Ms. Phuong has many years of experience in the financial industry, having worked in asset management and in financial management positions in large corporations. She holds a Bachelor of Business
Administration in Banking and Finance from the National Economics University, Viet nam, and an MBA in Finance Management from the National University in Geneva, Switzerland.
Nguyen Thanh Phuong
Nguyen Thanh Phuong
Viet Capital Securities (VCSC) was established in 2007 and is one of the fastest growing securities company in Vietnam. VCSC is the leader in investment banking, a top 10 brokerage firm by market share, and has won the “Best Brokerage House in Vietnam” awarded by The Asset magazine in 2010. VCSC’s philosophy is firmly grounded on the belief that the only way to do business is by adopting good corporate governance and by building long lasting relationships with clients.
Xem thêm →

Chủ tịch quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng ký kết hợp tác với Cty Khôi Nguyên

0 nhận xét

Ngày 16/7/2011, tại khách sạn Park Hyatt, Công ty CP Đầu tư & Phát triển Giáo dục Khôi Nguyên đã công bố xây dựng dự án hệ song ngữ của Trường quốc tế Canada (CIS – Việt Nam) tại TP.HCM, viết tắt là BSIC.

nguyen-thanh-phuong
Chủ tịch HĐQT Cty Khôi Nguyên Nguyễn Thị Kiều Oanh và Chủ tịch HĐQT Cty Quản lý quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng
Dự án sẽ được thực hiện trong Khu đô thị Phú Mỹ Hưng trên tổng diện tích 38.500 m2 với tổng vốn đầu tư khoảng 659 tỷ đồng. Đây là một khu liên hợp hệ thống trường học từ Mầm non đến Trung học Phổ thông, sẽ triển khai ngay trong năm 2011 này. Cụ thể, tháng 10 tới đây, công trình khối Tiểu học (giai đoạnn 1) sẽ được khởi không đầu tiên với diện tích 13.000 m2 để chuẩn bị cho việc tuyển sinh từ năm học 2012-2013. Các công trình khác như khối Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và khu nội trú sẽ được hoàn thiện trong giai đoạn 2 từ năm 2013 đến 2015. Riêng trường Mầm non sẽ được xây dựng ở khu vực kế cận và cũng nằm trong sự quản lý chung của hệ thống song ngữ.
Hệ thống Song ngữ của CIS – Việt Nam hoàn thành sẽ cung cấp một môi trường giáo dục toàn diện và thực chất, thực hiện việc giảng dạy chương trình của Bộ GD-ĐT với phương pháp truyền đạt tiến bộ và hiệu quả do đội ngũ giáo viên Việt Nam đảm trách. Đội ngũ này sẽ được tuyển chọn gắt gao và đào tạo lại theo tiêu chuẩn của CIS. Đặc biệt, nhà trường sẽ hỗ trợ giáo dục toàn diện học sinh phát triển đạo đức, rèn luyện thể chất và phát triển kỹ năng Tiếng Anh theo chương trình phổ thông Canada. Các giáo trình cũng được  thiết lập cho phù hợp với hệ song ngữ và do đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp từ Canada thực hiện.
Để đảm bảo mục tiêu đó, hệ song ngữ sẽ tiếp thu nguồn nhân lực có chất lượng cao, áp dụng chuyên môn từ đối tác Canada và tổ chức xây dựng trường lớp theo mô hình của Phần Lan – quốc gia có nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới hiện nay.
Xem thêm →

Bà Nguyễn Thanh Phượng được bầu làm thành viên HĐQT ngân hàng Bản Việt

0 nhận xét

Bà Nguyễn Thanh Phượng, chủ tịch công ty quản lý quỹ Bản Việt được bầu làm thành viên HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2010-2014.
Đại hội cổ đông bất thường sáng ngày 3/11 của ngân hàng TMCP Gia Định (GiaDinhBank) đã thông qua sửa đổi điều lệ đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) và tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Cuối tháng 7/2011, GiaDinhBank đã chào bán 100 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn. Công ty chứng khoán Bản Việt là công ty tư vấn phát hành.
Theo nguồn tin của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, một nhóm cổ đông đã mua với tỷ lệ tối thiểu 30% vốn điều lệ của GiaDinhBank. Cổ đông lớn nhất của GiaDinhBank là Vietcombank cũng đã cơ bản hoàn tất thương vụ bán hết 30% vốn cho một số cổ đông.
GiaDinhBank
GiaDinhBank
Ngoài ra, đại hội cũng thông qua việc bầu bổ sung bà Nguyễn Thanh Phượng làm thành viên HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2010-2014.
Hiện Hội đồng quản trị của GiaDinhBank bao gồm ông Đỗ Duy Hưng – Chủ tịch HĐQT; 4 thành viên HĐQT bao gồm bà Nguyễn Thanh Phượng, ông Tô Hải (thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc chứng khoán Bản Việt), bà Trần Tuấn Anh, ông Lê Trung Việt, ông Nguyễn Văn Cựu; 2 thành viên HĐQT độc lập là ông Đỗ Hà Nam và ông Nguyễn Ngọc Bích.
Bà Phượng hiện là chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty quản lý quỹ Bản Việt, chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán Bản Việt và chủ tịch HĐQT công ty bất động sản Bản Việt.
Bà Nguyễn Thanh Phượng sinh ngày 20/3/1980 tại Kiên Giang, tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên nghành Quản trị tài chính của Trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ.
Hiện bà Phượng là nghiên cứu sinh chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Trường Kinh doanh, Học Viện Công nghệ Châu Á.
Theo DVT/TBKTSG
Xem thêm →

Hình ảnh bà Nguyễn Thanh Phượng Chủ tịch HĐQT Công ty quản lý quỹ Bản Việt

0 nhận xét

Ngày 16/7/2011, tại khán phòng khách sạn Park Hyatt Saigon, Công ty CP Đầu tư & Phát triển giáo dục Khôi Nguyên tổ chức lễ công bố dự án xây dựng hệ song ngữ thuộc Trường quốc tế Canada tại TP.HCM, viết tắt theo tiếng Anh là BCIS (Bilingual Canadian International School). Dự án sẽ được xây dựng trong khuôn viên Khu đô thị Phú Mỹ Hưng trên tổng diện tích 38.500 m2 với tổng vốn đầu tư  khoảng 659 tỷ đồng
nguyen thanh phuong
Bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT Công ty quản lý quỹ Bản Việt
Hệ song ngữ của CIS được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay về một môi trường giáo dục mang tính toàn diện và thực chất. Hệ này sẽ thực hiện việc giảng dạy chương trình của Bộ Giáo dục – Đào tạo với một phương pháp truyền đạt kiến thức tiến bộ và hiệu quả do đội ngũ giáo viên Việt Nam đảm trách.
nguyen thanh phuong
bà Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty quản lý quỹ Bản Việt va Bà Nguyễn Thị kiều Oanh, Chủ tịch HĐQT công ty Khôi Nguyên
Cũng trong khuôn khổ Lễ công bố dự án xây dựng hệ song ngữ, Công ty Khôi Nguyên sẽ chính thức  ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty  Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Bản Việt (gọi tắt là Viet Capital) nhằm mở rộng việc xây dựng và phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục chất lượng cao như kế hoạch đã đề ra.
nguyen thanh phuong
bà Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty quản lý quỹ Bản Việt va Bà Nguyễn Thị kiều Oanh, Chủ tịch HĐQT công ty Khôi Nguyên
Theo thỏa thuận này,  Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Bản Việt  sẽ đầu tư vào Khôi Nguyên để cùng phát triển ba dự án: Hệ song ngữ BCIS, Trường cao đẳng kinh tế – kỹ thuật liên kết với đối tác tại Canada và Trường học trực tuyến E-study (cung cấp phần mềm dạy tiếng Anh, Toán và Khoa học của Nhà xuất bản Marshall Cavendish (Anh) cho các trường phổ thông tại Việt Nam)
nguyen thanh phuong
Bà Nguyễn Thanh phượng cùng cac Doanh Nghiệp
nguyen thanh phuong
Bà Nguyễn Thanh phượng cùng cac Doanh NghiệpBà Nguyễn Thanh phượng cùng cac Doanh Nghiệp

Xem thêm →

Chủ tịch quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng ký kết hợp tác với Cty Khôi Nguyên

0 nhận xét
Ngày 16/7/2011, tại khách sạn Park Hyatt, Công ty CP Đầu tư & Phát triển Giáo dục Khôi Nguyên đã công bố xây dựng dự án hệ song ngữ của Trường quốc tế Canada (CIS – Việt Nam) tại TP.HCM, viết tắt là BSIC.

Chủ tịch HĐQT Cty Khôi Nguyên Nguyễn Thị Kiều Oanh và Chủ tịch HĐQT Cty Quản lý quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng
Dự án sẽ được thực hiện trong Khu đô thị Phú Mỹ Hưng trên tổng diện tích 38.500 m2 với tổng vốn đầu tư khoảng 659 tỷ đồng. Đây là một khu liên hợp hệ thống trường học từ Mầm non đến Trung học Phổ thông, sẽ triển khai ngay trong năm 2011 này. Cụ thể, tháng 10 tới đây, công trình khối Tiểu học (giai đoạnn 1) sẽ được khởi không đầu tiên với diện tích 13.000 m2 để chuẩn bị cho việc tuyển sinh từ năm học 2012-2013. Các công trình khác như khối Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và khu nội trú sẽ được hoàn thiện trong giai đoạn 2 từ năm 2013 đến 2015. Riêng trường Mầm non sẽ được xây dựng ở khu vực kế cận và cũng nằm trong sự quản lý chung của hệ thống song ngữ.
Hệ thống Song ngữ của CIS – Việt Nam hoàn thành sẽ cung cấp một môi trường giáo dục toàn diện và thực chất, thực hiện việc giảng dạy chương trình của Bộ GD-ĐT với phương pháp truyền đạt tiến bộ và hiệu quả do đội ngũ giáo viên Việt Nam đảm trách. Đội ngũ này sẽ được tuyển chọn gắt gao và đào tạo lại theo tiêu chuẩn của CIS. Đặc biệt, nhà trường sẽ hỗ trợ giáo dục toàn diện học sinh phát triển đạo đức, rèn luyện thể chất và phát triển kỹ năng Tiếng Anh theo chương trình phổ thông Canada. Các giáo trình cũng được thiết lập cho phù hợp với hệ song ngữ và do đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp từ Canada thực hiện.
Để đảm bảo mục tiêu đó, hệ song ngữ sẽ tiếp thu nguồn nhân lực có chất lượng cao, áp dụng chuyên môn từ đối tác Canada và tổ chức xây dựng trường lớp theo mô hình của Phần Lan – quốc gia có nền giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới hiện nay.
Nguyễn Thắng
Xem thêm →

Vai trò của Thủ tướng trong việc thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp Nhật Bản

0 nhận xét

Ngày 31/10, tại Phủ nội các Nhật Bản ở thủ đô Tokyo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đề nghị chủ động đón nhận đầu tư từ các công ty Nhật trong các dự án hạ tầng của Việt Nam. Đề nghị được đưa ra tại một cuộc họp và ăn sáng với Bộ trưởng vận tải Takeshi Maeda ở Tokyo hôm thứ Tư.

nguyen tan dung trao doi 1 Vai trò của Thủ tướng trong việc thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp Nhật Bản

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi các văn kiện hợp tác với Thủ tướng Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã khẳng định lại sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhật Bản đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam, đồng thời bày tỏ cam kết của Chính phủ Nhật Bản về việc tiếp tục xem xét hỗ trợ các dự án Sân bay quốc tế Long Thành, cũng như các dự án ưu tiên đã cam kết như Dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình-Bãi Vọt, đường cao tốc Nha Trang-Phan Thiết và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời xem xét tiếp tục cung cấp vốn ODA cho Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận rằng việc hình thành hợp tác công tư, theo đó khu vực nhà nước và tư nhân hợp tác ngay từ các giai đoạn lập kế hoạch ban đầu để phát triển cơ sở hạ tầng, là quan trọng nhằm để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sắt, cảng biển và sân bay, báo Mainichi của Nhật đưa tin ngày 2/11.

Sáng 31/10 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Liên minh nghị sỹ Hữu nghị Nhật – Việt của Đảng dân chủ; đối thoại với các doanh nghiệp Nhật bản do Keidanren tổ chức và tiếp lãnh đạo Tổng công ty Mitsubishi và Tổng công ty Itochu.

Giới lãnh đạo của 20 công ty của Nhật, bao gồm cả các nhà tổng thầu, đã tham dự cuộc họp này, và họ nhấn mạnh về khả năng công nghệ cũng như kế hoạch sẵn sàng tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

nguyen tan dung toa dam 1 Vai trò của Thủ tướng trong việc thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp Nhật Bản

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại với các doanh nghiệp Nhật Bản

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản hồi lại rằng chính phủ của ông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xúc tiến các dự án đầu tư công tư. Các công ty Nhật và Việt Nam đã đồng ý thành lập một liên doanh để đầu tư xây dựng và phát triển cảng Lạch Huyện ở miền Bắc Việt Nam.

Đây là một trong số các dự án vừa được Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) và Bộ Tài chính Việt Nam ký kết Hiệp định vay vốn có trị giá 1,2 tỷ Đôla.

Vào ngày 1/11 báo Yomiuri có bài cổ vũ cho tuyên bố chung của hai thủ tướng về cam kết để Nhật xuất khẩu công nghệ nhằm xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.

Bài báo nói “Nhật phải mở rộng hợp tác Việt Nam trên cơ sở trung và dài hạn nhằm phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng chuyên môn liên quan đến việc vận hành và bảo trì các lò phản ứng”.

Hồi đầu năm nay thỏa thuận khung về pháp lý để hợp tác song phương đã được ký kết nhưng quốc hội Nhật Bản vẫn chưa thông qua thỏa thuận này.

“Đảng cầm quyền và phe đối lập nên đoàn kết để thông qua thỏa thuận này càng nhanh càng tốt”, Yomiuri bình luận.

Do có những khó khăn trong hoạt động sản xuất đất hiếm toàn cầu và xuất khẩu có giới hạn khiến giá đất hiếm tăng mạnh. Nhật Bản coi dự án cùng khai thác đất hiếm tại Lai Châu ở Việt nam có ý nghĩa chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn cung.

Chính phủ Việt Nam đang chú trọng đào tạo nhân lực, nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh để bảo đảm rằng Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tăng cường đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của mỗi bên và vì sự phát triển chung của cả hai nước.

Nguyễn Anh


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Ngân hàng Gia Định đổi tên thành Bản Việt, tăng vốn lên 3.000 tỷ

0 nhận xét

Ngày 3/11/2011, Ngân hàng TMCP Gia Định sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2011 nhằm xin ý kiến về việc đổi tên và tăng vốn điều lệ.

Cổ đông tham dự có tên trong danh sách cổ đông chốt ngày 30/09/2011.

Ngan hang gia dinh 1 Ngân hàng Gia Định đổi tên thành Bản Việt, tăng vốn lên 3.000 tỷ

Ngân hàng Gia Định đổi tên thành Bản Việt, tăng vốn lên 3.000 tỷ

Theo tờ trình Đại hội, Ngân hàng TMCP Gia Định (Gia Dinh Bank) sẽ đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank). Vốn điều lệ của ngân hàng cũng sẽ được sửa đổi từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 25/8/2011. Đại hội cũng sẽ thông qua việc bầu cử bổ sung thêm 1 thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2010-2014.

Được biết, cuối tháng 7/2011, Ngân hàng Gia Định đã chào bán 100 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2:1, giá bán 10.000 đồng/cp để tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán Bản Việt là công ty tư vấn phát hành.

Theo Quang Sơn

ĐTCK


(Theo website Nguyễn Thanh Phượng)
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by