Blogger Widgets
Nguyễn Thanh Phượng

Thông điệp của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng

Ngân hàng TMCP Bản Việt sẽ phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh và các mụctiêu đã đặt ra cho năm 2012 cũng như các giai đoạn tiếp theo nhằm nâng vị thế của ngân hàng lên một tầm cao mới Đọc thêm...

Viet Capital Bank

Viet Capital Bank được tăng trưởng tín dụng 17%

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa đưa ra kế hoạch hoạt động trong năm 2012 với dự kiến tăng trưởng tín dụng tới 17% Đọc thêm..

Nguyễn Thanh Phượng

Con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng:“Nên làm nhiều và nói ít thôi”

Nguyễn Thanh Phượng (ảnh) trẻ. Sức trẻ toát ra từ gương mặt, nụ cười, cách phục sức sành điệu Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT Đọc thêm...

ALT_IMG

Lý lịch Nguyễn Thanh Phượng – Chủ tịch HĐQT Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt

Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Quản lý Quỹ Bản Việt Nguyễn Thanh Phượng Xem thêm...

Cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm

0 nhận xét
Các chỉ số chứng khoán đã tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 27-2, sau khi giảm nhẹ cuối tuần qua. Dòng tiền tiếp tục ở lại thị trường khi thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao. Tâm điểm chú ý của phiên này vẫn là các cổ phiếu ngân hàng.
Thị trường chứng khoán lại có những phiên sôi động
Đã có 8/9 mã trong nhóm cổ phiếu ngân hàng của 2 sàn tăng giá. Nổi bật nhất trên sàn TPHCM là STB khi mã này tăng trần, với dư mua dày đặc, trong 2 tháng qua, STB đã tăng hơn 26,3%. Còn ở sàn Hà Nội, HBB có dư mua  tới 9,5  triệu cổ phiếu với giá trần không thể khớp vì không ai bán ra cổ phiếu này. Mức tăng của HBB được các công ty chứng khoán lý giải là do giá cổ phiếu này đã quá thấp, (5.500 đồng/cổ phiếu). Cuối tuần rồi, HBB cũng khớp lệnh được hơn 14 triệu cổ phiếu. HBB tăng hơn 23% từ sau tết.

Phiên chốt lời cuối tuần đã khiến không ít dự báo cho rằng xu hướng giảm sẽ kéo dài đến đầu tuần này, tuy thế với lực mua ào ạt đổ vào sàn, đã hấp thụ hết lượng cổ phiếu đặt bán giúp cho VN-Index kết phiên tăng trở lại 4,98 điểm (1,18 %) lên 428,4 điểm. Chỉ số VN30-Index đạt mức tăng cao hơn, với 8,08 điểm (1,69%) lên 485,85 điểm. Trong rổ tính VN30 chỉ có 4 mã giảm giá, 4 mã giữ giá tham chiếu, còn lại 22 mã tăng giá, với nhiều mã tăng trần.

Thanh khoản của sàn TPHCM vẫn khả quan với 65,3 triệu chứng khoán được giao dịch, giá trị đạt 931,1 tỉ đồng.

Không khí mua bán sôi động cũng diễn ra tại sàn Hà Nội. Chỉ số HNX-Index chốt phiên tăng 2,09 điểm (3,12%) lên 69,16 điểm. Giao dịch tiếp tục giữ được mức cao với 71,36 triệu cổ phiếu được mua bán, giá trị đạt hơn 627 tỉ đồng.

Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán Bản Việt, thì tới thời điểm hiện tại, VN-Index đã tăng đến hơn 21%, lớn hơn nhiều so với mức tăng cao nhất khoảng 14% của các thị trường trong khu vực châu Á.

Bản Việt cho rằng trong thời gian tới, cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ tiếp tục được quan tâm khi nhà đầu tư ngày càng tin rằng việc quy định mức tăng trưởng tín dụng và cải cách hệ thống ngân hàng là nhằm củng cố chất lượng hoạt động tốt hơn cho toàn hệ thống.

Còn theo Công ty Chứng khoán TPHCM (HSC), thị trường sẽ tiếp tục nỗ lực tăng điểm và các chỉ số có thể sẽ tiếp tục tăng trong tuần này do có nhiều nhà đầu tư chỉ mới vừa tham gia thị trường và có nhiều dấu hiệu cho thấy tiền của các nhà đầu tư tổ chức vẫn còn chưa giải ngân.
Xem thêm →

Chứng khoán Bản Việt: Điều chỉnh là cơ hội mua vào

1 nhận xét
Ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng trong quý I/2012, chiến lược chính của VCSC là tập trung MUA.Ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn giữ xu hướng tăng trong trung hạn, các đợt điều chỉnh là cơ hội mua vào cho Nhà đầu tư.
Ông Raphael Wilhelm

Phiên giao dịch ngày 21/2 để lại nhiều lo lắng cho các Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu khi bên bán chốt lời rất mạnh khiến thị trường không giữ được đà tăng. Tuy nhiên, ông Raphael Wilhelm, Trưởng nhóm phân tích CTCK Bản Việt (VCSC) cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn giữ xu hướng tăng trong trung hạn, các đợt điều chỉnh là cơ hội mua vào cho Nhà đầu tư.

* Ông bình luận gì về xu hướng của thị trương qua các tín hiệu phân tích kỹ thuật?

Dựa trên các chỉ số phân tích xung lượng và xu hướng của chúng tôi, TTCK Việt Nam hiện đang trong chu kỳ tăng, cả ngắn hạn lẫn trung hạn. Ngưỡng kháng cự tiếp theo của VN-Index là 425 điểm. Một khi VN-Index vượt qua ngưỡng này thành công thì việc tăng lên đến 500 điểm là điều hoàn toàn có thể. Chúng ta có thể thấy nhiều cổ phiếu trụ cột trên cả 2 sàn đang cho dấu hiệu tạo đáy trong ngắn hạn và xu hướng tăng trung hạn hiện vẫn sẽ tiếp tục. Do đó, trong quý I/2012, chiến lược chính của chúng tôi là tập trung MUA.

* Ông cắt nghĩa thế nào về khối lượng giao dịch 140 triệu cổ phiếu trên hai sàn trong phiên 21/2 và “bulltrap” diễn ra trong phiên?

Khối lượng giao dịch tăng mạnh tại sàn Hà Nội cho thấy dòng tiền lớn và nhiều Nhà đầu tư chậm chân đã bắt đầu tham gia vào thị trường. Các chỉ số kỹ thuật đều cho thấy xu hướng tăng tiếp tục được khẳng định. Điều này khiến cho việc tăng điểm của thị trường có cơ sở vững chắc hơn.

* Theo ông, trong bối cảnh này, Nhà đầu tư nên làm gì?

Mua thêm mỗi khi thị trường điều chỉnh là lời khuyên của tôi.

* Vậy Nhà đầu tư nên mua nhóm cổ phiếu nào?

Chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành có hệ số beta cao và nhạy cảm với thông tin lãi suất như bất động sản, vật liệu cơ bản và tài chính.
Xem thêm →

Tăng cường xúc tiến thương mại, giữ vững thị trường xuất khẩu

0 nhận xét
Ba năm gần đây, tình trạng "mất" đơn hàng xuất khẩu đầu năm ở TP Hồ Chí Minh có chiều hướng tăng dần. Nguyên nhân chủ yếu do các tập đoàn nhập khẩu nước ngoài phải tạm dừng hoặc nhập khẩu nhỏ giọt để xem lại sức mua tại thị trường chính quốc.

May áo sơ-mi xuất khẩu ở Công ty May Việt Tiến (TP Hồ Chí Minh).  

Trong nước, do giá đầu vào như vật tư, nguyên liệu, chi phí nhân công, vận tải, lãi suất ngân hàng cao đẩy giá thành sản phẩm đội giá, doanh nghiệp trong nước khó lòng cạnh tranh với doanh nghiệp (DN) nước ngoài kinh doanh mặt hàng cùng loại. Mới đây, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (vitas) cho biết, "quý I-2012, có gần 80% số doanh nghiệp ký được đơn hàng, một số ít có đơn hàng quý II hoặc quý III. Hơn 20% số DN còn lại chấp nhận ký hợp đồng từng tháng để duy trì sản xuất".

Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh cũng cho biết: quy mô đơn hàng mà doanh nghiệp nhận làm ngày càng nhỏ. Nếu nhận đơn hàng lớn, thời gian kéo dài 4-5 tháng trong tình hình chi phí đầu vào trượt giá như hiện nay, nhà nhập khẩu không chấp nhận mức giá thành quá cao so với giá trong hợp đồng... nên chuyển sang các nước trong khu vực. Song những đơn hàng nhỏ cũng khó ký kết được bởi giá thành tính đủ vẫn bị đối tác nước ngoài tìm đủ cách buộc hạ giá, nên DN đành tạm nghỉ hoặc chuyển sang công việc khác. Tổng Giám đốc Tổng công ty May Việt Tiến Bùi Văn Tiến, một trong những DN may lớn của cả nước cho biết: Năm 2011, chúng tôi đã ký đơn hàng cả năm từ những tháng đầu năm. Năm 2012, đến nay mới có đủ đơn hàng quý I do thị trường châu Âu giảm mạnh. Nhờ tìm được đơn hàng mới ở các nước khu vực nên sản xuất, kinh doanh của Việt Tiến chưa bị ảnh hưởng. Hiện chúng tôi đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp tìm kiếm bạn hàng và thị trường mới bổ sung cho đơn hàng quý II, III".

Với ngành nhựa, một trong những thế mạnh về hàng tiêu dùng của thành phố (TP), cũng do giá nguyên liệu chiếm 70% giá thành sản phẩm cộng với lãi suất ngân hàng 22%, chiếm chi phí khá lớn trong giá thành, buộc DN phải tính toán thật kỹ để chào giá cạnh tranh so với các nước khu vực. Ðó là chưa nói đến chi phí vận tải, cạnh tranh giành lao động trong những tháng đầu năm bằng "chiêu" treo bảng mức lương cao song thực tế trả thấp. Rồi tình trạng đơn hàng đã ký mà vẫn bị hủy, bị cắt thường xuyên do đối tác không đủ khả năng chi trả khiến kế hoạch dự phòng của nhiều DN bị "bể".

Từng bước giảm áp lực mất thị trường, giúp DN tìm cách tồn tại và phát triển, Chính phủ, các bộ, ngành và TP Hồ Chí Minh đang thực hiện nhiều giải pháp giúp DN thành phố và cả nước vượt khó. Theo Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương) Bùi Huy Sơn: "Nhật Bản đang thiếu hụt vật tư xây dựng, lương thực, thực phẩm phục vụ việc tái thiết các vùng chịu thiệt hại nặng do đợt động đất và sóng thần vừa qua. Tuy nhiên, cần chú ý các mặt hàng vật tư, xây dựng có tính ngắn hạn, còn nông thủy sản, thực phẩm thị trường này luôn có nhu cầu lớn". Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đã được ký cách đây hai năm giữa hai Chính phủ Nhật Bản - Việt Nam cũng nêu rõ: "Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,5% kim ngạch thương mại trong vòng mười năm với hầu hết thuế các mặt hàng công nghiệp ở mức rất thấp từ 0 đến 5%. Về nông - lâm - thủy sản, Nhật Bản cũng cam kết mức ưu đãi cao hơn các nước ASEAN. Ở nhóm các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày dép, đồ gỗ, cơ khí cũng có ưu đãi, nhất là các mặt hàng cơ khí, cáp điện, máy tính và linh kiện đang hưởng thuế suất 0%.

Xác định rõ kim ngạch xuất khẩu thành phố chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhiều năm nay, thành phố kiên trì thực hiện công tác xúc tiến thương mại, du lịch, xuất khẩu nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường. Mới đây, đoàn đại biểu cấp cao TP Hồ Chí Minh do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy dẫn đầu cùng 30 DN thành phố đã trực tiếp sang Nhật Bản, đến bảy thành phố lớn mời gọi đầu tư vào TP Hồ Chí Minh với việc sẽ dành riêng khu công nghiệp rộng từ 100 đến 200 ha có kết cấu đồng bộ, với thuế suất ưu đãi để các doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm sản xuất. Một số tập đoàn và nhiều DN Nhật Bản đã cam kết sẽ hợp tác với các DN trên địa bàn ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thành phố cũng chủ động xúc tiến thương mại, quảng bá, đưa sản phẩm chào bán tại thị trường Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, châu Phi, Trung Ðông... Trong đó, hàng Việt Nam sản xuất tại TP Hồ Chí Minh như nước hoa, mỹ phẩm của Công ty CP mỹ phẩm Sài Gòn (SCC), bút bi Thiên Long, mì Miliket, lạp xưởng Tân Huệ Viên, bánh pía, phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ, hạt giống... của Công ty CP bảo vệ thực vật Sài Gòn, Công ty TNHH Năm Sao, các mặt hàng sữa của Công ty Vinamilk được người tiêu dùng Lào, Cam-pu-chia, Thái-lan ưa thích. Ðáng chú ý là trong dịp Hội chợ thương mại Việt Nam - Cam-pu-chia lần thứ ba tại tỉnh Bát-tam-bang thuộc vùng tây bắc Cam-pu-chia, hàng hóa sản xuất tại TP Hồ Chí Minh được người tiêu dùng Cam-pu-chia mua và đặt hàng khá nhiều. Ở Mi-an-ma, thị trường mới đầy tiềm năng cũng được TP Hồ Chí Minh hết sức quan tâm do 90% hàng công nghiệp và tiêu dùng ở đây đều phải nhập khẩu. Nhiều mặt hàng của thành phố xuất khẩu sang Mi-an-ma, chỉ trong hai ngày đã được tiêu thụ hết. Nhiều DN của thành phố mong muốn hợp tác, làm ăn tại Mi-an-ma, song thủ tục xin phép đầu tư khá rườm rà, mất nhiều thời gian với 35 loại giấy tờ đi kèm. Sắp tới, thành phố sẽ cử đoàn xúc tiến thương mại sang Mi-an-ma để cùng tháo gỡ khó khăn, giúp DN thành phố trụ vững và phát triển.

Vượt khó ngay trong tháng 1-2012, Công ty sữa Việt Nam vừa ký xong đơn hàng xuất khẩu trị giá 22,3 triệu USD, gấp năm lần cùng kỳ. Công ty CP điện tử Tân Bình đang tích cực sản xuất lô hàng máy tính, ti-vi, tủ lạnh sang Cu-ba với đơn hàng 500.000 USD trong quý I. Công ty CP may Sài Gòn 3 với nhiều biện pháp hỗ trợ đời sống công nhân trước và sau Tết Nguyên đán đang tích cực hoàn thành kế hoạch quý I.

Cùng với sự tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, thành phố, các DN đang nỗ lực vươn lên tìm cách bám giữ thị trường trong và ngoài nước. Nhiều DN tìm cách hạ chi phí, giảm lợi nhuận, thực hiện nhiều phương án dự phòng, trong đó coi thị trường trong nước có yếu tố quyết định sự tồn tại của DN, thị trường ngoài nước là nhân tố phát triển DN trong tương lai.

Theo Nhân dân điện tử
Xem thêm →

Chứng khoán Bản Việt lướt sóng 600.000 cổ phiếu VSC

0 nhận xét

Thời gian giao dịch dự kiến từ 23/2 đến 23/4/2012.

Công ty cổ phần Container Việt Nam (VSC) thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bản Việt. Từ ngày 23/2 đến 23/4/2012, I đăng ký mua 300.000 và bán 300.000 cổ phiếu VSC.

Hiện quỹ này đang nắm giữ hơn 1,4 triệu cổ phiếu VSC, tương đương 5,94% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Mục đích Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt đăng ký giao dịch là để tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Xem thêm →

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc

0 nhận xét
Sau khi đồng loạt mất điểm trong phiên 16/2, chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 17/2 đã đồng loạt đảo chiều đi lên ngay từ lúc mở cửa phiên, trong bối cảnh các nhà đầu tư tạm quên đi những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Eurozone sau khi Phố Wall có phiên tăng mạnh đêm trước.

Ảnh minh họa.
Đóng cửa phiên 17/2, tất cả các thị trường trong khu vực đều đồng loạt tăng điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa nhích nhẹ 0,32% lên 2.357,18 điểm.

Màu xanh cũng bao phủ trên hai thị trường lớn khác của khu vực là Nhật Bản và Hong Kong. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 mở cửa tăng vọt ngay hơn 2% (+2,02%) lên 9.424,74 đểm - mức cao nhất của chỉ số này trong vòng 6 tháng qua và chốt phiên ở mức 9.384,17 điểm, tăng 1,58%, tương đương cộng thêm 146,07 điểm.

Phiên này, các nhà đầu tư Nhật Bản được cổ vũ bởi các số liệu tích cực mới công bố ngày 16/2 từ nền kinh tế đầu tàu Mỹ cùng việc ngân hàng trung ương nước này bất ngờ nới lỏng tín dụng vào đầu tuần, nên đã mạnh tay mua vào cổ phiếu. Tương tự, tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng bật tăng từ đầu cho tới cuối phiên, với mức tăng 214,34 điểm (+1,01%) lên 21.491,62 điểm.

Các thị trường lớn khác như Australia, Hàn Quốc, Đài Loan và Phần Lan cũng đều tăng điểm, với các mức tăng lần lượt là 0,33%; 1,30%; 1,91% và 0,1%.

Chứng khoán châu Âu mở cửa phiên cùng ngày cũng đồng loạt khởi sắc, khi cả ba chỉ số chính của khu vực đều bật xanh trở lại, với FTSE 100 của London đang tạm dẫn 0,46%; CAC-40 của Paris thêm 0,96% và DAX 30 của Đức tiến thêm 0,87%.

Trong một thông báo gửi tới khách hàng, Barclays Capital nhận định rằng Mỹ đang tiếp tục là một trong những điểm sáng nhất của kinh tế toàn cầu, trong khi tình hình của Hy Lạp đã bớt u ám. Những tiến triển mới nhất này đã khích lệ tinh thần của các nhà đầu tư, khiến tâm lý ưa thích đầu tư mạo hiểm quay trở lại.

Ngoài ra, thị trường còn được hậu thuẫn bởi thông tin cho biết Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có kế hoạch hoán đổi các trái phiếu nợ của Hy Lạp mà họ nắm giữ lấy những trái phiếu mới khi các cuộc đàm phán về vấn đề tái cấu trúc nợ của Hy Lạp được hoàn tất. Kế hoạch này khiến Athens tiến gần hơn tới khả năng được nhận gói cứu trợ lần hai của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đồng nghĩa với việc khả năng vỡ nợ được tạm thời lùi xa.

Đêm trước (16/2) tại Phố Wall, chứng khoán Mỹ cũng đảo chiều bật lên mạnh mẽ khi thị trường đón nhận những số liệu kinh tế tích cực. Lượng người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước tiếp tục giảm đi và rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2008, trong khi lĩnh vực xây dựng nhà trong tháng Một vừa qua cũng bắt đầu cho thấy xu hướng hồi phục.

Đóng cửa phiên ngày 16/2, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng mạnh, trong đó Dow Jones Industrial Average ghi thêm 122,76 điểm (+ 0,96%) lên 12.903,71 điểm - mức cao nhất kể từ tháng 5/2008 đến nay; trong khi S&P 500 tiến thêm 14,82 điểm (+1,10%) lên 1.358,05 điểm và Nasdaq tăng thêm 44,02 điểm (+1,51%) lên 2.959,85 điểm.

Tuy nhiên, ngược lại với sự phục hồi mạnh của Phố Wall, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày hầu như lại chìm trong sắc đỏ do các nhà đầu tư không còn hứng thú với việc đầu tư vào các tài sản rủi ro như cổ phiếu khi họ ngày càng lo ngại hơn về tình hình Hy Lạp. Những số liệu tích cực của kinh tế Mỹ phần nào cải thiện được tâm lý của giới đầu tư và góp phần vực dậy các thị trường vào cuối phiên.

Đóng cửa phiên 16/2, FTSE 100 của London giảm 0,12% xuống 5.885,38 điểm; DAX 30 của Đức lùi nhẹ 0,09 xuống 6.751,96 điểm, song CAC-40 của Paris lại tăng nhẹ 0,09% lên 3.393,25 điểm. Các thị trường lớn khác trong khu vực cũng giảm điểm, với Milan để mất 0,87% và Madrid lùi 2,1%./.
Xem thêm →

Cơ cấu nhân sự mới của ngân hàng Bản Việt

0 nhận xét
Ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt có 3 thành viên liên quan đến công ty quản lý quỹ Bản Việt. Bà Nguyễn Thanh Phượng giữ chức chủ tịch HĐQT.
3 lãnh đạo của quỹ và chứng khoán Bản Việt giữ vị trí chủ chốt tại ngân hàng

Sau khi ngân hàng TMCP Gia Định đổi tên thành ngân hàng Bản Việt, đội ngũ lãnh đạo của ngân hàng có sự thay đổi lớn. Số người trong ban lãnh đạo tăng từ 15 người lên 18 người. Bà Nguyễn Thanh Phượng thay ông Đỗ Duy Hưng làm Chủ tịch HĐQT, ông Lê Trung Việt cũng không còn giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng.

Cụ thể, Hội đồng quản trị được tăng từ 6 thành viên lên 8 thành viên, với 6 thành viên cũ của ngân hàng Gia Định trước đây và 2 thành viên mới là bà Nguyễn Thanh Phượng và ông Tô Hải, lãnh đạo quỹ Bản Việt và công ty chứng khoán Bản Việt.

>> Xem thêm để biết Bà Nguyễn Thanh Phượng là ai?

1. Bà Nguyễn Thanh Phượng - Chủ tịch HĐQT

Bà Nguyễn Thanh Phượng

Bà Phượng sinh năm 1980, hiện cũng là Chủ tịch HĐQT của 3 công ty bao gồm: công ty quản lý quỹ Bản Việt, công ty chứng khoán Bản Việt và công ty bất động sản Bản Việt.

Bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên nghành Quản trị tài chính của trường Đại học Quốc Gia Geneva, Thụy Sĩ.

Trước đó, trong đại hội cổ đông bất thường của GiaDinhBank ngày 3/11/2011, có thông tin cho rằng bà Phượng chỉ giữ chức thành viên hội đồng quản trị ngân hàng này.

2. Ông Nguyễn Văn Cựu - Phó Chủ tịch HĐQT

Ông Cựu sinh năm 1972, ông nguyên là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT GiaDinhBank.

Ông Cựu là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường đại học IMPAC - Mỹ, ông có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài chính - Tín dụng, cử nhân Luật.

3. Ông Đỗ Duy Hưng - Thành viên HĐQT


Ông Hưng sinh năm 1974, nguyên là Chủ tịch HĐQT GiaDinhBank. Ông tốt nghiệp trường Đại học Tài chính kế toán TPHCM, chuyên ngành tài chính doanh nghiệp và có bằng thạc sĩ Tài chính do đại học công nghệ Sydney cấp.

Trước đó, có thông tin cho rằng ông Hưng vẫn tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT sau khi ngân hàng Gia Định đổi tên thành ngân hàng Bản Việt.

4. Ông Lê Trung Việt - Thành viên HĐQT


Ông Việt sinh năm 1966, nguyên là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng Gia Định.

Ông tốt nghiệp trường Đại học ngân hàng TPHCM, chuyên ngành tiền tệ tín dụng.


5. Bà Trần Tuấn Anh - Thành viên HĐQT


Bà Tuấn Anh sinh năm 1976, nguyên là thành viên HĐQT ngân hàng Gia Định.

Bà tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng và có bằng Thạc sĩ Luật kinh tế.


6. Ông Tô Hải - Thành viên HĐQT


Ông Tô Hải là thành viên được bầu mới vào HĐQT ngân hàng Bản Việt. Ông Hải sinh năm 1973, hiện cũng giữ chức thành viên HĐQT, Tổng giám đốc công ty Chứng khoán Bản Việt.

Trước đó, ông là Giám đốc chi nhánh của công ty chứng khoán Bảo Việt (2003 - 2007); Trưởng phòng tư vấn - Công ty chứng khoán Đông Á (2002 - 2003); Chuyên viên phân tích - Công ty chứng khoán Bảo Việt (2001 - 2002); Cán bộ dự án - Công ty viễn thông liên tỉnh, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (1997 - 2000).

Ông có bằng Cử nhân Quản trị công nghiệp của Đại học Bách Khoa TPHCM và bằng Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của đại học Sydney, Úc.

7. Ông Đỗ Hà Nam - Thành viên HĐQT độc lập


Ông Nam sinh năm 1956, nguyên là thành viên HĐQT độc lập ngân hàng Gia Định và hiện là Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Intimex, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam

Ông Nam có bằng cử nhân Bách Khoa và cử nhân Kinh tế, trường đại học Ngoại thương.

8. Ông Nguyễn Ngọc Bích - Thành viên HĐQT độc lập

Ông Bích sinh năm 1945, nguyên là thành viên HĐQT độc lập ngân hàng Gia Định.

Ông Bích tốt nghiệp cử nhân Trường Luật Sài Gòn năm 1972 và thạc sĩ luật Trường Đại học Luật Harvard. Ông làm nghề luật từ 1974 cho đến nay, chuyên về công ty, luật kinh doanh và thương mại.


Ban Kiểm soát vẫn giữ nguyên số lượng 3 thành viên những đã có thay đổi về nhân sự từng vị trí, trong đó có bầu thêm 1 thành viên của công ty quản lý quỹ Bản Việt.

1. Bà Trịnh Thị Kim Dung - Trưởng ban kiểm soát

Bà Dung được bầu giữ chức vụ này thay ông Lý Công Nha.

2. Bà Trần Thị Bông


Bà Bông sinh năm 1981, nguyên là thành viên ban kiểm soát ngân hàng Gia Định.

Bà có bằng cử nhân ngoại ngữ và cử nhân Luật kinh tế.

3. Ông Phạm Anh Tú - Thành viên ban Kiểm soát


Ông Tú là thành viên ban kiểm soát được bầu mới, thay cho bà Nguyễn Bích Thủy.

Ông hiện là Giám đốc tài chính quỹ Bản Việt, trưởng đại diện văn phòng Hà Nội của quỹ Bản Việt, Trưởng Ban kiểm soát công ty chứng khoán Bản Việt.

Trước đó, ông Tú từng là Giám đốc phát triển kinh doanh của Ngân hàng Citibank - Chi nhánh TPHCM, đảm trách các hoạt động phát triển kinh doanh và chiến lược phát triển Công ty.

Ông cũng có hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, quản trị thuế và kiểm soát hoạt động doanh nghiệp tại HSBC, công ty IKEA Việt Nam, công ty Novartis Việt Nam.

Ông Tú tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp tại Đại học Tài chính Kế toán TPHCM năm 1996.

Ban điều hành được tăng số lượng thành viên từ 6 người lên 7 người. Ông Lê Trung Việt không còn giữ chức Tổng giám đốc mà thay bằng ông Đỗ Duy Hưng, thành viên HĐQT ngân hàng Bản Việt và nguyên là chủ tịch HĐQT ngân hàng Gia Định trước đây.

Ông Nguyễn Duy Phú không còn là Phó Tổng giám đốc ngân hàng mà có thêm 2 thành viên mới là bà Trần Tuấn Anh - thành viên HĐQT ngân hàng và ông Nguyễn Hoài Nam, thành viên hoàn toàn mới.

1. Ông Đỗ Duy Hưng - Tổng giám đốc


Ông Duy Hưng được bổ nhiệm chức vụ này thay ông Lê Trung Việt. Trước đó, ông Hưng giữ chức Chủ tịch HĐQT ngân hàng Gia Định.

Sau khi ngân hàng này đổi tên thành Bản Việt, ông Hưng giữ chức thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc.


2. Bà Phạm Thị Mỹ Chi - Phó Tổng giám đốc


Bà Chi sinh năm 1964, nguyên là Phó Tổng giám đốc thường trực ngân hàng Gia Định.

Bà Chi có bằng cử nhân Tài chính ngân hàng.

3. Ông Trần Văn Thái Bình - Phó Tổng giám đốc


Ông Bình sinh năm 1975, nguyên là Phó Tổng giám đốc thường trực ngân hàng Gia Định.

Ông Bình có bằng cử nhân Tài chính ngân hàng.

4. Bà Trần Tuấn Anh - Phó Tổng giám đốc


Bà Trần Tuấn Anh là thành viên được bầu mới vào ban điều hành ngân hàng.

Hiện bà cũng giữ chức vụ thành viên HĐQT ngân hàng Bản Việt.

5. Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Tổng giám đốc


Bà Hà sinh năm 1968, nguyên là Phó Tổng giám đốc ngân hàng Gia Định.

Bà có bằng cử nhân Tài chính ngân hàng.

6. Bà Đỗ Sông Hồng - Phó Tổng giám đốc


Bà Hồng sinh năm 1975, nguyên là Phó Tổng giám đốc ngân hàng Gia Định.

Bà có bằng thạc sĩ Tài chính ngân hàng.

7. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng giám đốc

Ông Nam là thành viên hoàn toàn mới trong ban lãnh đạo của ngân hàng Bản Việt.

Ngân hàng Bản Việt hiện (VietCapital Bank) có trụ sở chính tại 112 - 118 Hai Bà Trưng, phường Đakao, quận 1, TPHCM (trụ sở cũ ngân hàng Gia Định), 3 chi nhánh tại TPHCM, và các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Đăk Lăk.

Từ 20 - 27/2, ngân hàng sẽ khai trương thêm 3 chính nhánh mới tại Tiền Giang, An Giang và Đồng Nai.


Trong tháng 10, theo nguồn tin của Thời báo kinh tế Sài Gòn, một nhóm cổ cổ đông đã mua lại 30% vốn của GiaDinhBank từ cổ đông lớn nhất VietcomBank.
Đến ngày 3/11, Đại hội cổ đông bất thường của GiaDinhBank đã thông qua đổi tên thành ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) và tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Gia Định
(đã đổi tên thành ngân hàng Bản Việt từ 3/11/2011)

Theo Gafin
Xem thêm →

Bà Nguyễn Thanh Phượng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank

0 nhận xét
Sau khi đổi tên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) chính thức công bố cơ cấu tổ chức nhân sự lãnh đạo mới.
Theo thông tin vừa công bố, bà Nguyễn Thanh PhượngChủ tịch Hội đồng Quản trị Viet Capital Bank, thay người tiền nhiệm là ông Đỗ Duy Hưng (hiện đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc).


Ngày 9/1/2012, Ngân hàng Gia Định (GiaDinhBank) chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank).

Bà Phượng hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt, Công ty Chứng khoán Bản Việt và Công ty bất động sản Bản Việt.
Bà Phượng sinh năm 1980, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Geneva. Bà từng là Phó giám đốc tài chính của Holcim Vietnam, tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Thụy Sỹ; từng là Giám đốc đầu tư của Quỹ đầu tư Thụy Sỹ VietnamHolding, niêm yết tại thị trường chứng khoán Luân Đôn, AIM.
Trong cơ cấu mới, Hội đồng Quản trị của Viet Capital Bank có 8 thành viên; Ban kiểm soát có 3 thành viên; Ban điều hành có 7 thành viên.
Bà Nguyễn Thanh Phượng.

Trước đó, ngày 9/1/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Gia Định (GiaDinhBank) chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với tên gọi mới là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank). Hoạt động sáp nhập này là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của thị trường tài chính Việt Nam năm vừa qua.
Trong năm 2011, kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng (đảm bảo yêu cầu vốn pháp định) của ngân hàng này cũng là một sự kiện thu hút sự chú ý của thị trường. 
Xem thêm →

CNTT thu hút nhà đầu tư nước ngoài

0 nhận xét
Nhiều công ty nước ngoài, nhà đầu tư và các quỹ đầu tư quan tâm việc đầu tư vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), phát triển phầm mềm của Việt Nam bởi thị trường còn lớn.

Ông David Đỗ (phải), Giám đốc điều hành Quỹ VIG (Vietnam Investments Group) và ông Ngô Đức Chí, CEO, Global Cybersoft Inc, đang trao đổi tại Super Investors Day.

Đây là nhân định của một số diễn giả là doanh nhân, công ty tư vấn đầu tư, nhà quản lý đầu tư ở Ngày hội các nhà đầu tư 2012 (Super Investors Day) diễn ra tại TPHCM ngày 16-2.

Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, hiện có nhiều công ty công nghệ thông tin và phát triển phần mềm nước ngoài có ý định mở rộng quy mô hoặc tìm kiếm đối tác đầu tư là các doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam.

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, ông Dũng cho biết một số nhà đầu tư đã đi theo con đường mua bán sáp nhập (M&A). Phần lớn các công ty công nghệ thông tin nước ngoài muốn vào Việt Nam hiện nay đã chọn giải pháp mua lại những công ty trong nước đang hoạt động. Do đó, ông Dũng cho rằng cơ hội M&A cho lĩnh vực công nghệ thông tin ở Việt Nam là có thật, và phần lớn nhà đầu tư chỉ quan tâm đến những công ty nhỏ.

Ông Dũng cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua các công ty ở Việt Nam chỉ chú ý đến thị trường trong nước và nguồn nhân lực có sẵn để triển khai nhanh. Họ sẵng sàng đổi thương hiệu công ty đã mua và đưa công nghệ vào để triển khai hoạt động nhanh hơn thay vì tự đầu tư.

Với hướng đi này, theo ông Dũng ghi nhận, quá trình thương thảo đi đến quyết định mua bán và sáp nhập của các nhà đầu tư trong lĩnh vực này hiện nay nhanh hơn trước rất nhiều. Ông cho biết, trước đây các nhà đầu tư Nhật luôn rất thận trọng, khảo sát đến 2-3 năm mới tiến hành đầu tư. Hiện nay thì khác, chỉ trong khoảng sáu tháng là có thể làm xong. Hiện có vài công ty Nhật đang có ý định này, ông Dũng nói.

Dưới góc nhìn của nhà tư vấn đầu tư, ông Nguyễn Tất Thắng, Kinh tế trưởng Công ty HSC, cũng cho rằng lĩnh vực công nghệ thông tin đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là đối với các công ty Nhật. Theo ông Thắng, công nghệ thông tin Việt Nam phát triển chưa mạnh, trong đó đáng chú ý là việc phát triển cơ sở dữ liệu, hệ thống quản lý của một số ngành như ngân hàng, phân phối, y tế… Do đó một số nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, qua kênh mua bán sáp nhập, để khai thác thị trường này.

Còn ông David Đỗ (Dũng), Giám đốc điều hành Quỹ VIG (Vietnam Investments Group), cũng nhìn nhận cơ hội đầu tư lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam khá lớn. Theo ông, các nước phát triển như châu Âu hoặc Mỹ, tỷ lệ ngành này chiếm khoảng 7% GDP, trong khi ở Việt Nam hiện nay thì chưa đạt đến 2%.

Ông cho biết dịch vụ e-commerce (thương mại điện tử) cũng được xem là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư, vì hiện nay internet ở Việt Nam đang tăng trưởng nhanh. Lượng người dân sử dụng internet ngày càng nhiều là cơ hội để phát triển dịch vụ này.

Tuy nhiên vấn đề M&A lĩnh vực công nghệ thông tin, theo một số nhà đầu tư, thì còn khó tính toán về giá trị bởi tài sản của doanh nghiệp trong lĩnh vực này phần lớn là nguồn nhân lực.
Xem thêm →

SRF: Quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt đã mua 18.820 CP

0 nhận xét

SRF: Quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt đã mua 18.820 CP

Quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Lạnh (SRF) đã mua 18.820 CP và bán bất thành 231.300 CP.

Tên của tổ chức: Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt

Mã chứng khoán: SRF

Chức vụ hiện nay tại tổ chức niêm yết: Thành viên HĐQT

Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ trước khi giao dịch: 1.609.560 CP, tỷ lệ 22,01%

Người có liên quan đồng sở hữu: (trong hợp đồng sở hữu với người có liên quan)

+ Cung Trần Việt:

+ Phạm Anh Tú:

Chức vụ hiện nay tại tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch (nếu có): Thành viên HĐQT

Mối quan hệ với cá nhân/tổ chức đầu tư:

+ Cung Trần Việt: giám đốc nghiên cứu

+ Phạm Anh Tú: giám đốc tài chính

Số lượng đăng ký mua: 211.300 CP; Bán: 211.300 CP

Số lượng CP đã mua: 18.280 CP; Bán: 0 CP

Số lượng, tỷ lệ cổ phiếu Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch1.627.840 CP, tỷ lệ 22,26%

Lý do thay đổi sở hữu: thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư

Phương thức giao dịch: Khớp lệnh

Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch: từ ngày 8/12/2011 đến ngày 8/2/2012

Lý do không thực hiện hết giao dịch: Diễn biến giá không phù hợp

Theo stox.vn
Xem thêm →

Khi người Nhật đến và mua

0 nhận xét
Trước trào lưu các nhà đầu tư Nhật Bản đến và tìm mua lại các công ty Việt Nam, có ý kiến ví von nền kinh tế ảm đạm trong nước đang được chấm phá sắc hồng của màu hoa anh đào.
Lễ công bố hợp đồng mua cổ phiếu KDC giữa Công ty EZaki Glico và Công ty Kinh Đô vừa diễn ra hồi tháng 1-2012.


Đã đến, đã thấy, đã mua

Đầu năm 2012 này, Công ty Ezaki Glico - hãng sản xuất bánh kẹo và thực phẩm của Nhật đã mua 14 triệu cổ phiếu của Công ty Kinh Đô (tương đương 10% vốn cổ phần) nhằm chuẩn bị đưa các sản phẩm Glico thâm nhập thị trường Việt Nam. Cũng trong tháng 1 năm nay, thương vụ Ngân hàng Mizuho mua 15% cổ phần của Vietcombank dự kiến sẽ hoàn tất việc giải ngân số tiền hơn 567 triệu đô la Mỹ.

Các thương vụ mua cổ phần của các nhà đầu tư xứ hoa anh đào len lỏi vào nhiều lĩnh vực, từ tài chính, bất động sản, đến truyền thông, hàng tiêu dùng... Một loạt các công ty trong nước đã và đang “pha màu hồng” qua những con số, nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, như 25% cổ phần của Nutifood, 48% của Giấy Sài Gòn, 57% của Công ty cổ phần Thực phẩm quốc tế, 95% của Diana...

Giới thạo tin dự đoán danh sách sẽ còn tiếp tục dài thêm trong năm 2012, với những công ty sản xuất hàng tiêu dùng đang chật vật, những doanh nghiệp bất động sản đang ôm nợ, những công ty chứng khoán đang khốn khó, và không loại trừ cả những ngành hàng đang ăn nên làm ra như bán lẻ, logistics, chăm sóc sức khỏe... Nghĩa là các nhà đầu tư Nhật không chỉ nhìn vào những công ty khó khăn. Họ muốn thâm nhập cả những ngành hàng có tiềm năng khai thác ở thị trường gần 90 triệu dân này. Tình cảnh này có thể ví như câu nói của danh tướng Julius Caesar: “Tôi đã đến, tôi đã thấy, tôi đã chiến thắng”. Và dường như người Nhật đã đến và đang tràn đầy hy vọng chiến thắng!

Điều đáng chú ý là ở chỗ, khác với cách các quỹ đầu tư tài chính tìm mua cổ phần doanh nghiệp trước đây, các thương vụ diễn ra gần đây ít nhiều liên quan đến các công ty cùng ngành nghề, và giới đầu tư Nhật Bản có hiểu biết về xu hướng phát triển ngành, cũng như giàu năng lực chuyên môn. Vì thế, cách đặt vấn đề tìm hiểu để mua cổ phần doanh nghiệp của họ cho thấy họ không đơn thuần dừng lại ở việc muốn nắm cổ phần, mà còn quan tâm tới “độ sâu” trong hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam, như vấn đề quản trị chuyên môn, kỹ thuật, quản lý rủi ro các hoạt động đầu tư của công ty.

Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư Nhật đổ xô vào thị trường, mua lại các công ty Việt Nam do đây là thời điểm đầu tư thuận lợi: các doanh nghiệp trong nước đang gặp khó khăn; lãi suất ở Việt Nam cao hơn ở Nhật Bản đến hàng chục lần; giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đang ở mức quá rẻ...

Theo ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH KPMG, các quyết định đầu tư của nhà đầu tư Nhật thường dựa vào các thông số về thị trường đông dân, tốc độ phát triển kinh tế ổn định và thu nhập đầu người ngày càng cao. Họ thường nghiên cứu rất kỹ trước khi đầu tư, và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực thực sự có tiềm năng lâu dài, hướng tới tương lai, chứ không phải chỉ để giải quyết khó khăn hiện tại.

Khó khăn hiện tại của các doanh nghiệp Nhật Bản là thị trường chính quốc đã bão hòa, cùng với đồng yen đang lên giá. Các nhà đầu tư người Nhật đang chuyển sang tìm kiếm thị trường mới. Chính vì thế, Tama Home - tập đoàn chuyên về xây dựng nhà ở có doanh thu 1,8 tỉ đô la Mỹ/năm, đã tìm đến Việt Nam, thông qua Công ty Chứng khoán Kim Eng để thực hiện thương vụ mua 20% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà đất Cotec hồi cuối năm 2011. Thương vụ này là ví dụ tiêu biểu của cách thức đầu tư của giới đầu tư Nhật tại Việt Nam: thay vì tự đầu tư xây dựng nhà máy, tự thiết lập thị trường, họ chọn cách bắt tay với các đối tác trong nước để vừa giảm chi phí và thời gian, vừa thâm nhập thị trường hiệu quả.

Có cần phòng thủ?

Thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến ưa thích của người Nhật. Chính vì thế, một số thương vụ được trả với mức giá rất cao. “Khi nhà đầu tư chiến lược muốn mua số lượng lớn cổ phiếu của doanh nghiệp để được tham gia quản trị doanh nghiệp đó thì họ sẵn sàng trả giá cao nhất”, ông Lê Minh Tâm, Tổng giám đốc Kim Eng Việt Nam, cho biết.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại tỏ ra thận trọng trong các thương vụ mua bán. Họ đang chịu áp lực phải chọn lựa giữa cố thủ để tồn tại hay tìm vốn từ bên ngoài để phát triển. Cố thủ đồng nghĩa với tiếp tục chìm trong khó khăn. Còn đi tìm đối tác chiến lược, thì khi nhìn vào những vụ thâu tóm trên thị trường, họ cũng không khỏi lo sợ. Áp lực còn đè nặng hơn khi họ không đủ thông tin để đánh giá đối tác nước ngoài cả về kinh nghiệm lẫn mục đích đầu tư. Nhưng dù còn đó nỗi lo bị thâu tóm, bị thao túng, bị chệch hướng phát triển..., còn đó những hoang mang chưa có câu trả lời, thì việc chọn các đối tác Nhật Bản, trước mắt vẫn được xem là một giải pháp hợp lý.

Doanh nghiệp Việt Nam đang là đích nhắm của một số nhà đầu tư Nhật, và xu hướng này trong thời gian tới là không thể cưỡng lại được. Việc đi tìm đối tác chiến lược này, lắm lúc lại phát triển đến mức bán lại doanh nghiệp. Theo ông Tâm, có khi mục đích ban đầu của các nhà đầu tư nước ngoài chỉ là đầu tư chiến lược nhằm có điều kiện hiểu biết và thâm nhập thị trường. Nhưng khi điều kiện cho phép, họ lại có thể tiến thêm một bước bằng cách mua thêm cổ phần để trở thành cổ đông đa số. Chính vì thế, khi đi tìm đối tác chiến lược, các doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá cụ thể tỷ lệ và mức độ tham gia của nhà đầu tư mới cùng các vấn đề quản trị trong doanh nghiệp. Thời điểm này là lúc các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về đối tác chiến lược. Và một khi có sự chuẩn bị tốt thì đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực kinh doanh quốc tế.

Theo TBKTSG
Xem thêm →

Danh mục

 
Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Tap Viet Bao Tap Viet Bao
9.9105000000 Designed by